Những điều cần biết về tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

bap
908

Thực hiện tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mang đến nhiều lợi ích trong quá trình mang thai, cũng như sau sinh. Nhưng để đạt được hiệu quả khi tiêm phòng, mẹ bầu cần phải nắm rõ những thông tin cơ bản về mốc thời gian, lưu ý, chi phí và địa điểm uy tín khi tiêm phòng trong bài viết bên dưới nhé.  

1. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào là hợp lý?

tiêm uốn ván cho bà bầu khi nào là hợp lý

Bà bầu nên tiêm phòng uốn ván khi nào? – Nguồn Vinmec

Uốn ván là bệnh lý nguy hiểm không những cho mẹ bầu, mà nhiều đối tượng khác khi mắc phải. Triệu chứng của bệnh lý thường thấy là tăng trương lực cơ, những cơn co cứng và nguyên nhân gây ra tình trạng này từ virus roi Clostridium tetani. 

Loại virus uốn ván này sẽ lợi dụng những vết thương hở để tấn công vào bên trong, bắt đầu tiết ra độc tố tetanospasmin ảnh hưởng hệ trung ương thần kinh dẫn đến tử vong khi không chữa trị kịp thời. 

Đối với mẹ bầu lại nguy hiểm hơn, virus uốn ván sẽ tấn công bằng đường sinh dục, gây ra uốn ván tử cung. Do đó, đây là tình trạng bệnh không thể xem thường trong quá trình mang thai, vì khả năng lây từ mẹ sang con rất cao và gây nguy hiểm cho thai nhi. 

Trong trường hợp trẻ sơ sinh, uốn ván xuất hiện khi dụng cụ y khoa không tiệt trùng sạch và sử dụng để cắt rốn bé. Thời gian lưu trú bệnh thường sẽ là 2 tuần đầu sau sinh với dấu hiệu nhận biết như cứng khớp, đau cơ, bỏ bú. 

Vì thế, trong quá trình mang thai, mẹ nên sử dụng vacxin tiêm phòng để không gây ảnh hưởng đến bé trước và sau sinh.

Thời gian tiêm phòng uốn ván hợp lý nhất là vào kỳ tam cá nguyệt thứ 2 cho mũi thứ nhất, đồng thời sử dụng mũi tiêm thứ 2 nên cách ngày sinh ít nhất 1 tháng. 

2. Tiêm phòng uốn ván có ảnh hưởng gì không?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có ảnh hưởng gì không?

Tiêm phòng uốn ván có ảnh hưởng bà bầu không? – Nguồn: PKDK Pasteur

Khi sử dụng vacxin uốn ván sẽ không thể tránh khỏi một số tác dụng phụ như: 

  • Cảm giác ê buốt sau tiêm
  • Vị trí tiêm có thể bị phồng lên
  • Biểu hiện sốt nhẹ

Đây là những tình trạng thường gặp sau khi tiêm vacxin của các mẹ bầu, nên các mẹ không nên quá lo lắng. Thời gian phục hồi khoảng 3-4 ngày sau tiêm.

Tuy nhiên, với những mẹ có tình trạng bệnh như xương khớp, thận, cúm, mang song thai, đa thai,… thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn trước khi tiêm nhé. 

3. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu?

Mức giá tiêm phòng uốn ván cho bà bầu sẽ phụ thuộc vào số mũi vacxin như sau: 

  • Mũi vacxin 1 nên tiêm sau tuần 20 của thai kỳ, mức giá sẽ giao động từ 80,000-110,000 trên thị trường. 
  • Mũi vacxin 2 được khuyến cáo tiêm cách mũi 1 30 ngày và chi phí không thay đổi cho các mũi còn lại. 
  • Mũi vacxin 3 nên tiêm sau 6 tháng tiêm phòng mũi 2 cho bà bầu
  • Mũi vacxin uốn ván 4 rơi vào khoảng 1 năm sau, nghĩa là vào giai đoạn sau sinh. 
  • Mũi vacxin uốn ván 5 có thời gian sau 1 năm tiếp theo mới sử dụng cho mẹ. 

Khi mẹ đã hoàn thành 5 mũi tiêm phòng uốn ván từ trong thai kỳ đến sau sinh, thì kháng thể của vacxin sẽ được giữ 10 năm. Hơn thế nữa, nếu mẹ mang thai lần 2 vẫn nằm trong khoảng thời gian 10 năm tiêm uốn ván, sẽ không cần phải tiêm lại. 

