Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu là an toàn?

bap
2048

Sinh mổ lần 2 có an toàn không luôn là câu hỏi của các mẹ bầu khi đã lần đầu sinh mổ. Bài viết sẽ giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc khi có ý muốn sinh mổ lần 2.

1.Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu là an toàn? 

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu là an toàn

Nguồn: Envato

Theo các bác sĩ chuyên môn, sau khi sinh con đầu lòng bằng phương pháp mổ thì vết thương phải cần một thời gian khá dài để phục hồi bình thường. 

Vì thế khoảng thời gian chuẩn nhất cho các mẹ sinh mổ lần hai nên là 2 năm tính từ lần sinh sản lầu tiên. Và đồng thời cũng giúp các mẹ mang thai được khỏe mạnh hơn. 

Một số lưu ý khi các mẹ chưa đạt mức thời gian 2 năm: 

  • Khả năng vết sẹo bị thương do lần đầu sinh mổ sẽ cao gấp 3 lần khi các mẹ đang trong mốc thời gian dưới 18 tháng kể từ ngày sinh đầu tiên. Và các mẹ có thể gặp các triệu chứng nguy hiểm như thai cài răng ngược, hoặc thậm chí bắt buộc phải cắt bỏ tử cung sau sinh.
  • Hơn nữa, các mẹ nên kiểm soát cân nặng trong thời gian này, vì khi tăng cân quá nhanh vết thương mổ có thể bị ảnh hưởng hay có tiềm ẩn vỡ tử cung với cân nặng tăng quá nhanh.
  • Khi mang thai, các mẹ phải thường xuyên thăm khám theo lịch của bác sĩ để tiện cho việc theo dõi vết mổ thuận lợi nhất.
  • Trong giai đoạn này, khi các mẹ gặp bất cứ vấn đề nào từ vết mổ phải gặp bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn giải pháp an toàn cho mẹ và bé.

Do đó, khi sinh mổ lần 2 các mẹ phải cẩn thận về sức khỏe để đảm bảo cho thai nhi được phát triển khỏe mạnh nhất.

2. Sinh mổ lần 2 có thật sự đau hơn lần đầu?

“Khi sinh mổ lần 2 có đau hơn lần đầu không?” là câu hỏi của các mẹ khi đang có kế hoạch mang thai lần nữa hoặc đang ở giai đoạn cuối thời kỳ sinh sản. 

Vấn đề này phụ thuộc vào nhiều khía cạnh và không có chứng minh cụ thể nào cho chúng. Khi các mẹ sinh mổ sẽ được bác sĩ gây tê tủy sống trong thời gian vài tiếng để sử dụng dao kéo cho mẹ sinh bé dễ dàng hơn. 

Sau giai đoạn gây tê, mỗi sản phụ cơ địa khác nhau sẽ cảm nhận vết thương khác nhau, và liều lượng thuốc giảm đau cũng khác nhau nếu có những biến chứng vết thương. 

Do đó, các mẹ nên bình tĩnh khi đang mang thai con thứ hai, và ngừng đọc nhiều nguồn tin không chính xác gây hoang mang cho các mẹ. Việc quan trọng là các mẹ phải giữ trạng thái thoải mái khi vào phòng mổ thì sẽ thuận lợi hơn cho việc sinh nở, cũng như sức khỏe của mẹ.

3. Các mẹ nên sinh mổ lần 2 vào tuần bao nhiêu? 

Giai đoạn sinh mổ lần 2 của các mẹ dựa vào chuẩn đoán từ bác sĩ phụ khoa dựa trên các tiêu chí sức khỏe của mẹ và bé. 

Thêm vào đó, các bác sĩ cũng sẽ dựa vào số tuần mang thai, thông tin sinh sản lần đầu để cho mẹ biết thời gian có thể sinh sản phù hợp nhất. 

Đối với mẹ bầu có sức khỏe tốt, sẽ thường được bác sĩ chỉ định sinh mổ từ tuần 39 gần sát thời kỳ chuyển dạ, vì như thế các mẹ có thể tránh được những cơn đau thắt gây ảnh hưởng vết sẹo mổ lần trước. 

Trong giai đoạn tuần 37 trở đi, thai nhi đã thành hình đầy đủ và có thể sống với nhiệt độ bên ngoài, nhưng các mẹ vẫn được khuyến khích sinh sản ở tuần thứ 39 để các cơ quan phát triển đầy đủ nhất. 

Ngoài ra vào tuần 39, sức khỏe của thai nhi được duy trì tốt nhất và thân nhiệt của bé khi sinh ra cũng thích nghi với môi trường tốt hơn.

4. Sinh mổ lần 2 nên nhập viện khi nào

Các mẹ phải nhập viện ngày khi gặp những vấn đề này: 

4.1. Âm đạo ra máu: 

Đây là một tình trạng nguy hiểm ở các mẹ bầu vì thế cần đến bác sĩ ngay lập tức. Hiện tượng này ở các mẹ trong 3 tháng đầu chiếm khoảng 15% – 25% với dấu hiệu thường thấy là dọa sảy thai, hoặc mang thai ngoài dạ con.

