Ăn dặm kiểu Nhật là thế nào? Đã không còn quá xa lạ với các mẹ. Nhưng cho bé ăn dặm như thế nào là khoa học? Độ tuổi nào cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật là phù hợp thì đó còn là câu hỏi lớn.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ nên cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật vào giai đoạn trẻ 5-6 tháng tuổi. Ở giai đoạn này các mẹ cần lên một thực đơn ăn dặm kiểu Nhật khoa học nhất cho bé, và nên nhớ các món ăn dặm của bé các mẹ chưa cần nêm gia vị.
1. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé
Dưới đây là gợi ý thực đơn và lịch cho bé ăn dặm các mẹ tham khảo nhé:
1.1. Thực đơn ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi
1.2. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 6 tháng tuổi
1.3. Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7-8 tháng tuổi
1.4. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 9-11 tháng tuổi
2. Ăn dặm kiểu Nhật là thế nào? Gợi ý một số món ăn dặm kiểu Nhật cho bé
- Số lượng bữa dặm: 1 bữa/ ngày
- Lượng sữa: tùy theo nhu cầu
- Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo : 10 nước
- Đạm: 5-10 gr (cá thịt trắng: ít béo như tara, đậu phụ 25 gr, trứng: dưới 2/3 lòng đỏ, trứng ở Nhật to hơn ở VN)
- Cháo: 5 gr – 30 gr (gạo, mì, bánh mỳ)
- Rau: 5-20 gr (cà rốt, bí đỏ, chân vịt, cà chua, kabu (giống su hào), bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo, quít)
2.1.1. Cà rốt nghiền:
Nguyên liệu:
- Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê
- Cháo trắng: 2 thìa cà phê
Cách làm:
- Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên.
- Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc.
Chú ý: Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất. [2p]
2.1.2. Cháo bắp/ cháo ngô ngọt
Ăn dặm kiểu Nhật là thế nào? Tại sao phải ăn dặm kiểu Nhật?
Nguyên liệu:
- Cháo trắng: 2 thìa cà phê
- Ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê
Cách làm: Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã.
Chú ý: Có thể ninh hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô. [5p]
2.1.3. Súp bánh mỳ sữa
Nguyên liệu:
- Sữa: 1/2 cup (60ml)
- Bánh mỳ gối: 1/4 lát
Cách làm:
Nếu là sữa bột thì cần pha theo đúng tỷ lệ để có được lượng trên.Bánh mỳ bỏ phần riềm cứng, xé nhỏ và cho vào sữa. Đun ở lửa nhỏ cho tới khi thấy súp sôi thì tắt bếp
Chú ý: Chỉ đun cho tới khi hỗn hợp sôi, sau đó đậy vung kín để bánh mỳ mềm bằng hơi là được. [5p]
2.1.4. Cháo đậu cô ve
Nguyên liệu:
- Cháo trắng: 2 thìa cà phê
- Đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê
Cách làm:
- Đậu rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ.
- Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.
2.1.5. Cháo rau chân vịt
Nguyên liệu:
- Cháo trắng: 2 thìa cà phê;
- Rau chân vịt nghiền: 2 thìa cà phê
Cách làm:
- Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá.
- Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ.
- Sau đó trộn với cháo trắng.
Chú ý: Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. [2p]
2.1.6. Súp khoai tây sữa
Nguyên liệu:
- 1/8 củ khoai tây
- 1/2 cup sữa (60ml)
Cách làm:
- Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín.
- Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ.
- Cuối cùng là nghiền thành súp.
Chú ý: Đây là món ăn dễ tiêu và thơm ngon cho tất cả các thành viên trong gia đình.[10p]
2.1.7. Mỳ (Udon) nấu nước rau củ
Nguyên liệu:
- 20g mỳ
- 1/2 cup nước súp rau củ (60ml)
- Bột gạo (để tạo độ sánh) vừa đủ.
Cách làm:
- Cho mỳ vào nước súp rau củ, sau đó đun ở lửa nhỏ cho mỳ chín mềm trong 5p
- Cho bột gạo vào, đun thêm trong 5p nữa là ok.
Chú ý: Có thể mua mỳ làm sẵn thay vì tự làm. [10p]
2.1.8. Súp sữa bí đỏ
Nguyên liệu:
- 20g bí đỏ
- 1/2 cup sữa (60ml)
Cách làm:
- Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, đun chín tới trong 5p
- Sữa bột pha theo đúng tỷ lệ tới lượng yêu cầu
- Cho bí đỏ đã chín tới vào đun ở lửa nhỏ tới khi mềm nhừ
- Nghiền nhỏ hỗn hợp trên.
Chú ý: Bí đỏ màu sậm sẽ nhiều vitamin A hơn bí đỏ màu tươi. [10p]
2.1.9. Thạch táo tươi
Nguyên liệu:
- 1/4 quả táo
- 1/4 thìa cà phê gelatine (bột làm đông) hoặc ½ thìa cà phê bột thạch
- 1 thìa súp nước lạnh.
Cách làm:
- Táo gọt vỏ, bỏ lõi, cắt nhỏ rồi hấp chín mềm.
- Nghiền nhỏ táo, cho bột gelatine và nước vào hòa tan
- Cho vào lò vi sóng trong 30s để làm nóng.
- Cuối cùng để lạnh cho hỗn hợp đông thành thạch là dùng đc.
Chú ý: Có thể thay táo bằng lê nghiền cũng rất ngon. [5p]
2.1.10. Nước đào với chanh
Nguyên liệu:
- 1/4 quả đào
- Nước chanh vừa đủ.
Cách làm:
- Đào gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng mỏng rồi hấp chín (có thể bọc trong giấy wrap rồi cho vào LVS trong 2p).
- Sau đó lấy ra nghiền nhuyễn, trộn với nước chanh là ok.
Chú ý: Nước chanh cho vào để giúp món nước đào ko bị thâm, vì thế ko nên lạm dụng. Có thể bỏ nước chanh nếu ko cần thiết. [3p]
2.1.11. Thạch cà chua
Nguyên liệu:
- 1 quả cà chua nhỏ
- 1 thìa cà phê gelatin
- 1/2 thìa súp nước lạnh
Cách làm:
- Cà chua gọt vỏ, bỏ hạt, hấp chín và nghiền nhuyễn
- Gelatine trộn với nước, cho vào LVS trong 1p.
- Trộn 1 và 2 với nhau, sau đó cho vào tủ lạnh trong 20p cho đông.
Chú ý: Nếu cà chua ko chín để có vị ngọt tự nhiên, thì có thể cho thêm ¼ thìa đường. [30p]
2.1.12. Sữa chua dưa lưới
Nguyên liệu:
- 1/2 thìa dưa lưới (hoặc 1 miếng cỡ 10g)
- 2 thìa cà phê sữa chua trắng.
Cách làm: Dưa lưới hấp chín, sau đó nghiền nhỏ rồi trộn với sữa chua.
Chú ý: Có thể dùng sữa bột của bé/ sữa mẹ để làm sữa chua. [3p]