Với mức giá 80,000-110,00 đồng cho mỗi mũi tiêm không quá đắt để các mẹ bầu thực hiện tiêm phòng uốn ván để bản thân và thai nhi được khỏe mạnh.

4. Những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Khi thực hiện tiêm phòng uốn ván, mẹ bầu cũng nên chú ý: 

  • Vì tiêm phòng uốn ván có 5 mũi và kéo dài thời gian nên mẹ phải kiên trì theo lộ trình để tăng kháng thể phòng chống virus gây bệnh cho bản thân và con. 
  • Trong quá trình tiêm phòng uốn ván, mẹ bầu sẽ phải chịu sưng tại chỗ tiêm và sẽ khỏi sau vài ngày, Nhưng khi thấy thời gian quá dài mà vết thương tiêm chưa khỏi, mẹ phải đến cơ sở y tế, bệnh viện ngay nhé. 
  • Mẹ phải đến gặp bác sĩ để biết số tuần thai kỳ đã đạt 20 tuần trước khi tiêm, và tuyệt đối không được tự ý tiêm phòng để không gây nhiều ảnh hưởng xấu cho thai nhi.

5. Đăng ký tiêm phòng uốn ván ở đâu?

tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu

Đại học Y Dược TPHCM là địa điểm uy tín tiêm uốn ván cho bà bầu – Nguồn: NT An Khang

Nhằm tránh những nơi tiêm phòng không uy tín, chất lượng, mẹ bầu nên tham khảo tiêm phòng uốn ván tại những cơ sở sau: 

  • Vietnam Vaccin JSC (VNVC)
  • Vinmec 
  • Bệnh viện Từ Dũ
  • Bệnh viện Đại Học Y Dược Hồ Chí Minh

Đây là top 4 bệnh viện tiêm phòng và chăm sóc mẹ bầu uy tín nên tham khảo nhé. Ngoài ra, các bệnh viện hoặc trung tâm y tế cũng có hỗ trợ tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ nhớ tìm hiểu độ uy tín trước khi tiêm nhé.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là điều nên làm trong quá trình mang thai và mẹ bầu phải kiên trì thực hiện theo đúng lộ trình để có đề kháng cho bé và mẹ tốt nhất. 

Tags: mẹ bầu khi nào tiêm uốn ván, mũi uốn ván cho mẹ bầu, tiêm phòng uốn ván,

Được quan tâm nhất

Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần mà bố nên biết

Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần mà bố nên biết

Cô ấy nở một nụ cười đầy ẩn ý...
Quá trình mang thai của phụ nữ diễn ra như thế nào?

Quá trình mang thai của phụ nữ diễn ra như thế nào?

Quá trình mang thai của phụ nữ trong những...
Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu là an toàn?

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu là an toàn?

Sinh mổ lần 2 có an toàn không luôn...
Mẹ bầu bị đau lưng, nguyên nhân và cách chữa trị.

Mẹ bầu bị đau lưng, nguyên nhân và cách chữa trị.

Trong quá trình mang thai hẳn là không ít...

Bài mới nhất

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì để phát triển khỏe mạnh

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì để phát triển khỏe mạnh

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Đây...
Dây rốn quấn cổ 1 vòng thai nhi và những điều mẹ cần biết

Dây rốn quấn cổ 1 vòng thai nhi và những điều mẹ cần biết

Hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng ở...
Những điều cần biết về tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Những điều cần biết về tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Thực hiện tiêm phòng uốn ván cho bà bầu...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Gợi ý đặt tên cho bé

Chọn giới tính:

Vui lòng chọn giới tính của bé

Vui lòng nhập thông tin cần tìm

Những điều mẹ cần biết khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

1115
Nhắc đến bệnh lao, nhiều mẹ lo sợ vì những biến chứng của căn bệnh này mang đến nếu không phòng ngừa trước. Đặc biệt, đối với trẻ sơ...

9 Loại vacxin trước khi mang thai các bà bầu cần tiêm

2201
Trước khi mang thai không chỉ cần chú ý đến dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt của cả cặp vợ chồng mà cần đi tiêm phòng để đảm bảo...

Phương pháp điều trị và phòng ngừa những căn bệnh thường gặp cho trẻ

1749
Dạy con kiểu Nhật rất chú trọng đến vấn đề sức khỏe của trẻ bởi trẻ có sức đề kháng yếu, dễ lây nhiễm các căn bệnh thường gặp...

Top 5 loại sữa non cho trẻ sơ sinh mẹ phải biết

6152
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt chưa tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nhiều, nên hiệu quả bảo vệ còn hạn chế. Để giúp...