Phương thuốc thần kỳ chữa mồ hôi trộm ở trẻ

bap
9595

Mồ hôi trộm ở trẻ khiến rất nhiều bậc bố mẹ lo lắng. Đôi lúc vì thiếu hiểu biết khiến bố mẹ lo lắng thái quá. Vì vậy bạn cần có kiến thức cần thiết về chứng mồ hôi trộm ở trẻ để có phương pháp chữa trị phù hợp.

1. Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý:

Phương thuốc thần kỳ chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Mồ hôi trộm ở trẻ khiến bạn lo lắng.

Mồ hôi trộm sinh lý: Trẻ bị đổ mồ hôi trộm là vì sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định.

Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ, phụ huynh đừng quá lo lắng.

Mồ hôi trộm bệnh lý: Thường xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết nhiều nhưng không liên quan đến thời tiết.

Đồng thời kèm những biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, X-quang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm).

Vì ra mồ hôi quá nhiều và liên tục, cơ thể trẻ sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị cảm lạnh, dễ bị viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản… Nếu hiện tượng này kéo dài và liên tục sẽ làm cơ thể trẻ dễ bị suy kiệt.

2. Nhận biết mồ hôi trộm ở trẻ:

Phương thuốc thần kỳ chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Khi thấy trẻ quấy khóc nhiều bạn hãy kiểm tra xem trẻ có bị mồ hôi trộm hay không nhé.

Những dấu hiệu và triệu chứng để xác định trẻ mắc chứng mồ hôi trộm thường gặp là trẻ quấy khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không yên giấc, hay giật mình thức giấc nửa đêm. Nguyên nhân là do trẻ thiếu vitamin D hoặc do cha mẹ ủ con quá kỹ.

Trẻ bị thiếu vitamin D trong giai đoạn mới sinh thường mắc chứng ra mồ hôi trộm. Trẻ dưới 1 tuổi đa số thiếu vitamin D do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất.

Ngoài ra, trẻ sinh non, trẻ sinh nhẹ cân, trẻ mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ còi xương… cũng bị thiếu hụt vitamin D trầm trọng.

Nếu để ý, các bậc phụ huynh dễ nhận thấy trẻ thường hay bị mồ hôi nhiều ở trán, vùng gáy ngay cả khi thời tiết đang lạnh, đặc biệt là lúc trẻ ngủ nên trẻ hay rụng tóc ở phần sau gáy.

Một số trẻ bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm vì mẹ đắp quá nhiều chăn hoặc phòng ngủ của trẻ quá bí hơi không có chỗ thông gió, khiến trẻ thấy ngột ngạt, khó chịu và thường toát mồ hôi.

Trong trường hợp này, ra mồ hôi trộm không phải là một chứng bệnh, cha mẹ chỉ cần làm thông thoáng chỗ trẻ ngủ là có thể khắc phục tình trạng này.

3. Nguy hiểm nếu không chữa mồ hôi trộm ở trẻ kịp thời:

Trẻ dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp: Chứng đổ mồ hôi đêm ở trẻ em (không kể trường hợp do bệnh lý về tim mạch, tuyến giáp, lao phổi…) nếu không lau kịp, mồ hôi ra nhiều ướt đẫm bề mặt da và ngấm vào bên trong cơ thể, khiến trẻ bị nhiễm lạnh gây ho, viêm phế quản, viêm phổi.

Và lúc này sẽ thực sự tai hại khi bé còn nhỏ mà phải dùng kháng sinh dài ngày để điều trị viêm phế quản, kháng sinh có thể diệt luôn cả hệ vi sinh đường ruột làm cho bé biếng ăn, ăn không ngon miệng, khó tiêu, đầy chướng khó chịu, sụt cân nhanh chóng.

Biện pháp chữa mồ hôi trộm cho bé.

Mồ hôi trộm ở trẻ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh.

Làm tăng nặng tình trạng thiếu canxi: Ra mồ hôi nhiều cũng dẫn đến hậu quả thiếu canxi nhẹ vì trong thành phần mồ hôi có canxi. Canxi trong máu có vai trò kìm hãm sự kích thích của thần kinh, đặc biệt là cần thiết cho sự phát triển của hệ thống xương khớp của trẻ. Thiếu canxi nhẹ ở trẻ nhỏ gây khó ngủ, hay quấy khóc, dễ ọc sữa, són phân, són nước tiểu.