Khi các mẹ ra máu trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ rất nguy hiểm thường liên quan đến sinh non, do đó các mẹ phải kịp thơi nhập viện để bác sĩ hỗ trợ. 

4.2. Vỡ nước ối âm đạo: 

Khi thai phụ gặp biểu hiện nước chảy ồ ạt kèm theo là mùi hôi tanh và nhớt có thể là dấu hiệu vỡ ối sớm, điều này dẫn đến nguy cơ sinh non, sa dây rau, hay dấu hiệu của nhiểm trùng thai nhi và mẹ khi tình trạng kéo dài hơn 6 giờ. 

Do đó, các mẹ phải ngay lập đến bệnh viện khi có hiện tượng vỡ ối để được phát sĩ thăm khám, theo dõi kịp thời đưa ra chuẩn đoán sinh chính xác cho mẹ. 

4.3. Tử cung và bụng dưới đau thất thường: 

sinh mổ lần 2 có nguy hiểm

Nguồn: Envato

Biểu hiện nặng bụng dưới và đau lưng ở mẹ bầu khi thai khi phát triển là rất tự nhiên, hoặc thỉnh thoảng mẹ hay bắt gặp cơn co thắt tử cung trong giai đoạn cuối thai kỳ. 

Nhưng khi các mẹ gặp phải những dấu hiệu đau dữ dội và bất thường với tuổi thai kỳ 37 tuần, thì các mẹ phải ngay lập tức đến bệnh viện vì có thể là dấu hiệu sinh sớm.

4.4. Theo dõi cử động của thai nhi 

sinh mổ lần 2 nên nhập viện khi nào

Nguồn: Envato

Khi mang thai con thứ 2 các mẹ có thể nhận biết cử động của con từ tuần thứ 16, đây là những dấu hiệu cho biết thai nhi đang ổn định. 

Các mẹ nên đếm số cử động đấm, đá, xoay, cuộn của thai nhi mỗi giờ một ngày với số lượng 10 cử động và ghi lại những cử động ra giấy để tạo thành biểu đồ. Và để đếm chính xác, các mẹ cần lưu ý trong thời gian này chu kỳ ngủ của thai sẽ rơi vào từ 20 đến 75 phút vào những giờ cố định. 

Để biết cử động bé chính xác nhất các mẹ nên bắt đầu vào tuần tuổi thứ 28 là những tháng cuối thai kỳ. Vào giai đoạn này nếu cử động của thai dưới 10 lần trong khoản thời gian 2 giờ thì các mẹ phải nhập viện ngay lập tức.  

4.5. Dấu hiệu bất thường khác

Ngoài những triệu chứng nguy hiểm trên, các mẹ khi có những dấu hiệu như sốt cao, khó thở, đau đầu không dứt, nôn mửa, vấn đề thị giác,… phải gọi xe cấp cứu ngay lập tức để kịp thời xử lý. 

Đây là những dấu hiệu mẹ cần lưu ý khi quyết định sinh mổ lần 2 để có thể mang đến một sức khỏe tốt nhất, và phòng tránh những điều không mong muốn xảy ra. 

Tags:

Được quan tâm nhất

Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

1. Cách tính thực đơn dinh dưỡng sinh con...
Môi trường thụ tinh giúp bạn sinh con trai theo ý muốn

Môi trường thụ tinh giúp bạn sinh con trai theo ý muốn

Hiện nay nhiều cặp vợ chồng thích việc sinh...

Bài mới nhất

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu là an toàn?

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu là an toàn?

Sinh mổ lần 2 có an toàn không luôn...
Dịch âm đạo màu nâu có nguy hiểm? 5 nguyên nhân và cách xử lý 

Dịch âm đạo màu nâu có nguy hiểm? 5 nguyên nhân và cách xử lý 

Khi đột nhiên phát hiện dịch âm đạo có...
Mang thai ngoài ý muốn: có nên sinh hay không?

Mang thai ngoài ý muốn: có nên sinh hay không?

Chưa kết hôn mà đã mang thai ngoài ý...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Tìm hiểu vấn đề vô sinh ở nữ giới.

2520
Cứ trung bình 6 cặp vợ chồng là lại có một cặp vợ chồng bị vô sinh. Vấn đề này có thể xuất phát từ người vợ hoặc người...

Những thắc mắc thường gặp về bệnh hiếm muộn

2636
Khảo sát của Bộ Y tế còn nêu rõ, Việt Nam có hơn một triệu cặp vợ chồng mắc bệnh hiếm muộn. Tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm...

Nguyên nhân gây hiếm muộn ở nữ giới

1883
Hiếm muộn là nỗi lo của các cặp vợ chồng khi cưới nhau đã lâu mà vẫn chưa có tin vui. Vậy nguyên nhân hiếm muộn là do đâu?...

Khi nào nên dùng que thử thai

1517
Với những người đang mong mỏi có con, khi trễ kinh dù chỉ là 1 ngày chắc hẳn cũng nóng lòng muốn dùng que thử thai để kiểm tra...