Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Và những điều mẹ cần biết.

bap
1069

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Là một câu hỏi khá phổ biến từ những mẹ bầu lần đầu mang thai. Có rất nhiều vấn đề mẹ bầu cần biết xoay quanh câu hỏi này và bài viết này sẽ giải đáp bằng những thông tin chính xác dưới đây.  

1. Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Đối với một thai nhi phát triển bình thường sẽ có tư thế quay đầu hướng về phía xương chậu, và phần gáy quay về phần bụng. Vậy thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? 

Thông thường, thai nhi quay đầu cũng tùy thuộc vào số lần mang thai của mẹ, nghĩa là nếu lần đầu mang thai thì khả năng quay đầu của thai nhi sẽ rơi vào tầm tuần 34-35. Và những mẹ có kinh nghiệm mang thai trước đó, thì khả năng quay đầu của thai nhi lâu hơn khoảng tuần 36 hoặc 37. 

Nhưng không phải mẹ nào cũng thuận lợi trong quá trình mang thai, theo thống kê có khoảng 25% thai nhi không quay đầu, thậm chí vào tuần 36 vẫn giữ nguyên tư thế mông hướng về tử cung mẹ (6%). Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu đến giờ sinh mà bé vẫn không quay đầu, do có thể sẽ dẫn đến khó sinh và bắt buộc bác sĩ phải can thiệp dao kéo để mổ.

2. Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Dấu hiệu thai nhi quay đầu?

dấu hiệu thai nhi quay đầu

Dấu hiệu nhận biết thai nhi quay đầu – Nguồn: Nguoiduatin

Việc nhận biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu cũng có nhiều cách để chẩn đoán như: 

  • Khi thăm khám bác sĩ, mẹ sẽ được biết vị trí thai nhi bằng máy nghe tim thai hay để chính xác hơn thì sẽ sử dụng siêu âm. 
  • Bản thân mẹ cũng có thể theo dõi việc quay đầu của bé tại nhà chẳng hạn dùng tay nhấn vào xương mu, khi thấy cứng, tròn thì khả năng cao là đầu của bé. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nhiều mẹ nhầm lẫn phần mông vì độ cứng, nhưng thực chất phần mông sẽ mềm hơn đầu. 
  • Dùng tai nghe nhịp tim thai là lựa chọn hữu ích, mẹ có thể nhờ bố lắng nghe âm thanh tại phần bụng dưới, nếu có nhịp đập nghĩa là bé đã quay đầu. 
  • Ngoài ra, mẹ cũng có thể tự nhận biết dấu hiệu quay đầu của con qua tiếng nấc, đập nhẹ trong phần bụng dưới hoặc cảm giác cú đá mạnh phía bụng trên. Đây là những cử động của bé bên trong bằng tay, ngón tay, đầu gối và bàn chân đấy. 

3. Trường hợp thai nhi không quay đầu trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Ngôi thai ngược có nguy hiểm không

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Ngôi thai ngược có nguy hiểm không? – Nguồn: pk43nguyenkhang

Khi vào tuần 32-34, nếu nghi ngờ thai nhi chưa quay đầu thì mẹ nên thăm khám bác sĩ để xác định rõ ràng tư thế của bé ngay. Nhưng mẹ cũng nên biết rằng tư thế của thai nhi có thể thay đổi vào khoảng thời gian trên. Còn vào cuối thai kỳ, thai nhi không có khả năng quay đầu nữa, được gọi là ngôi thai ngược. 

Khi thai nhi không quay đầu mẹ sẽ dễ gặp những rắc rối như: 

  • Khả năng sinh mổ cao
  • Kéo dài thời gian sinh 
  • Lưng đau dữ dội thay vì tử cung
  • Bác sĩ sẽ can thiệp bằng những thủ thuật lấy thai

4. Nguyên nhân ngôi thai ngược

Với thai ngược cũng có nhiều nguyên nhân tác động từ bản thân người mẹ: 

  • Mẹ mắc phải u xơ tử cung
  • Nước ối quá nhiều hoặc ít 
  • Đa thai cũng là nguyên nhân chủ yếu, chẳng hạn bé song sinh sẽ đối nghịch tư thế nhau. 
  • Tử cung của mẹ không đều hoặc kích thước khác thường. 
  • Dây rốn quá dài cũng không ngoại lệ 

Đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra thai ngược ở mẹ bầu, vậy nên mẹ cần đi thăm khám thường xuyên để được tư vấn, hỗ trợ từ bác sĩ chuyên môn.

