Bệnh quai bị ở trẻ và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

bap
2057

Bệnh quai bị ở trẻ nghe thì có vẻ bình thường nhưng thực ra đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Nếu không điều trị đúng cách rất dễ gây ra biến chứng xấu cho trẻ. Nếu bạn không tin thì hãy đọc ngay những thông tin dưới đây.

Bạn biết gì về bệnh quai bị?

Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ và những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Bệnh quai bị lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi 5 -14 tuổi.

Theo bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng Khoa nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, quai bị là bệnh viêm tuyến mang tai, thường do 2 nguyên nhân: do siêu vi và do vi trùng.

Với các trường hợp do siêu vi thì không cần phải đến bệnh viện điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày. Trong trường hợp này, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà.

Với những trường hợp quai bị do vi trùng, bé có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt.

Nếu không được điều trị sớm, bé có thể xảy ra một số biến chứng như viêm não – màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Tình trạng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh.

Biến chứng thường gặp với bệnh quai bị ở trẻ.

Biến chứng viêm não – viêm màng não: cần phải có sự can thiệp ngay của các bác sĩ. Trẻ có hiện tượng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, nôn, đôi khi co giật.

Viêm màng não tăng lâm ba lành tính: 16% trường hợp bị quai bị mắc phải.

Viêm não: chiếm tỉ lệ 0,5%. Biến chứng này có thể xảy ra ở thời điểm tuyến nước bọt đang sưng viêm hoặc sau đó 2 – 3 tuần lễ.

Biến chứng vào các thần kinh sọ não (0,1%) gây điếc một bên hoặc cả 2 bên tai: Các biến chứng gây viêm thần kinh, viêm tủy, viêm nhiều rễ thần kinh có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp.

Biến chứng viêm tinh hoàn (ở trẻ tuổi dậy thì): biến chứng này thường gặp nhất. Biến chứng xảy ra sau 7-10 ngày viêm tuyến mang tai. Trẻ thường đột nhiên sốt cao 40-41 độ C, lạnh run, nhức đầu, mê sảng, ói mửa, đau bụng, tinh hoàn sưng to.

Tình trạng này kéo dài khoảng một tuần thì giảm. Tinh hoàn sưng to, đỏ, rất đau và kèm sốt cao, có thể teo, gây vô sinh nếu cả 2 tinh hoàn cùng bị. Viêm tinh hoàn chiếm tỉ lệ 2% số trường hợp bệnh quai bị ở trẻ.

Viêm buồng trứng 4%: đau nặng vùng thượng vị, trong nước tiểu có đường (cũng ở trẻ tuổi dậy thì): đau bụng một bên hoặc 2 bên gần vùng hố chậu.

Biến chứng viêm tụy tạng cấp: thường ít gặp nhất, xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ bảy sau khi viêm tuyến mang tai, người bệnh sốt cao, đau bụng, nôn, trụy mạch. Trẻ cần được nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt, giảm đau là có thể hồi phục sau hai tuần.

Điều trị bệnh quai bị ở trẻ:

Bệnh quai bị và cách điều trị

Hiện nay, chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị nên ngoài việc đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế để kiểm tra, cha mẹ cần lưu ý:

– Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.

– Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt, cho uống paracetamol 30mg/kg thể trọng/ngày, chia 3 lần.

– Cho trẻ uống nhiều nước, có thể cho trẻ uống nước ngọt.

– Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm (thường nên giữ trẻ trong nhà ít nhất chín ngày). Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.

– Tránh tự ý bôi hoặc đắp những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.

– Tăng cường vệ sinh răng – miệng – họng: Cho súc miệng bằng nước pha oxy già, nước muối. Ở nơi có lá lốt, rau diếp cá, húng chanh có thể dùng 2-3 thứ cùng đun kỹ, cho ít muối, lọc cho súc miệng hàng ngày nhiều lần. Nếu trẻ có dấu hiệu viêm não màng não, viêm tụy… cần cho đi bệnh viện

– Có thể cho trẻ uống nước ngọt để giúp trẻ dễ ăn hơn.

– Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ có triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn thốc.

– Chườm nóng vùng góc hàm.

– Ăn lỏng khi bệnh nhân nhai và nuốt đau.

– Khi có biến chứng viêm tinh hoàn bệnh nhân cần được nằm nghỉ, sử dụng dụng cụ đeo nâng bìu hoặc mặc quần “nhỏ” chật. Trường hợp đau nhiều có thể chườm túi đá, dùng các thuốc chống viêm. Khi có biến chứng viêm tụy tạng có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc chống nôn…

Phòng tránh trẻ bị bệnh quai bị như thế nào?

– Bệnh nhân cần được cách ly tối thiểu 15 ngày kể từ ngày phát bệnh.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị.

– Gây miễn dịch chủ động bằng vaccine. Các vaccine quai bị đang được sử dụng là vaccine sống, giảm độc lực chỉ cần tiêm một mũi duy nhất vào dưới da. Virus đã được xử lý giảm độc lực khi tiêm vào cơ thể, không còn khả năng gây bệnh và có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại virus gây bệnh quai bị.

Để tránh cho trẻ bị tiêm nhiều mũi thuốc, vaccine hiện đã có loại vaccine kết hợp chống 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella. Loại vaccine kết hợp này được cơ thể dung nạp tốt, có tác dụng gây miễn dịch chắc chắn và bền vững.

– Vaccine không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vaccine, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như: corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ…

Tuy nhiên, không phải cứ chích ngừa là sẽ phòng được bệnh. Trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.

Tags: bệnh quai bị ở trẻ, các bệnh thường gặp ở trẻ, cham soc be, quai bị, sức khỏe cho bé,

Review

Review 5 loại gối chống trào cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay

Review 5 loại gối chống trào cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay

Với những thương hiệu gối chống trào ngược cho...
Review sữa non colostrum có tốt cho bé không?

Review sữa non colostrum có tốt cho bé không?

Trong những năm tháng đầu đời việc cung cấp...
[Review] Bình sữa thủy tinh có tốt không khi mua cho bé sử dụng

[Review] Bình sữa thủy tinh có tốt không khi mua cho bé sử dụng

Nhiều mẹ đang đau đầu khi nhắc đến việc...
[Review] Top kem trị hăm cho bé tốt nhất hiện nay

[Review] Top kem trị hăm cho bé tốt nhất hiện nay

Đâu là những loại kem trị hăm cho bé...

Được quan tâm nhất

Trẻ bị tiêu chảy mẹ nên làm gì và ăn gì?

Trẻ bị tiêu chảy mẹ nên làm gì và ăn gì?

Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa khá...
Phương thuốc thần kỳ chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Phương thuốc thần kỳ chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Mồ hôi trộm ở trẻ khiến rất nhiều bậc...
Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thường gặp...

Bài mới nhất

Trẻ sơ sinh bị vàng da và cách điều trị an toàn, hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị vàng da và cách điều trị an toàn, hiệu quả

Việc điều trị cho trẻ sơ sinh bị vàng...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

Bệnh chàm ở trẻ và cách điều trị dứt điểm

3075
Bệnh chàm là gì? Bệnh chàm có tên y học là eczema, đây là tình trạng bị viêm da mãn tính và sẽ khiến da bị đỏ, khô, tróc...

Các mẹ nhớ cẩn thận những điều này nếu không muốn con bị nổi mày đay

2298
Nổi mày đay là căn bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ mọi lứa tuổi và cả người lớn. Mày đay có rất nhiều nguyên nhân, tuy không phải...

Mách các mẹ mẹo nhỏ điều trị chứng đái dầm ở trẻ

2124
Dạy con kiểu Nhật hôm nay sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin và biện pháp cần thiết giúp bạn hạn chế và chữa trị chứng đái...

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Những điều bố mẹ cần biết

1522
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em khá phổ biến, vì những hoạt động hằng ngày chưa được quan tâm đúng cách, và vô tình gây bệnh cho trẻ....