Trẻ sơ sinh bị vàng da và cách điều trị an toàn, hiệu quả

bap
887

Việc điều trị cho trẻ sơ sinh bị vàng da được nhiều mẹ quan tâm, vì loại bệnh này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn những biến chứng nếu không phát hiện kịp thời. Do đó, bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về trẻ sơ sinh bị vàng da và cách điều trị an toàn, hiệu quả từ Y học tiên tiến hiện nay. 

1. Phân biệt bệnh lý vàng da ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị vàng da được chia thành 2 loại chính gồm vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý. Mỗi loại có diễn biến khác nhau, chẳng hạn vàng da sinh lý không khiến bé nguy hiểm và tự khỏi sau một thời gian. Nhưng khi trẻ sơ sinh được chẩn đoán vàng da bệnh lý, thì khả năng cao gây ảnh hướng đến sự phát triển của trẻ. 

Thế nên, bố mẹ cần phải tìm hiểu cách phân biệt vàng da ở trẻ sơ sinh để phát hiện kịp thời, cũng như dùng biện pháp điều trị hợp lý. 

1.1. Trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý

trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý

Trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý – Nguồn: SYTHN

Đây là biểu hiện vàng da nhẹ ở trẻ sơ sinh, và đối với trẻ sinh đủ tháng thì sau 24 giờ sẽ xuất hiện dấu hiệu vàng da. Nhưng biểu hiện vàng da sẽ sớm biến mất sau 1 tuần với trẻ sinh bình thường, và 2 tuần khi trẻ sinh non. 

Thêm vào đó, vàng da sinh lý ở trẻ không gây nguy hiểm hay kèm triệu chứng chẳng hạn bỏ bú, thiếu máu, và thường xuất hiện vàng da tại một số vùng nhất định trên cơ thể bé như cổ, ngực, phần bụng,…

Lý do loại vàng da này không gây biến chứng là vì lượng Bilirubin trong máu giao động từ 12-14mg% và tốc độ sản sinh Bilirubin dư thừa dưới 5mg% trong 24 giờ. 

Hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh được nhận biết dễ dàng với nước tiểu có màu vàng, hoặc màu hơi tối kèm theo phân màu nhạt. Vì thế, các mẹ có thể dễ dàng phát hiện trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý trong quá trình chăm sóc bé.

Đồng thời, loại vàng da sinh lý sẽ mau chóng khỏi khi bé được 2 tuần tuổi, vì lúc này chức năng gan của bé đã có thể hoạt động để đào thải bilirubin dư thừa ra ngoài cơ thể.

1.2. Trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý 

Trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý

Trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý – Nguồn: BVĐKQT Bắc Hà

Ngược lại, khi trẻ sơ sinh chào đời được chẩn đoán vàng da do bệnh lý thì sẽ rất nguy hiểm, và bệnh vàng da này sẽ xuất hiện ở trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh. 

Với bệnh lý vàng da ở trẻ, các chuyên gia có những phỏng đoán sau: 

  • Trẻ có nhóm máu hệ (ABO, Rh) bất đồng với mẹ.
  • Cơ thể trẻ khả năng cao mắc bệnh tan máu do thiếu men G6PD, hồng cầu có dạng hình liềm, hoặc bị nhiễm trùng.
  • Mẹ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai.
  • Trẻ mang bệnh gan mật bẩm sinh chẳng hạn teo đường mật, giãn đường mật. 
  • Nồng độ bilirubin ở trẻ tăng đột ngột so với mức bình thường.

Bên cạnh đó, dấu hiệu nhận biết trẻ vàng da bệnh lý có một số biểu hiện cụ thể như: 

  • Trẻ xuất hiện triệu chứng co giật, bỏ bú, lừ đừ,..
  • Vàng da xuất hiện trên toàn cơ thể và không khỏi sau 2 tuần.
  • Màu sắc vàng da đậm hơn loại vàng da sinh lý.

Khi trẻ sơ sinh mắc phải vàng da bệnh lý sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng gồm nhiễm độc thần kinh gây tử vong, hoặc bại não nếu không được điều trị sớm.

2. Trẻ bị vàng da có nguy hiểm không?

Để biết mức độ nguy hiểm của bệnh vàng da, mẹ phải xác định bé nhà mình đang mắc phải vàng da sinh lý, hay bệnh lý.

Nếu trẻ sơ sinh vàng da bệnh lý sẽ rất nguy hiểm và cần được thăm khám, chữa trị từ chuyên gia để tránh kết quả không mong đợi. Và khi trẻ chỉ bị vàng da bình thường thì mẹ có thể an tâm, vì dấu hiệu vàng da sẽ biến mất sau 2 tuần. 

