Mẹ bầu bị đau lưng, nguyên nhân và cách chữa trị.

Thunta
1888

Trong quá trình mang thai hẳn là không ít mẹ bầu gặp phải tình trạng đau lưng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân mẹ bầu bị đau lưng, cách phòng chống và những bài tập giúp giảm đau lưng để cùng trải qua một thai kì khỏe mạnh mỗi ngày nhé.

1. Tại sao mẹ bầu bị đau lưng?

Tại sao mẹ bầu lại dễ bị đau lưng?

Nguyên nhân và cách chữa trị đau lưng ở mẹ bầu. Ảnh minh họa (Nguồn: Envato)

Có 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc mẹ bầu bị đau lưng:

  • Khi bụng mẹ bầu lớn lên, trọng tâm cơ thể thay đổi, mẹ bầu thường có tư thế cong nửa thân trên.
  • Để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, dưới tác động của hoocmon được tiết ra, các dây chằng, khớp của xương chậu được nới lỏng .

Do đó dẫn đến tình trạng gây áp lực lớn tới các cơ hỗ trợ đốt sống lưng và xương chậu, gây ra chứng đau lưng ở mẹ bầu.

2. Nguyên nhân chính dẫn đến đau lưng ở tam cá nguyệt đầu và tam cá nguyệt thứ 2

Do ảnh hưởng của hoocmon estogen, progesterone, relaxin được tiết ra trong quá trình mang thai nên hầu hết các mẹ bầu đều phải chịu đựng chứng đau lưng.

Những hoocmon này có tác dụng giúp cho dây chằng của xương chậu giãn lỏng ra giúp cho em bé có thể dễ dàng đi qua trong quá trình sinh nở. Do các khớp nối ở xương chậu (dây chằng khớp xương cùng và khớp mu) được giãn lỏng ra gây nên tình trạng các cơ ở lưng và bụng sẽ phải chịu trọng lượng lớn, dễ gây ra bị đau.

Vào tam cá nguyệt thứ 2 thì bụng cũng lớn dần lên, dẫn đến trọng tâm cơ thể thay đổi. Tư thế của mẹ bầu dần biến đổi thành cong ngả phần thân trên để có thể giữ thăng bằng, do đó lại càng làm cho gánh nặng ở phần hông tăng.

2.1. Nguyên nhân chính dẫn đến đau lưng ở tam cá nguyệt cuối

Vào tam cá nguyệt cuối hầu hết các mẹ bầu bị đau lưng với những cơn đau lưng ngày càng tăng.

Khi em bé ngày càng phát triển lớn dần thì bụng mẹ bầu cũng ngày càng nhô ra to hơn, trọng lượng cơ thể cũng tăng lên nhiều. Trọng tâm cơ thể chuyển ra phía trước, xương chậu cũng nghiêng về phía trước, để giữ thăng bằng thì mẹ bầu phải duy trì tư thế ngả nửa phần thân trên. Dẫn đến việc phần cơ hỗ trợ cho khớp ở xương chậu và cột sống thắt lưng phải chịu trọng lượng lớn.

Ở tam cá nguyệt cuối, phần trên cùng của tử cung lớn đến vị trí dưới cùng của lồng ngực. Tử cung ngày càng lớn lên làm cho cơ bụng yếu đi, phần cơ nâng đỡ cho xương chậu bị kéo giãn ra cũng là 1 trong những nguyên nhân gây nên đau lưng.

Ngoài ra, việc tăng cân nhiều trong thai kì cũng có liên quan tới chứng đau lưng sau sinh, vì vậy để giảm nguy cơ đau lưng sau sinh, chúng ta nên tăng cân ở mức hợp lý trong suốt thai kì.

2.2. Cách phòng chống và giảm đau lưng trong thai kì

Mẹ bầu bị đau lưng phải làm sao?

Nguồn: Envato

Để phòng chống và giảm đau lưng ở mẹ bầu, chúng ta cần ý thức về việc đi đứng đúng tư thế, cố gắng hoạt động phù hợp không nên quá sức hay giữ nguyên 1 tư thế liên tục.

Có trường hợp mẹ bầu sử dụng miếng dán giúp giảm đau khi mang thai, tuy nhiên có những loại không thể dùng được ở tam cá nguyệt cuối, nên mẹ bầu không nên tùy tiện sử dụng mà hãy tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Ngoài ra, mẹ bầu bị đau lưng có thể là do nguyên nhân khác chứ không phải đến từ việc mang thai. Chẳng hạn như u xơ tử cung cũng gây nên hiện tượng đau lưng (chiếm 0.45~3.1% trong các trường hợp mang thai).