Gây mất muối, mất nước: Nếu mồ hôi trộm ra quá nhiều, trẻ dễ bị mất các chất điện giải (rối loạn cân bằng các ion Natri, Kali…), làm cơ thể trẻ dễ khô da, nhăn, háo khát, mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy kiệt dần, dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn.

Tình trạng ra mồ hôi khi ngủ kéo dài gây mất nước, trẻ dễ bị táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, cơ thể nóng, nhiệt, rối loạn tiêu hóa, cơ thể mất trạng thái cân bằng, ảnh hưởng quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Trẻ dễ bị rôm sảy, viêm da: Ra mồ hôi nhiều còn làm lỗ chân lông giãn ra, là nơi ứ đọng các chất cặn bã, dễ bị viêm nhiễm, mụn nhọt, rôm sảy, ngứa…

4. Mẹo hay giúp trẻ không còn mồ hôi trộm những ngày nắng nóng

Bổ sung vitamin D thường xuyên cho trẻ: Nếu có dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin D và canxi, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin D dưới dạng uống cho con. Ngoài ra, có một cách giúp tăng cường tổng hợp Vitamin D tự nhiên, đó là cho trẻ tắm nắng 15 – 20 phút vào mỗi buổi sáng (tốt nhất là thời điểm từ 6 – 8 giờ sáng nếu mùa hè, 7 – 9 giờ sáng nếu mùa đông).

Thường xuyên lau khô người bé khi đổ mồ môi: Cha mẹ nên để ý và theo dõi thường xuyên, nếu trẻ có dấu hiệu đổ mồ hôi thì nên dùng khăn mềm lau khô mồ hôi. Đồng thời nên giữ cho nhiệt độ phòng luôn thoáng mát để trẻ có thể ngủ ngon hơn và bớt ra mồ hôi vào ban đêm. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Không nên quấn bé quá kĩ trong chăn, tã lót.

Bổ sung đầy đủ nước thường xuyên: Có thể cho bé bú mẹ hoặc uống nước thường xuyên, lượng nước tùy thuộc theo cân nặng và nhu cầu của trẻ. Mục đích là tránh để trẻ bị mất nhiều nước và bù lại lượng đã mất đi qua mồ hôi. Tránh để trẻ nghịch nhiều gần giờ đi ngủ, sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ và dẫn đến toát mồ hôi trộm ban đêm.

Cho trẻ ăn đủ chất như bột, đạm, béo và vitamin, khoáng chất, bổ sung nước, nên ăn những thực phẩm có tính mát như các loại rau xanh, hoa quả, hạn chế các thức ăn cay nóng (dễ làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, nổi mụn, mẩn ngứa).

Phơi nắng cho trẻ đúng cách:

Tắm nắng rất tốt trong điều trị mồ hôi trộm ở trẻ

Tắm nắng đúng cách là phương pháp chữa mồ hôi trộm ở trẻ hiệu quả.

Phơi nắng giúp bé bổ sung thêm canxi, vitamin D nhưng phơi nắng thế nào để cơ thể bé hấp thu được tốt nhất? Nhiều người vẫn cho con đi phơi nắng đều đặn nhưng hiệu quả lại không cao, đó hoàn toàn do cha mẹ chưa biết cách phơi nắng cho con sao cho khoa học. Khi phơi nắng, cha mẹ cần chú ý những điều như sau:

– Mẹ nên tắm nắng cho bé đều đặn. Ánh nắng tốt nhất là lúc trước 8 giờ sáng (thường từ 6g30 – 7h30). Vào mùa đông, việc tắm nắng cho bé có thể diễn ra chậm hơn, vào khoảng 9 – 10 giờ. Thời lượng tắm nắng khoảng 15 – 30 phút.

– Nên chọn nơi tắm nắng ít gió lùa để tránh bé bị nhiễm lạnh vì lúc này hệ hô hấp của trẻ vẫn còn khá yếu.

– Hãy để da bé tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt. Cha mẹ nên kéo áo lên phơi để da bé hấp thu được ánh nắng tốt nhất.