Nhưng dù là vàng da bệnh lý hay sinh lý thì mẹ cũng cần quan sát, chăm sóc con thật kỹ để có thể kịp thời xử lý những biến cố xảy ra nhé.

3. Trẻ sơ sinh bị vàng da và cách điều trị an toàn

Trẻ sơ sinh bị vàng da và cách điều trị

Điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp chiếu đèn – Nguồn: iHS

Trong y khoa hiện đại, phương pháp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh vẫn đang áp dụng 3 cách, và phụ thuộc vào mức độ vàng da mà các bác sĩ sẽ đưa ra loại phù hợp, hoặc sử dụng kết hợp tất cả. 

  • Phương pháp chiếu đèn:

Điều trị vàng da bằng cách chiếu đèn được các bác sĩ sử dụng nhiều nhất, và mang đến hiệu quả cao. Việc sử dụng phương pháp này sẽ làm cho lượng Bilirubin được đào thải dễ dàng qua nước tiểu, hoặc phân của bé.

Hơn nữa, tùy vào cơ thể, các bác sĩ sẽ sử dụng đa dạng loại đèn gồm đèn dạng nội, đèn kẹp chiếu trên dưới, đèn dạng chân, đèn dạng túi quấn để phù hợp từng đối tượng. 

  • Thay máu cho trẻ vàng da:

Các bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp thay máu khi tình trạng vàng da nặng hơn. Phương pháp này có khả năng đào thải được lượng Bilirubin quá cao trong lòng mạch bé, và để áp dụng thay máu, các bác sĩ chuyên môn phải theo dõi, thăm khám bé thật kỹ mới có thể tiến hành.

  • Sử dụng Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch:

Phương pháp này được khuyến cáo khi nguyên nhân vàng da của trẻ sơ sinh là do khác nhóm máu hệ với mẹ. Khi sử dụng loại huyết thanh miễn dịch này, trẻ sơ sinh sẽ giảm được tình trạng vàng da.

Nhưng để an toàn, loại thuốc này phải được bác sĩ chỉ định tiêm, và mẹ không được tự tiện sử dụng cho bé tại nhà. 

Trẻ sơ sinh bị vàng da và cách điều trị của Y học hiện nay có thể đảm bảo được tình trạng sức khỏe của bé, cũng như làm mẹ an tâm. Nhưng ngoài việc điều trị từ các bác sĩ, thì mẹ và bé cũng phải có được một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Tags: chăm sóc trẻ, chăm sóc trẻ sinh non, cham soc tre so sinh, sức khỏe cho bé,

Review

Review 5 loại kem đánh răng cho bé an toàn nhất

Review 5 loại kem đánh răng cho bé an toàn nhất

Khi đến tuổi mọc răng, việc rèn luyện thói...
Review bình sữa Dr Brown chi tiết nhất cho bé và mẹ

Review bình sữa Dr Brown chi tiết nhất cho bé và mẹ

Với tần suất tìm kiếm bình sữa Dr Brown...
Review bình sữa Wesser có tốt cho bé sử dụng không

Review bình sữa Wesser có tốt cho bé sử dụng không

Bình sữa Wesser là thương hiệu quá quen thuộc...
Gối chống trào ngược Babymoov và những điều mẹ cần biết khi mua cho bé

Gối chống trào ngược Babymoov và những điều mẹ cần biết khi mua cho bé

Vấn đề trào ngược dạ dày đang được nhiều...

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng...
Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh sinh ra thường bị ghèn vàng...
Trẻ bị tiêu chảy mẹ nên làm gì và ăn gì?

Trẻ bị tiêu chảy mẹ nên làm gì và ăn gì?

Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa khá...

Bài mới nhất

Trẻ sơ sinh bị vàng da và cách điều trị an toàn, hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị vàng da và cách điều trị an toàn, hiệu quả

Việc điều trị cho trẻ sơ sinh bị vàng...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

6 căn bệnh hay gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi

1878
Sức khỏe là vấn đề cực kì quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên dạy con kiểu Nhật đặc biệt...

Phương pháp điều trị và phòng ngừa những căn bệnh thường gặp cho trẻ

1720
Dạy con kiểu Nhật rất chú trọng đến vấn đề sức khỏe của trẻ bởi trẻ có sức đề kháng yếu, dễ lây nhiễm các căn bệnh thường gặp...

Những lưu ý cần thiết về dinh dưỡng cho bé dưới 6 tháng tuổi

5634
Khi trẻ dưới 6 tháng tuổi cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho bé. Vậy trẻ ở tuổi này cần chế độ ăn uống thế...

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 3 tháng đến dưới 1 tuổi

6773
Trẻ sơ sinh từ 3 tháng đến dưới 1 tuổi. 1. Sốt. Sốt là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Ở trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân thường...