Vì vậy nếu cảm thấy đau lưng ở mức độ rất tệ thì hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các cách phòng chống và giảm đau lưng ở mẹ bầu:

  • Ý thức về tư thế đúng

Cột sống con người có tư thế cong tự nhiên hình chữ S, tuy nhiên khi bụng to ra, phần nửa thân trên có xu hướng cong ngả làm cho gánh nặng lên cột sống lớn hơn.

Trong hoạt động thường ngày hãy luôn ý thức về tư thế đúng, kể cả khi ngồi trên ghế cũng hãy cố gắng ngồi thẳng lưng.

Khi đứng thì kéo 2 vai về phía sau, hơi ngả đầu ra sau (tư thế thẳng đầu), duỗi thẳng lưng và chân.

Về tư thế đứng, chúng ta hãy cùng kiểm tra tư thế đúng chuẩn bằng cách đứng dựa vào tường.

Đứng dựa lưng vào tường, phần sau đầu, lưng, mông, bắp chân sát vào tường. Sau đó thả lỏng vai, để trọng lượng cơ thể dồn xuống toàn bộ lòng bàn chân, đứng thẳng. Mở chân rộng tự nhiên sao cho cổ chân, hông, vai, tai nằm trên 1 đường thẳng.

Ngoài ra, mẹ bầu bị đau lưng thường có thói quen đứng hay ngồi lệch vai, gác chân, ngồi lâu cũng gây gánh nặng không đều cho cơ thể nên hãy chú ý tránh những tư thế không đúng đó.

  • Tránh những hoạt động gây gánh nặng cho hông

Khi bị đau lưng chắc hẳn mẹ bầu sẽ cảm thấy rất khó chịu khi cúi khom lưng, bê vật nặng, ngồi lâu, đứng lâu hay lăn trở người phải không?

Khi đứng hay ngồi, hoặc đi lên đi xuống cầu thang có thể cảm thấy đau âm ỉ toàn bộ vùng hông, cũng có thể cảm thấy đau âm ỉ phần khớp mu.

Hãy chú ý tránh đứng hay ngồi cùng 1 tư thế trong thời gian dài, nếu có thể thì cố gắng đừng dồn trọng lượng cơ thể lên vùng hông. Chọn 1 đôi giày đế to, hơi có gót 1 chút cũng sẽ cho chúng ta cảm giác cơ thể ổn định hơn.

Khi ngủ hãy nằm đệm cứng, nằm tư thế nghiêng, kẹp gối giữa 2 chân hoặc phía dưới bụng. Nếu cảm thấy đau khi nằm xuống hay ngồi dậy thì đừng quay người mà dùng lực ở tay nâng đỡ cơ thể như sau.

  1. 5 cách để giảm tình trạng ợ chua trong khi mang thai
  2. 2 Bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng không bị đau lưng, phù chân
  3. Những câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng khi mang thai

Khi ngồi dậy: Nếu đang nằm ngửa thì hãy nghiêng người sang bên, gập gối 1 chút. Chống khuỷu tay phía gần mép giường lên, tay bên kia thì dùng lực của cánh tay đẩy cơ thể dậy.

Khi nằm xuống: Ngồi nghiêng chân về 1 bên trên giường, hơi ngả đầu ra sau (tư thế thẳng đầu), chống 1 bên khủy tay lên giường, tay còn lại vừa nâng đỡ cơ thể, vừa từ từ đặt vai xuống giường và nằm xuống.

  • Vận động phù hợp

Vận động một cách phù hợp rất có ích trong việc phòng chống và giảm đau lưng cho mẹ bầu. Vận động vừa phải, thư giãn cả tinh thần và thể chất.

Các mẹ bầubị đau lưng thường có xu hướng thiếu vận động, nên chúng ta có thể tập luyện 1 số bài thể dục đơn giản như bài tập thể dục cho mẹ bầu, yoga cho mẹ bầu, kéo giãn cơ thể.

Việc vận động hợp lý có thể giúp phòng tránh đau lưng, lại có tác dụng duy trì thể lực cần thiết để chuẩn bị sinh nở, kiểm soát việc tăng cân hợp lý, giải quyết được chứng táo bón hay cứng vai.

Tuy nhiên cần chú ý tập những bài tập an toàn cho mẹ bầu, nếu cảm thấy có vấn đề không ổn thì xin lời khuyên từ bác sĩ.

  • Dùng đai đeo hông để hỗ trợ

Đai đeo hông có tác dụng giữ ổn định cho phần hông, chúng ta có thể cân nhắc sử dụng.

Có nhiều loại và nhiều hãng sản xuất, cách đeo cũng có loại đeo từ sau ra trước (hỗ trợ phần khớp mu) và loại đeo từ trước ra sau (hỗ trợ khớp xương cùng). Chúng ta có thể tham khảo và sử dụng tùy theo mục đích sử dụng.

