Ở giai đoạn đầu của quá trình ăn dặm, lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đang phát triển có khả năng tiêu hóa và tập làm quen với một số loại thực phẩm mới ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Việc mẹ lựa chọn thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa non nớt và sự phát triển thể chất lẫn trí não của trẻ là điều hết sức quan trọng. Vậy trẻ 6 tháng tuổi ăn được gì để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hình thành khả năng ăn uống khoa học khi lớn lên, đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân đối cho cơ thể. Trẻ 6 tháng tuổi nguồn dinh dưỡng chính của bé vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức, mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu.
Gạo, gạo lứt, lúa mì, yến mạch, hạt quino, ngô ngọt là nguồi cung cấp tinh bột dồi dào, protein, giàu vitamin B1, B2, E, niacin, nhiều khoáng chất sắt, kẽm, magie, photpho, kali, canxi. Chứa thành phần chất xơ không hòa tan (có vai trò làm thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột) và một lượng chất xơ hòa tan.
Các loại ngũ cốc chính đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp bé hoạt động thể chất và phát triển tốt.
Nguồn protein động vật sẽ dễ dàng cho hệ tiêu hóa bé hấp thu hơn nguồn protein thực vật, vì vậy cần bổ sung cho bé các loại thịt động vật dưới đây:
Thịt heo nạc giàu protein và vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1 (thiamin) giúp kích thích vị giác và rất tốt cho trẻ biếng ăn. Trong thịt heo có các chiết xuất tan trong nước như: glycogen, axit lactic, creatin…rất tốt cho hệ tiêu hóa, là thực phẩm khuyên dùng nhất trong giai đoạn đầu ăn dặm của trẻ sơ sinh.
Thịt gà nên chọn thịt trắng ở ức và lườn cho trẻ, phần thịt này chứa ít chất béo và giàu đạm nhất không lo bé bị thừa cân khi ăn nhiều. Hàm lượng dưỡng chất dồi dào:
Trong các loại thịt động vật thì thịt bò có hàm lượng sắt cao nhất, sắt và folate là khoáng chất giúp sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức. Đồng thời chứa nhiều kẽm giúp tăng khả năng ghi nhớ ở trẻ. Thịt bò là một trong những loại thịt trẻ dễ tiêu hóa nhất.
Thịt cá trắng như cá lóc, cá kèo, cá basa, cá hồi… nên cho trẻ ăn cá đồng trước (chọn cá nhiều thịt ít xương) vì cá đồng có tính lành không gây dị ứng cho trẻ. Tuy cá đồng chứa ít axit béo hơn cá biển nhưng chứa nhiều đạm quí và dễ hấp thu hơn.
Cần tránh cho trẻ ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá kình, cá thu, cá ngừ…ngộ độc thủy ngân ở trẻ em gây tổn thương não và không hồi phục.
Cá là thực phẩm giàu protein, axit béo omega-3, DHA, EPA và các dưỡng chất khác gồm sắt, kali và vitamin nhóm B. Là thực phẩm “vàng” cho sự phát triển não bộ ở những năm đầu đời đồng thời tốt cho tim mạch và mắt của trẻ.
Lòng đỏ trứng chứa 14 loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu gồm vitamin A, B12, D, E, sắt, folate và omega 3. Cung cấp nguồn protein hoàn chỉnh hỗ trợ tái tạo tế bào mới cho cơ thể đang phát triển của trẻ.
Choline tự nhiên trong trứng có tác dụng xây dựng các màng tế bào não và duy trì chức năng não bộ, giúp trẻ khỏe mạnh và thông minh hơn.
Khoai tây là loại thực phẩm lành tính, có giá trị dinh dưỡng cao và giàu carbohydrate (thành phần cơ bản trong thực phẩm mà cơ thể sử dụng để tạo ra năng lượng).
Khoai tây chứa lượng protein tương đương với lượng protein của trứng, chứa các axit amin như lysin, methiomine, threonin, trytophan đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng. Với thành phần chứa nhiều chất xơ, tốt cho tiêu hóa, đây là thực phẩm lý tưởng cho các bé muốn tăng cân.
Khoai lang là thực phẩm giúp phòng tránh thiếu hụt vitamin A ở trẻ em, đồng thời vitamin A hỗ trợ cơ thể hấp thu caroten và chất béo một cách hiệu quả.