– Khi phơi nắng, chú ý cần tránh không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt, đầu bé vì tia cực tím khá mạnh có thể khiến não, mắt bé bị tổn thương.

– Hãy để các bộ phận cơ thể trẻ lần lượt tiếp xúc với ánh nắng. Ba mẹ có thể phơi lần lượt từ lưng, bụng, chân…

Một số món ăn có thể giúp hạn chế chứng mồ hôi trộm ở trẻ

– Cháo trai: Trai luộc chín, thái nhỏ. Nấu cho nhừ thịt trai cùng 50g gạo nếp, 50g gạo tẻ. Cháo sôi bỏ thêm nắm lá dâu non đã thái nhỏ, một chút mắm. Cho trẻ ăn 2 lần trong ngày, dùng 3-5 ngày.

– Cháo sò, hến: Sò biển 100g, hến 100g luộc chính thái nhỏ, rễ cây hẹ 3g rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo 50g xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn 1 lần/ngày, trong 3 – 5 ngày.

Cháo cá quả giúp chữa mồ hôi trộm hiệu quả cho bé.

Cháo cá quả giúp chữa mồ hôi trộm ở trẻ.

– Cháo cá quả: Cá quả 200g hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc. Xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo, ngũ vị xay thành bột mịn, cho vào nước lọc xương cá quấy đều đun nhỏ lửa, khi cháo chín, cho gia vị, thịt cá đun sôi.

– Canh rau ngót: 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn.

Cháo nếp cẩm: Trẻ đang ăn dặm, mẹ có thể xay bột nếp cẩm hòa với cháo cho bé. Mỗi bữa bột của bé, cho vào 1 nửa thìa cafe bột gạo nếp cẩm còn nguyên cám. Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho một nắm gạo nếp cẩm vào món cháo thông thường hoặc nấu thành xôi cho bé ăn.

Chúc các mẹ có thể trị dứt điểm tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ và chăm con khỏe mạnh hơn!

Tags: benh thuong gap o tre, cham soc be, mồ hôi trộm bệnh lý, mồ hôi trộm ở trẻ, phương thuốc chữa mồ hôi trộm,

Review

Top 5 loại sữa non cho trẻ sơ sinh mẹ phải biết

Top 5 loại sữa non cho trẻ sơ sinh mẹ phải biết

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non...
Top 5 loại sữa tươi cho bé 1 tuổi

Top 5 loại sữa tươi cho bé 1 tuổi

Bên cạnh sữa bột thì sữa tươi là một...
Review 5 loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Review 5 loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Với đa dạng các loại thuốc hạ sốt cho...
Top 5 loại gối ôm cho bé các mẹ cần biết

Top 5 loại gối ôm cho bé các mẹ cần biết

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự...

Được quan tâm nhất

Trẻ bị tiêu chảy mẹ nên làm gì và ăn gì?

Trẻ bị tiêu chảy mẹ nên làm gì và ăn gì?

Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa khá...
Phương thuốc thần kỳ chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Phương thuốc thần kỳ chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Mồ hôi trộm ở trẻ khiến rất nhiều bậc...
Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thường gặp...

Bài mới nhất

Trẻ sơ sinh bị vàng da và cách điều trị an toàn, hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị vàng da và cách điều trị an toàn, hiệu quả

Việc điều trị cho trẻ sơ sinh bị vàng...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D và hướng dẫn bổ sung vitamin D cho bé đúng cách

3304
Vitamin là một trong những thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Sự kết hợp hài hòa giữa dinh dưỡng...

Tất tần tật những hiểu biết về bệnh ho ở trẻ từ 0 – 3 tuổi

3454
Bệnh ho là căn bệnh thường gặp ở trẻ, ho thường kéo dài trong vòng 2 tuần và tôi thường lo lắng về sự khó chịu của con mỗi...

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ và phương pháp điều trị

4013
2 tuổi, bé Trung (Long Biên, Hà Nội) vẫn chưa biết nói, cũng không tỏ ra tình cảm với bố mẹ, người thân. Ai gọi, hỏi, bé cũng lờ...

Trẻ bị viêm da cơ địa mẹ nên làm gì?

892
Những dấu hiệu da khô ráp, tổn thương da, kèm theo biến chứng đau rát từ mụn, thì rất có thể con bạn đã bị viêm da cơ địa....