Lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng cuối, 7 rắc rối nhỏ thường gặp và biện pháp khắc phục

Thunta
1598

Chào các mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ! Vậy là đã bước vào tam cá nguyệt cuối của thai kì, sắp tới ngày được gặp con yêu rồi. Trong giai đoạn này cần chú ý điểm gì để chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới? Hãy cùng tìm hiểu những rắc rối nhỏ thường gặp và biện pháp để khắc phục nhé.

1. Tam cá nguyệt cuối là gì?

Mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ thường hay mệt mỏi. Nguồn: Envato.

Tam cá nguyệt cuối là để nói đến 3 tháng cuối thai kì, tức là từ tuần thứ 28 đến 39 tuần 6 ngày.

Nếu sinh vào khoảng thời gian từ 37 tuần 0 ngày đến 41 tuần 6 ngày được gọi là sinh đủ tháng. Em bé được sinh ra trong khoảng thời gian này có thể hoàn toàn thích ứng được với thế giới bên ngoài.

Khi em bé ngày càng lớn dần trong bụng, thì cơ thể mẹ bầu sẽ ngày càng có nhiều sự thay đổi, do đó dẫn đến nhiều rắc rối nhỏ có thể xảy ra.

2. 7 rắc rối nhỏ thường gặp ở tam cá nguyệt cuối và biện pháp khắc phục

Trong quá trình mang thai, hẳn là các mẹ bầu đều cảm thấy có những lúc cơ thể không được thoải mái, hay những triệu chứng mệt mỏi khó chịu trong cả 3 tam cá nguyệt của thai kì.

Về mặt y học thì chúng không gây ảnh hưởng lớn cho mẹ bầu và cả em bé, tuy nhiên có lẽ đem đến ít nhiều phiền toái cho người mẹ.

Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu những triệu trứng dễ xảy ra trong tam cá nguyệt cuối của thai kì.

2.1. Đau lưng

Ở giai đoạn tam cá nguyệt cuối thì bụng mẹ bầu ngày càng lớn hơn, do đó tư thế của mẹ bầu dần chuyển sang tư thế cong ngả thân trên để giữ cân bằng cho cơ thể.

Tư thế cong ngả này làm đè nặng lên phần hông, dẫn đến tình trạng đau lưng. Ngoài ra, để chuẩn bị cho việc sinh nở, dây chằng khớp xương cùng và khớp mu của xương chậu sẽ được nới lỏng ra, do đó mà có thể thấy đau ở cả vùng xương chậu chứ không phải chỉ phần hông.

Tử cung ngày càng to ra nên ngoài phần hông ra, thì dây thần kinh tọa cũng sẽ bị chèn ép, dẫn đến hiện tượng đau thần kinh tọa ở cả vùng mông và mặt trong đùi.

Cách khắc phục:

Có thể ngâm bồn nước ấm hoặc chườm ấm để làm dịu chỗ đau (chú ý nếu ngâm bồn thì tránh ngâm lâu). Nếu dùng các loại miếng dán giảm đau thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngoài ra, có 1 cách có hiệu quả là đứng dựa sát lưng vào tường, phần eo đẩy vào tường rồi hít hơi vào (bài tập vận động nghiêng xương chậu).

2.2. Những vấn đề về chân (sưng phù chân, giãn tĩnh mạch)

Hiện tượng sưng phù là triệu chứng dễ xảy ra trong thai kì, rất nhiều mẹ bầu ở tam cá nguyệt cuối bị sưng phù nhiều hơn. Triệu chứng này xảy ra do bầu càng nhiều tuần thì lượng máu trong cơ thể càng tăng, dễ gây ra tình trạng chất lỏng trong máu bị tích lại dưới mô hạ bì.

Ngoài ra, do sự chèn ép của tử cung ngày càng lớn, nên sự lưu thông máu của chi dưới kém hơn, mạch máu bề mặt bị phồng lên dẫn đến hiện tượng giãn tĩnh mạch.

Hiện tượng phù nề, giãn tĩnh mạch xuất hiện ở mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường.

Hiểu 1 cách đơn giản thì nếu chân bạn bì phù lên ở mức độ tương ứng với tăng 1cm kích cỡ giày thì độ phù này là bình thường ở mẹ bầu. Tuy nhiên nếu cảm thấy phù nề cả mặt và toàn thân, huyết áp lại bị tăng cao thì rất có khả năng là bị cao huyết áp thai kì, cần phải đến thăm khám bác sĩ để chữa trị.

Mẹ bầu bị phù chân

3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu thường bị phù chân, tê chân. Nguồn: Envato.

