Vâng, nó thực sự cần thiết. Hầu hết các bà mẹ mang thai khó có thể hấp thu tất cả dinh dưỡng mà thai nhi cần. Thậm chí khi họ đã ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như thịt, sản phẩm từ sữa, trái cây, rau củ, ngũ cốc và các loại đậu.
Vitamin trước khi mang thai, khoáng chất và các nguồn bổ sung thực sự quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai (giai đoạn tuyệt vời nhất để cung cấp vitamin cho mẹ là trước khi thụ thai). Hãy luôn nhớ điều này để chắc chắn bạn có thể nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình mang thai.
Việc dùng vitamin trước khi sinh còn đặc biệt quan trọng đối với những phụ nữ có chế độ ăn kiêng, có vấn đề về sức khỏe hoặc gặp các biến chứng khi mang thai.
Như là:
Hai chất dinh dưỡng quan trọng luôn có trong hầu hết vitamin trước khi sinh đó là axit folic và sắt. Bà mẹ mang thai không thể hấp thụ đầy đủ hai chất dinh dưỡng này từ thức ăn.
Hấp thu đầy đủ vitamin B trước khi thụ thai và trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ giảm đến 70% nguy cơ em bé của bạn bị dị tật ống thần kinh như bệnh nứt đốt sống và thiếu não. Ngoài ra, axit folic còn giúp bạn hạn chế nhiều nguy cơ dị tật khác ví dụ như sứt môi, hở hàm ếch và nhiều bệnh về tim bẩm sinh, thậm chí axit folic có thể giảm nguy cơ tiền sản giật.
Cơ thể hấp thụ những phiên bản tổng hợp của axit folic tốt hơn loại tự nhiên có trong thức ăn, vì vậy ngay cả khi có chế độ ăn uống dinh dưỡng cân đối thì bạn vẫn nên bổ sung thêm axit folic.
Hầu hết những bà mẹ không cung cấp đủ khoáng chất cho cơ thể trong chế độ ăn uống hằng ngày trong thời kỳ mang thai, sẽ dẫn đến thiếu sắt trong máu. Bổ sung sắt trong máu sẽ làm giảm nguy cơ sinh non, sinh trẻ nhẹ cân và trẻ sơ sinh tử vong.
Vitamin bạn đang dùng có thể chứa canxi nhưng sẽ không đủ. Canxi giúp trẻ xương và răng cứng cáp, đồng thời dây thần kinh và cơ bắp được khỏe mạnh (bao gồm cả tim).
Hầu hết các loại vitamin trước khi sinh điều chứa từ 100 mg đến 200 mg canxi, nhưng cũng có loại không chứa canxi. Lý do là bởi vì canxi là loại khoáng chất đặc biệt cồng kềnh và những viên thuốc chứa canxi phải có kích thước đủ lớn.
Tất cả các loại vitamin trước khi sinh không chứa bất kỳ loại axit béo nào, ví dụ như axit béo omega 3, DHA và EPA, những axit quan trọng cho sự phát triển não bộ, thần kinh và mô mắt của trẻ.
Cá là thực phẩm có chứa nhiều DHA và EPA, nhưng lưu ý rằng không nên ăn quá nhiều cá vì sẽ làm tăng lượng thủy ngân trong thời kì mang thai.
Vì omega 3 rất quan trọng đối với thai nhi nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung omega 3 trong thời kỳ mang thai.
Cơ thể của bạn cần vitamin này để làm tan chất béo, vitamin D giúp xương và răng chắc khỏe. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng canxi và phốt pho trong cơ thể.
Nếu trong quá trình mang thai, bạn thiếu vitamin D thì em bé sinh ra sẽ thiếu hàm lượng vitamin trong cơ thể. Ngoài ra, em bé có nguy cơ còi xương (có thể dẫn đến gãy xương và biến dạng), xương tăng trưởng bất thường và chậm phát triển về thể chất. Thiếu vitamin D dẫn đến nhiều nguy cơ gây ra biến chứng thai kỳ như tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ, bạn cần tìm hiểu cẩn thận những bệnh này trong lúc mang thai.
Bạn muốn biết liệu mình cần bao nhiêu vitamin D cho cơ thể và làm thế nào để có thể cung cấp vitamin D cho cơ thể.
Hãy dùng vitamin trước khi sinh mỗi ngày nếu bạn biết rằng mình đang mang thai.
Bởi vì axit folic rất quan trọng ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, tốt nhất là bạn nên uống vitamin trước khi sinh trước khi thụ thai, đây cũng là lời khuyên của bác sĩ đối với phụ nữ sắp mang thai.