Hàm lượng vitamin D dồi dào góp phần tạo hệ xương chắc khỏe và phát triển chiều cao tối ưu, ngăn chặn bệnh lý vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khoai lang chứa nguồn chất xơ tuyệt vời cho cơ thể, với vị ngọt tự nhiên tạo cảm giác ngon miệng.
Cà rốt giàu chất dinh dưỡng, glucid, protid, lipid, nhiều nguyên tố vi lượng và vitamin, chất xơ, đặc biệt hàm lượng carotene là cao nhất . Lượng chất carotene hấp thu vào cơ thể khi ăn cà rốt nấu chín tốt hơn ăn sống.
Hàm lượng vitamin C cao tăng cường hệ miễn dịch, vitamin A hỗ trợ sáng mắt. Cho trẻ em ăn cà rốt với liều lượng vừa phải không nên ăn quá nhiều để tránh tình trạng vàng da, do lượng carotene tích trữ trong cơ thể quá nhiều không được chuyển hóa hết ứ đọng trong gan.
Bí đỏ cho món ăn dặm màu sắc đẹp, kích thích thị giác trẻ và mang lại cảm giác ngon miệng. Là nguồn cung cấp protein thực vật và sắt quan trọng, lượng vitamin A, C, E dồi dào giúp trẻ phát triển tốt.
Với hàm lượng chất béo và calo thấp mẹ không phải lo lắng về cân nặng khi cho bé ăn, chất xơ cao giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt.
Bí đao tốt cho sức khỏe, vị ngọt thanh mát, giải nhiệt cơ thể, là loại thực phẩm mềm dễ ăn. Thành phần dinh dưỡng bí đao gồm protein, glucoza, canxi, sắt, phốt-pho, magie, kali, hàm lượng cao vitamin C, B1, B2 giúp cải thiện thị lực và tăng cường sức đề kháng.
Chất xơ là thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh, ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa và góp phần tạo nên một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Khoai mỡ là loại củ “đa năng” có vị ngọt, bùi làm được rất nhiều món có màu sắc rực rỡ từ ngọt đến mặn, chứa nhiều tinh bột, kali và vitamin C, B6 cùng các chất dinh dưỡng khác. Chất nhầy và chất sợi trong củ kích thích nhu động ruột, phòng chống táo bón cho trẻ.
Đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu hà lan là các loại đậu chứa hàm lượng sắt, vitamin nhóm B, E dồi dào, nên cho trẻ ăn với lượng ít để hệ tiêu hóa trẻ làm quen và có thể hấp thu được chất dinh dưỡng từ các loại đậu.
Rau xanh là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đa dạng vitamin và khoáng chất, sắt, axit folic và hàm lượng chất xơ cao. Tập cho bé ăn rau từ giai đoạn đầu quá trình ăn dặm là điều hết sức cần thiết và được các nhà khoa học khuyến cáo. Các loại rau sau đây tốt cho trẻ 6 tháng tuổi: bồ ngót, cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh, súp lơ xanh…
Chuối chứa nhiều tinh bột, vitamin, muối khoáng. Lượng vitamin B6 có nhiều trong chuối giúp các tế bào thần kinh phát triển tốt hơn và khỏe mạnh hơn.
Bơ giàu chất xơ và chất béo, folat, vitamin K1, E, B6, C, kali và đồng. Ăn bơ tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.
Xoài chín có vị ngọt, chứa hơn 20 vitamin và khoáng chất. Ăn xoài giúp trẻ chắc xương, trong xoài chứa một nhóm enzyme tiêu hóa phá vỡ phân tử thực phẩm lớn để dễ dàng hấp thụ hơn.
Đu đủ chín giàu vitamin A, C, chất xơ và các dưỡng chất như canxi, magie, vitamin B1, B3, B5, K, E và acit folic. Cho trẻ ăn lượng vừa đủ sẽ giúp cải thiện tiêu hóa và tăng khả năng miễn dịch.
Bài viết trên giúp các mẹ giải đáp phần nào những thắc mắc, trẻ 6 tháng tuổi ăn được gì? Chúc các mẹ và bé thành công trong quá trình ăn dặm đầu đời này, để tạo tiền đề tốt cho sự phát triển của trẻ sau này.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)