3. Bài tập giúp phòng chống và giải tỏa đau lưng và kéo giãn cơ thể

Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu 1 số bài tập đơn giản có thể tự tập tại nhà dành cho mẹ bầu bị đau lưng giúp giảm đau lưng, kéo giãn cơ thể. Nếu cảm thấy căng gò bụng hay khó chịu thì hãy dừng ngay lập tức và nghỉ ngơi.

Khi tập hãy chú ý lắng nghe phản ứng của cơ thể, tập một cách an toàn không nên quá sức.

3.1. Tư thế cat stretch

Nguồn: Envato

Nới lỏng cơ quanh hông có tác dụng giúp máu lưu thông.

Thực hiện 3 động tác như bên dưới. Nếu cảm thấy không ổn ở phần hông thì không thực hiện động tác 3, chỉ tiến hành chậm rãi động tác 1 và 2.

① Thực hiện tư thế bò với 2 lòng bàn tay và 2 đầu gối chống xuống mặt sàn, kéo giãn thẳng lưng. 2 cổ tay đặt thẳng vị trí 2 vai.

② Vừa thở ra vừa cong lưng sao cho mắt nhìn về phía rốn. Tay vẫn giữ trên sàn, kéo giãn cơ lưng và hông.

③ Vừa từ từ hít vào vừa nhẹ nhàng hạ lưng võng xuống. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau ở hông thì chỉ làm đến bước 2, không thực hiện bước 3 này.

 3.2. Bài tập kéo giãn vùng xương chậu

Tư thế đúng giúp bà bầu giảm đau lưng

Nguồn: Hello bác sĩ

Thực hiện như sau để kéo giãn cơ phần hông:

① Dựa lưng vào tường, đứng thẳng, chân mở rộng bằng vai.

② Hơi hạ thấp mông, phần hông dựa vào tường. Giữ nguyên tư thế trong vài giây rồi quay trở lại vị trí ban đầu.

③ Lặp lại động tác này 10 lần.

3.3. Bài vận động quay vùng xương chậu

Đây cũng là 1 bài vận động để giúp mềm dẻo phần cơ quanh hông:

① Nằm ngửa, hơi chống đầu gối lên.

②Từ từ ngả đầu gối bên phải ra phía ngoài.

③ Để đầu gối bên phải về vị trí cũ, tương tự ngả từ từ đầu gối trái sang bên ngoài.

Tóm lại, khi em bé trong bụng ngày càng lớn dần thì gánh nặng lên cơ thể mẹ bầu ngày càng lớn. Trọng tâm cơ thể thay đổi dẫn đến tư thế đứng ngồi thay đổi, vùng xương chậu thay đổi dưới tác động của hoocmon gây ra đau lưng cho nhiều mẹ bầu.

Rất khó để có thể chữa trị hoàn toàn chứng đau lưng ở mẹ bầu, tuy nhiên chỉ cần chú ý hơn trong hoạt động thường ngày sẽ có thể giúp giảm bớt triệu chứng đau lưng, phòng chống cơn đau lưng trở nên tồi tệ hơn.

Hãy cùng tập luyện các bài tập nhẹ nhàng đơn giản kéo giãn cơ thể, để mỗi ngày của mẹ bầu trở nên dễ dàng hơn và phòng chống được bệnh đau lưng ở mẹ bầu nhé.

Tags: chăm sóc sức khỏe mẹ bầu, mẹ bầu bị đau lưng, Nguyên nhân đau lưng ở mẹ bầu,

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

1. Cách tính thực đơn dinh dưỡng sinh con...
Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh sinh ra thường bị ghèn vàng...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Gợi ý đặt tên cho bé

Chọn giới tính:

Vui lòng chọn giới tính của bé

Vui lòng nhập thông tin cần tìm

2 Bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu không bị đau lưng, phù chân

2658
Yoga cho bà bầu là phương pháp kỳ diệu giúp cho cả mẹ và bé có sự chuẩn bị tốt nhất về cả thể chất cũng như tinh thần....

3 món ăn dinh dưỡng cho bà bầu cần biết

2836
Những món ăn dinh dưỡng là khẩu phần không thể thiếu cho các mẹ bầu, vì chúng chứa đựng nhiều dưỡng chất nuôi thai nhi và mẹ khỏe mạnh....

5 cách để giảm tình trạng ợ chua trong khi mang thai

4458
Nếu bạn bị ợ chua khi mang thai, và muốn thoát khỏi cảnh đó ngay, sau đây là 5 cách để dập tắt nó ngay tức khắc. Tôi bị...

Lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng cuối, 7 rắc rối nhỏ thường gặp và biện pháp khắc phục

1788
Chào các mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ! Vậy là đã bước vào tam cá nguyệt cuối của thai kì, sắp tới ngày được gặp con yêu rồi....