Nhiều bố mẹ vẫn chưa biết nên xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh bị nấc, cũng như nguyên nhân từ đâu. Trong bài viết này, Dayconkieunhat.vn sẽ tổng hợp những cách điều trị cơn nấc ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ dễ dàng áp dụng.
Đối với trẻ sơ sinh, hiện tượng nấc hay nấc cụt xảy ra rất thường xuyên, nguyên nhân là do cơ hoành và cơ liên sườn bị tác động bất ngờ, kéo theo nắp thanh môn đóng lại gây hiện tượng trên. Và hiện tượng nấc sẽ lặp lại nhiều lần sau mỗi quãng ngắt.
Xét đến lý do nấc ở trẻ sơ sinh, thì có 3 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này:
Khi trẻ bú bình sai tư thế tạo điều kiện cho lượng khí đi vào dạ dày, và nếu lượng khí vượt quá mức cho phép bên trong dạ dày thì sẽ kích thích cơ hoành gây co thắt, dẫn đến nấc cục. Hoặc trong trường hợp, trẻ bú quá no cũng là nguyên nhân gây ra nấc.
Trong giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, và khi thức ăn đi vào bên trong thì cơ thực quản dưới (LES) chưa thể thực hiện chức năng đóng, mở như người lớn nên làm cho Axit dạ dày bị đẩy lên cổ họng gây nấc.
Nếu nhiệt độ thay đổi từ nóng sang lạnh đột ngột, thì dễ làm cho làn khí lạnh đi vào phổi và gây nấc.
Đây chỉ mới là 3 nguyên nhân phổ biến gây nấc ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, có những trường hợp trẻ bị nấc là do ô nhiễm không khí, dị ứng, hoặc hen suyễn.
Đa phần hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh đều là dạng sinh lý, và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nhưng khi nấc quá nhiều, hoặc mạnh thường xuyên sẽ làm bé mệt mỏi, nôn mửa.
Đặc biệt hơn, nếu tình trạng nấc của bé diễn biến quá lâu mà chưa khỏi dù áp dụng nhiều biện pháp, thì bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ ngay để được chỉ định điều trị phù hợp.
Dù hiện tượng nấc ở trẻ sơ sinh là bình thường và tự hết, nhưng điều này có thể gây khó chịu cho bé và làm bố mẹ xót lòng. Vì thế, bố mẹ nên xem những cách chữa chữa trị nấc cho bé đơn giản dưới đây:
Với trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu tiên, nếu bé bị nấc cục thì mẹ hãy cho con bú nhiều hơn, vì điều này sẽ làm cơ hoành thư giãn và cơn nấc của trẻ sẽ tự hết.
Đây là một mẹo trị nấc cụt an toàn cho bé. Mẹ chỉ cần dùng tay bịt 2 bên tai bé trong 30 giây và thả ra. Tiếp đến, mẹ hãy bóp 2 cánh mũi của bé lại cùng với động tác bịt miệng con, và lặp lại 10-15 lần.
Hành động này sẽ làm cơ hoành căng cứng không co lại, và ngăn cơn nấc của trẻ.
Khi trẻ nấc do trào ngược dạ dày, mẹ có thể áp dụng cách vỗ lưng để điều trị. Cách này rất đơn giản, mẹ chỉ cần chụm tay và vỗ nhẹ lên lưng bé với tư thế nằm hoặc bế dựa người đến khi bé ợ hơi là được.
Cách này nên dùng cho những trẻ trên 6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm để hạn chế dị ứng. Hiệu quả của phương pháp này là vị ngọt sẽ làm dịu sự kích thích của cơ hoành và cơn nấc sẽ tự hết.
Nếu mẹ không muốn sử dụng đường cho trẻ, thì mật ong là nguyên liệu thay thế tốt nhất để trị nấc. Vì cũng giống đường, mật ong có khả năng làm giảm kích thích của cơ hoành dẫn tới ngăn ngừa nấc cụt.
Nhưng vì mật ong dễ gây dị ứng cho trẻ, nên theo khuyến cáo chỉ nên dùng với trẻ đã ăn dặm nhé.
Nếu bé bị nấc sau mỗi lần bú bình, thì khả năng cao là do không khí đã vào bên trong. Thế nên, mẹ hãy thay đổi tư thế để hạn chế tối đa không khí môi trường bên ngoài xâm nhập vào.
Từ những mẹo đơn giản trên, bố mẹ rất dễ áp dụng ngay tại nhà khi bé có hiện tượng nấc. Và khi áp dụng, bố mẹ phải luôn nhẹ nhàng trên cơ thể con để không gây tổn thương gì nhé.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc thường sẽ không nguy hiểm, và có nhiều cách đơn giản mà bố mẹ có thể áp dụng để giúp bé chấm dứt sự khó chịu này.
Mong rằng bài viết mang đến những kiến thức bổ ích, cũng như hiệu quả cao khi bố mẹ áp dụng cho con mình.
Vui lòng chọn giới tính của bé
Vui lòng nhập thông tin cần tìm