Cách khắc phục:

  • Không đứng liên tục trong thời gian dài
  • Khi nằm thì nên nằm nghiêng bên trái
  • Khi nghỉ ngơi thì nên để chân cao lên 1 chút
  • Uống đầy đủ nước (1 ngày 2 lít)
  • Đi tất chuyên dụng cho giãn tĩnh mạch

Khi cơ thể bị thiếu nước thì sẽ tự động tích nước. Do đó cần uống đầy đủ nước, khi việc nạp nước và bài tiết cân bằng thì sẽ giảm thiểu được tình trạng phù nề.

2.3. Tim đập nhanh – khó thở

Khi mang thai, lượng máu lưu thông tăng lên, vào tam cá nguyệt cuối, thì lượng máu lưu thông tăng khoảng 40%đến 50% so với trước khi mang thai.

Do đó, tim cũng cần hoạt động nhiều hơn để có thể lưu thông máu trong toàn cơ thể, dẫn đến hiện tượng tim đập nhanh, khó thở.

Cách khắc phục:

Nếu nghỉ ngơi yên tĩnh mà thấy khỏe hơn thì không cần phải lo lắng. Hãy chú ý vận động chậm rãi.

Nếu nghỉ ngơi yên tĩnh mà vẫn không thấy đỡ, ngoài triệu chứng tim đập nhanh, khó thở còn bị ho, phù nề toàn thân, mệt mỏi thì cần phải tham vấn ý kiến bác sĩ.

  1. Làm gì khi thai 40 tuần chưa chuyển dạ?
  2. Móng giò có thực sự giúp mẹ tăng sữa?
  3. Đồ nhất thiết phải mang theo khi đi đẻ

2.4. Thiếu máu

Khi mang thai, lượng máu lưu thông tăng lên, nhưng số lượng hồng cầu lại không tăng nhiều bằng tỉ lệ tăng của lượng máu tổng thể, nên dễ gây ra thiếu máu.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu máu nhẹ là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường trong thai kì, nên không cần phải lo lắng nhiều.

Nếu bị tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt, thì nên đi thăm khám để biết là nguyên nhân có phải do thiếu máu hay không, có cần phải chữa trị hay không. Đừng tự ý bổ sung thực phẩm chức năng hay bổ sung quá nhiều sắt mà chưa hỏi qua ý kiến bác sĩ.

2.5. Sự thay đổi dịch âm đạo ở mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Giai đoạn này sẽ thấy ra nhiều dịch âm đạo màu trắng, nhầy. Tuy nhiên, nếu thấy đi kèm xuất huyết thì có khả năng là triệu chứng sinh non hay có cơn chuyển dạ.

Cách khắc phục:

Ngoài hiện tượng ra nhiều dịch âm đạo hơn, nếu thấy âm hộ bị đỏ, ngứa nhiều, hay màu sắc và hình thái dịch âm đạo khác thường, thì có khả năng đã bị nhiễm nấm (candida chẳng hạn), khuẩn (e.coli chẳng hạn).

Hãy khẩn trương đi bác sĩ thăm khám.

2.6. Cảm giác bất an, mất ngủ

Ngày sinh càng đến gần, chắc hẳn mẹ bầu thường cảm thấy lo lắng “liệu có mẹ tròn con vuông hay không…”, nhiều khi cảm thấy bất an, bồn chồn.

Cách khắc phục:

Cố gắng thư giãn đầu óc, không lo lắng quá nhiều, có thể đi tản bộ, nghe nhạc trước khi ngủ để thư giãn.

2.7. Chứng ợ nóng

Tử cung lớn dần gây chèn ép dạ dày, có thể gây nên cảm giác buồn nôn, ợ nóng hay bị ợ hơi.

Cách khắc phục: 

Hãy giảm bớt lượng ăn trong 1 bữa, chia ra nhiều bữa nhỏ. Sau khi ăn xong thì đừng nằm ngay xuống.

3. Chuẩn bị tâm thế cho cuộc sinh nở sắp tới

Khi bụng ngày càng lớn thì sẽ làm cho mẹ bầu cảm thấy rất mệt sau khi đi bộ hay hoạt động. Do đó nên bắt đầu chuẩn bị sớm cho cuộc sinh nở sắp tới và cho em bé sắp sửa chào đời.

Nên chuẩn bị sớm 1 chút để có thời gian từ từ lo liệu không cần gấp gáp.

4. Những việc cần chuẩn bị trước cuộc sinh nở

4.1. Chuẩn bị đồ dùng cho em bé

Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh

Mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ hãy chuẩn bị sẵn sàng giỏ đồ đi sinh bất cứ lúc nào nhé. Nguồn: Envato.

