Theo khuyến cáo của WHO, thời điểm thích hợp để bé bắt đầu ăn dặm là khi bé đủ 6 tháng. Nhưng có bé sẽ có những dấu hiệu ăn dặm sớm hơn hoặc trễ hơn. Các mẹ có thể quan sát bé qua các dấu hiệu sau:
Tuyệt đối không cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột và dị ứng cho bé.
Mẹ nên cẩn trọng đối với các thực phẩm dễ gây dị ứng như: sữa tươi và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai,…), thực phẩm chứa gluten, các loại hạt, cá và thủy hải sản có vỏ, trứng, đậu nành, và các loại bánh mì,…
Khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé, ngoài việc tránh các thực phẩm dị ứng, mẹ cần lưu ý cân bằng đủ 3 nhóm thực phẩm: Tinh Bột – Vitamin – Chất Đạm (Tiêu chuẩn Vàng – Xanh – Đỏ):
– Tinh bột (Thực phẩm chính): có trong cơm, bánh mì, các loại mì, các loại khoai, v.v… là nguồn năng lượng chính để bé có thể vận động khỏe mạnh.
– Vitamin và khoáng chất (Rau, canh, súp): Vitamin có trong rau củ quả giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng. Khoáng chất có trong các loại rau xanh hay tảo biển, có chức năng giúp xương chắc khỏe.
– Chất Đạm: có trong thịt, cá, trứng, thực phẩm từ đậu tương, sữa, v.v…
Các bé ăn dặm kiểu Nhật 5-6 tháng mới tập ăn dặm sẽ được cho ăn 1 thìa/1 bữa/ngày với thực đơn đầu tiên là cháo, tỉ lệ 1:10 (Lượng đong tương đương 1 thìa = 5ml).
Giai đoạn này bé chưa thể nghiền nát được thức ăn trong miệng nên mẹ nên chế biến thức ăn thật nhuyễn và dễ nuốt. Lúc này thức ăn chỉ nên đặc hơn so với sữa mẹ/SCT một chút để bé làm quen dần.
Sau khi làm quen với việc ăn dặm rồi có thể tăng dần lên 2 thìa/1 bữa/ngày tùy theo nhu cầu và sự hợp tác của bé.
Khi bé đã quen với cháo trắng tỉ lệ 1:10, dần dần mẹ sẽ thêm các loại thực phẩm như rau, củ, đậu phụ, cá trắng, v.v….
Thời gian này mẹ đừng nên quá lo lắng về việc bé ăn quá ít vì lúc này bé vẫn nhận được hầu hết các dinh dưỡng cần thiết từ sữa mẹ/SCT.
Cần tập trung cho bé làm quen với việc thử nhiều loại thực phẩm và để bé trải nghiệm được nhiều hương vị khác nhau bằng cách chế biến riêng biệt và không trộn lẫn.
Nếu bé không hứng thú mẹ không nên ép bé ăn. Thay ào đó chỉ cần tiếp tục mời lại món đó vào ngày hôm sau. Hoặc có thể tạm ngưng và thử lại sau 2 đến 3 ngày đến khi bé quan tâm.
Sau một tháng và dựa theo nhu cầu của bé, mẹ có thể tăng lên 2 bữa/ngày. Lúc này độ thô của thức ăn tương đương với cháo tỉ lệ 1:7.
Mẹ nên chọn thời gian ăn dặm cho bé vào buổi sáng để nếu bé có bị dị ứng với thức ăn nào đó thì sẽ dễ dàng xử lý hơn. Thời điểm tốt nhất là tầm 10 giờ sáng.
– Nguyên tắc thử dị ứng: Trước khi cho bé ăn bất kỳ loại thực phẩm nào mới, mẹ nhớ cho bé làm quen từ ít đến nhiều trong vòng 3 ngày để thử phản ứng dị ứng của bé rồi mới tiếp tục cho ăn với lượng bình thường.
Lượng thức ăn cho bé lần đầu tương đương với ½ thìa (2,5ml). Nên cho bé thử món mới sau ít nhất 2 ngày vì nếu cơ thể bé phản ứng, dị ứng thì mẹ sẽ biết được do thức ăn nào gây nên.
Vị giác của bé lúc này đang ở giai đoạn sơ khai, tất cả đều mới mẻ đối với bé. Nên việc ăn riêng từng loại thức ăn đã đủ cho bé cảm nhận được hương vị tự nhiên của thức ăn. Hơn nữa ăn nhạt sẽ tốt hơn cho thận của bé.
Mẹ cần cho bé ngồi vào ghế ăn dặm ngay khi cho bé tập ăn dặm. Vừa tạo thói quen ăn uống tập trung, vừa tạo nếp ăn, không ăn rong, không vừa chơi vừa ăn, và không TV, ipad khi ăn uống.
Khi bé có tư thế ngồi chuẩn (hơi nghiêng người về phía sau một chút). Mẹ để thìa chạm vào môi dưới của bé, lúc này bé sẽ có phản xạ đưa thức ăn vào miệng bằng môi trên.
Trong trường hợp bé không ngậm miệng lại mẹ sử dụng tay còn lại ấn nhẹ cằm dưới của bé để đưa hàm dưới lên để bé ngậm được miệng. Khi thức ăn vào miệng và bé đã ngậm phần thức ăn đó trong miệng, mẹ lập tức rút thìa ra.
Việc bé chưa nuốt được và đùn thức ăn ra ngoài là chuyện bình thường, lúc này mẹ vét thức ăn lại vào miệng bé lần nữa và cứ thế.
Mẹ lưu ý không nên đút thìa quá sâu, bé sẽ dễ bị ọe.
Đây là dấu hiệu nhận biết rằng thức ăn mẹ chuẩn bị cho bé có thể loãng quá hoặc thô quá. Thậm chí lúc này vị giác của bé đã phát triển một bậc và bé đã phân biệt được vị của thức ăn và biểu hiện “không thích” một món nào đó và chỉ thích một số món nhất định.
Lúc này mẹ cứ cho bé ăn món bé thích, có thể lặp lại từ bữa này sang bữa khác với nhiều cách chế biến khác nhau.
Điều quan trọng nhất trong giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật 5-6 tháng là mẹ phải vui vẻ khi cho bé ăn vào tất cả các bữa bé sẽ thấy hào hứng hơn, và quan tâm hơn đến bữa ăn.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)