Khi trẻ bước vào giai đoạn từ 12-24 tháng, ngoài sữa mẹ ra, trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn qua các món cháo ăn dặm kiểu Nhật hàng ngày.
Và cháo là một trong những lựa chọn hàng đầu của các bà mẹ do cháo có tính mềm, dễ tiêu hóa, thích hợp cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật.
Thế nhưng, làm sao để món cháo với những hạt gạo nhạt nhẽo có thể hấp dẫn trẻ nhưng vẫn bảo đảm cung cấp đủ dinh dưỡng và đúng khoa học lại là một câu hỏi đang cần lời giải đáp.
Dưới đây là một vài món cháo dinh dưỡng lạ miệng cho các bé. Cách chế biến không tốn nhiều thời gian nhưng vẫn giữ đúng dinh dưỡng khoa học cho trẻ nhỏ – rất thích hợp những bà mẹ bận rộn.
1. Cháo gan, cải thìa
Các mẹ thường nấu cháo thịt đơn giản cho các bé ăn dặm kiểu Nhật, nhưng lại quên rằng, còn một loại thực phẩm cũng cung cấp dinh dưỡng không kém – đó là gan lợn.
Theo nghiên cứu cho thấy cứ trong 100g gan lợn chứa 21,3g protein, 25mg sắt, 8700 đơn vị quốc tế Vitamin A, trong khi ở 100g thịt có nửa mỡ nửa nạc thì số lượng này sẽ là 9,5g protein, 1,4 mg sắt, không có vitamin A.
– Protein đóng góp vào sự phát triển tầm vóc và sức đề kháng của trẻ.
– Chất sắt : nguyên liệu tạo ra huyết sắc tố, có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu.
– Vitamin A: phát triển và giúp trẻ sáng mắt.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
2. Cháo nghêu, rau mồng tơi
Nghêu chứa nhiều canxi, photpho – chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển xương và răng của trẻ trong giai đoạn này. Ngoài ra, axit béo omega 3 và vitamin A đóng góp cho sự hình thành, phát triển não bộ và hỗ trợ thị giác cho trẻ từ 12-24 tháng.
Rau mồng tơi đơn giản, dễ nấu lại rất giàu chất kẽm – rất hiệu quả với các bé bị táo bón.
Nguyên liệu:
Chế biến:
3. Cháo cá lóc với khoai tây, cà rốt
So với thịt, cá có giá trị dinh dưỡng cao hơn – tỉ lệ chất đạm đáng kể, dễ tiêu và ít mỡ – rất thích hợp cho bé từ 12-24 tháng tuổi. Thêm nữa, cá lóc có khá nhiều axit amin cần thiết mà cơ thể bé không tự tạo ra được, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng.
Nguyên liệu:
Chế biến:
Lưu ý: cá lóc có khá nhiều xương nhỏ. Các mẹ nên cẩn thận khi lọc, tránh cho bé mắc xương.
Mách bạn:
Cá tuy dinh dưỡng cao, nhưng tuyệt đối không nên sử dụng cá kém tươi hoặc ươn. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số mẹo giúp các mẹ lựa được cá tươi, ngon để chế biến các món ăn dặm kiểu nhật cho bé.
Bộ phận | Dấu hiệu cá tươi | Dấu hiệu kém tươi hoặc ươn |
Thân cá | – Co cứng, để trên bàn tay không thõng xuống. | – Mềm nhũn, để trên bàn tay quằn xuống dễ dàng. |
Mắt cá | – Lồi, trong suốt. | – Mắt lõm và khô, đục. |
Vẩy cá | – Vẩy tươi, sáng lóng lánh, dính chặt vào thân. | – Vẩy không sáng hoặc mờ, lỏng lẻo, dễ tróc, có mùi hôi ươn. |
Bụng cá | – Bình thường, không phình, không bị vỡ, hậu môn nhỏ, lõm hoặc phẳng. | – Bụng phình, hậu môn lồi hoặc đỏ bầm. |
Thịt cá | – Thịt rắn chắc, dính chặt vào xương sống. | – Thịt mềm, dùng ngón tay ấn vào để lại vết ấn trong thời gian lâu, thịt tróc ra khỏi xương dễ dàng. |
Mùi | – Mùi tanh đặc trưng của cá, không có mùi lạ. | – Mùi hôi, ươn, mùi kháng sinh. |
Hãy cùng Dayconkieunhat.vn xây dựng cho trẻ một chế độ ăn dặm kiểu Nhật lành mạnh và giàu dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển tốt cả về sức khỏe và trí não.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)