Mẹ bầu hẳn là rất háo hức chuẩn bị đồ dùng cho bé yêu sắp chào đời, nhưng cũng đừng mua quá nhiều dẫn đến lãng phí nhé.

Hãy liệt kê ra những đồ dùng theo mức độ cần thiết từ những cái cần sử dụng ngay sau khi sinh cho đến những thứ chưa cần ngay lập tức, để có thể mua sắm 1 cách hợp lý, tránh lãng phí.

4.2. Chuẩn bị cho cuộc sinh nở

Hãy chuẩn những đồ cần thiết để đi sinh vào khoảng tuần thứ 30 của thai kì. Liệt kê ra những thứ thực sự cần thiết sẽ sử dụng luôn để mua sắm hợp lý.
Hãy nhớ đặt lịch sinh tại bệnh viện bạn nhé.

4.3. Những đồ dùng cần thiết khi nhập viện sinh

  • Chuẩn bị những thứ cần thiết để làm thủ tục nhập viện, những thứ cần phải nộp cho bệnh viện: Hãy xác nhận với bệnh viện bạn dự định sinh để biết cần chuẩn bị trước giấy tờ thủ tục gì nhé.
  • Những đồ dùng cần thiết khi nằm viện: Tùy từng bệnh viện mà đồ cần chuẩn bị có thể khác nhau. Hãy xác nhận với bệnh viện trước để chuẩn bị sẵn đồ dùng như cốc uống nước, khăn, quần áo mặc…
  • Đồ dùng cho em bé như sữa, bình sữa, quần áo, bỉm…

4.4. Sự hỗ trợ từ người thân

Vào tam cá nguyệt cuối, mẹ bầu sẽ có rất nhiều sự thay đổi ở cả cơ thể và tâm lý, gặp nhiều bất an. Nếu như xung quanh mọi người cứ hay hỏi “vẫn chưa sinh cơ à?” sẽ làm cho mẹ bầu chịu thêm nhiều áp lực.

Vì vậy những người trong gia đình nên tâm sự để biết được những lo lắng bất an của mẹ bầu 3 tháng cuối, cùng nhau chia sẻ, cùng nhau vui vẻ hơn để tâm lý mẹ bầu có thể thoải mái hơn.

Hãy cho mẹ bầu cảm giác mọi người đều luôn ở bên cạnh cùng mẹ bầu chuẩn bị háo hức cho cuộc vượt cạn sắp tới.

Tags: mẹ bầu 3 tháng cuối, mẹ bầu bị đau lưng, mẹ bầu khó thở, mẹ bầu tê chân,

Được quan tâm nhất

Khi vợ sẩy thai bạn nên làm gì?

Khi vợ sẩy thai bạn nên làm gì?

Thời điểm sẩy thai là thời điểm khó khăn...
Những loại thực phẩm dễ gây sảy thai cực kỳ nguy hiểm

Những loại thực phẩm dễ gây sảy thai cực kỳ nguy hiểm

Trong thời kỳ mang thai, bên cạnh những thực...
Mang thai ra máu đỏ tươi cảnh báo cho mẹ bầu

Mang thai ra máu đỏ tươi cảnh báo cho mẹ bầu

Mang thai ra máu đỏ tươi hoặc bất kỳ...

Bài mới nhất

Những tư thế nằm tốt cho bà bầu để thai nhi phát triển

Những tư thế nằm tốt cho bà bầu để thai nhi phát triển

Tư thế nằm cho bà bầu rất quan trọng,...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Gợi ý đặt tên cho bé

Chọn giới tính:

Vui lòng chọn giới tính của bé

Vui lòng nhập thông tin cần tìm

6 loại thực phẩm giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng hơn

1734
Trải qua thời kỳ thai nghén 9 tháng 10 ngày, đến kỳ sinh nở hầu hết các mẹ bầu đều muốn lựa chọn phương pháp sinh thường vì những...

Bảng cân nặng tiêu chuẩn theo từng tuần tuổi thai nhi

3714
Khi mang thai, các mẹ thường đi khám thường xuyên để theo dõi tuần tuổi thai nhi để xem bé có lớn hơn không, chiều cao thế nào, cần...

Dinh dưỡng khi mang thai theo từng tháng các mẹ nên tham khảo

2666
Khi mang thai có nghĩa là bạn đang mang trong mình một sinh linh bé nhỏ. Điều này đồng nghĩa bạn cần tăng lượng dinh dưỡng khi mang thai...

Giỏ chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé, mẹ kiểm tra xem có thiếu món nào không.

1704
Vào giai đoạn cuối thai kỳ mẹ nên chuẩn bị các vật dụng cần thiết cũng như các giấy tờ quan trọng, gói gọn chỉ trong một giỏ nhỏ...