Cung cấp vitamin ít nhất 3 tháng trước khi thụ thai sẽ giảm thời gian ốm nghén khi mang thai. Và thậm chí, sau khi sinh và đang cho con bú, bác sĩ cũng khuyên bạn nên tiếp tục dùng vitamin.
Hiện tại, không có bất cứ tiêu chuẩn nào về việc sử dụng những loại vitamin khoáng chất, và nguồn bổ sung vì ban quản lý Thực phẩm và Dược phẩm không có bất kỳ quy định nào về điều này. Điều này có nghĩa là phải phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và bác sĩ tư vấn để đảm bảo được những loại vitamin và khoáng chất phù hợp và an toàn cho bản thân. (Hãy xem bài viết “Mua thực phẩm bổ sung” để có thêm thông tin).
Ở những lầm khám định kỳ, bác sĩ của bạn sẽ kê toa những loại vitamin bạn cần bổ sung hằng ngày hoặc giới thiệu một số thương hiệu bạn có thể sử dụng. Thực phẩm bổ sung tốt sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nhất định (axit folic và sắt) mà bạn không hấp thụ đầy đủ trong chế độ ăn uống hằng ngày. Đồng thời, bác sĩ sẽ cho bạn biết được loại vitamin và khoáng chất nào ảnh hưởng đến thai nhi nếu bạn dùng quá liều, ví dụ như vitamin A.
Vitamin A có nguồn gốc từ động vật nên có thể gây ra dị tật bẩm sinh khi dùng quá liều lượng.
Beta-carotene là một chất dinh dưỡng được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả, cơ thể sẽ chuyển đổi thành vitamin A. Không giống như vitamin A trong động vật, beta-carotene được xem là an toàn ngay cả khi được dùng quá liều.
Lưu ý: Hãy tham khảo và theo những chỉ định của bác sĩ tư vấn trước khi dùng bất kỳ loại vitamin và khoáng chất bổ sung nào.
Bạn không cần phải lo, nếu chỉ nhầm lẫn từ 1 đến 2 lần sẽ không làm ảnh hưởng đến em bé của bạn. Nhưng việc này bị lặp lại thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, vì vậy cần thận trọng và chú ý trong việc dùng vitamin hằng ngày.
Nếu bác sĩ nói rằng bạn cần nhiều dinh dưỡng hơn những loại vitamin thì bạn có thể dùng thêm một lượng viatmin giống như là thực phẩm bổ sung riêng biệt.
Những viên thuốc vitamin và khoáng chất bổ sung thường có kích thước khá lớn. Vì vậy, bạn có thể khó uống, đặc biệt là khi bạn đang có những triệu chứng nôn mửa.
Nếu bạn gặp vấn đề này, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những loại có kích thước nhỏ hơn hoặc những loại có bề mặt trơn dễ uống (thường những viên thuốc không chứa canxi có kích thướt nhỏ hơn, bạn có thể bổ sung canxi cho cơ thể bằng những cách khác).
Ngoài ra, trên thị trường có nhiều loại vitamin dạng nhai và dạng bột hòa với nước, vì vậy bạn có thể thử dùng nhiều dạng khác nhau cho đến khi tìm được loại thích hợp cho mình.
Nếu bạn đang dùng thực phẩm bổ sung hơn chỉ định 30 mg sắt, sẽ có thể làm đường tiêu hóa của bạn khó chịu. (Bổ sung lượng sắt dưới 30 mg sẽ không gâyra bất kỳ vấn đề gì cho dạ dày của bạn.)
Để tránh buồn nôn, bạn hãy thử dùng thực phẩm bổ sung vào thời gian đi ngủ hoặc có bữa ăn nhẹ để dạ dày của bạn dễ chịu hơn.
Uống quá nhiều sắt sẽ đẫn đến táo bón, một vấn đề thường gặp hầu hết ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, việc này có thể gây buồn nôn hoặc nguy hiểm hơn là tiêu chảy.
Nếu sắt gây khó chịu cho dạ dày của bạn, hãy nói ngay với bác sĩ. Nếu bác sĩ kiểm tra bạn không bị thiếu máu, bạn có thể chuyển sang dùng thực phẩm bổ sung có ít nguyên tố sắt hơn. Nếu không thì bạn có thể giảm táo bón bằng cách:
Vui lòng chọn ngày bắt đầu(*)
Vui lòng chọn chu kỳ(*)
Vui lòng chọn giới tính của bé
Vui lòng nhập thông tin cần tìm