5. Xử lý tình trạng thai nhi không quay đầu như thế nào?

thai nhi không quay đầu phải làm sao

Những bài tập yoga rất có ít cho thai nhi không quay đầu – Nguồn:conlatatca

Không có một phương pháp cụ thể nào để giúp thai nhi quay đầu, vì chưa được kiểm chứng. Nhưng thông thường, các mẹ bầu đểu áp dụng những cách sau, và hầu như không có tác động tiêu cực đến bé nên mẹ có thể tham khảo: 

  • Tập thể dục trong quá trình mang thai:

Nhiều bác sĩ cũng khuyến cáo, mẹ bầu nên áp dụng bài tập thể dục sử dụng cả tay, chân để tập cho hông sẽ dễ sinh hơn. Với những mẹ thai ngược, nên dành ra 2 lần/tuần rèn luyện thể dục, thì khả năng cao thai nhi sẽ quay đầu. 

  • Nằm ngủ đúng tư thế:

Tư thế hoàn hảo nhất cho mẹ bầu là nằm nghiêng trái, điều này không chỉ giúp máu lưu thông nuôi thai hiệu quả, mà còn là lực đẩy làm thai nhi quay đầu. 

  • Yoga:

Không nói quá, đây là môn rèn luyện sức khỏe cực tốt cho bà bầu về tinh thần, cũng như xây dựng khối cơ bên trong vững chắc. Và đặc biệt hỗ trợ thai nhi phát triển tự nhiên, mẹ sinh dễ dàng. 

Vào giai đoạn thai kỳ thứ 2 trở đi, nếu mẹ bầu có dấu hiệu thai ngược, thì phải tăng cường thăm khám bác sĩ chuyên môn. Nhưng mẹ cũng đừng lo lắng, với sự phát triển y khoa ngày nay, tình trạng ngôi thai ngược sẽ được bác sĩ tư vấn và sử dụng kỹ thuật lấy thai an toàn cho mẹ và bé

Tags: Cách giúp thai nhi quay đầu, Dấu hiệu thai nhi quay đầu, sinh mổ, sự phát triển thai nhi, sức khỏe khi mang thai,

Review

Top 5 sản phẩm kem dưỡng da cho bà bầu hiệu quả nhất năm 2021

Top 5 sản phẩm kem dưỡng da cho bà bầu hiệu quả nhất năm 2021

Trong giai đoạn mang thai các bà bầu thường...
Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì để mau chóng hồi phục?

Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì để mau chóng hồi phục?

Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì? Chắc...
[Review] Top 5 thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất hiện nay

[Review] Top 5 thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất hiện nay

Thuốc sắt đóng vai trò quan trọng đối với...

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

1. Cách tính thực đơn dinh dưỡng sinh con...
Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh sinh ra thường bị ghèn vàng...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Gợi ý đặt tên cho bé

Chọn giới tính:

Vui lòng chọn giới tính của bé

Vui lòng nhập thông tin cần tìm

[Review] Top 5 loại thuốc DHA cho bà bầu để thai nhi phát triển khỏe mạnh

2883
Khi mang thai phụ nữ gặp rất nhiều vấn đề nếu không bổ sung đủ vitamin và dưỡng chất như DHA – một dưỡng chất rất quan trọng cho...

10 Loại thực phẩm hàng đầu chữa ốm nghén cho bà bầu

2338
Mỗi khi mang thai bạn sợ nhất là những cơn ốm nghén cứ kéo đến dồn dập khiến bạn mệt mỏi, không thể ăn uống. Biết những điều bạn...

5 cách để giảm tình trạng ợ chua trong khi mang thai

4286
Nếu bạn bị ợ chua khi mang thai, và muốn thoát khỏi cảnh đó ngay, sau đây là 5 cách để dập tắt nó ngay tức khắc. Tôi bị...

Bảng cân nặng tiêu chuẩn theo từng tuần tuổi thai nhi

3765
Khi mang thai, các mẹ thường đi khám thường xuyên để theo dõi tuần tuổi thai nhi để xem bé có lớn hơn không, chiều cao thế nào, cần...