Các mẹ nhớ cẩn thận những điều này nếu không muốn con bị nổi mày đay

bap
2071

Nổi mày đay là căn bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ mọi lứa tuổi và cả người lớn. Mày đay có rất nhiều nguyên nhân, tuy không phải là bệnh đặc biệt nghiêm trọng nhưng nếu để bé nổi mày đay mãn tính sẽ rất khó lường cho sức khỏe của trẻ.

1. Nổi mày đay là gì?

Nổi mày đay, tên tiếng anh là Urtcaire – Urticaria-Hives-Wheals, là những vết mẫn đỏ, sưng lên trên da. Những vết mẫn đỏ này có hình dáng và kích thước khác nhau, nhưng được xác nhận là có một viền đỏ bên ngoài và một màu trắng nhợt bên trong. Mày đay là điều bình thường. Mày đay thường kéo dài vài giờ đến vài ngày. Mày đay không lây lan, nhưng phát tán trên da. Mày đay có thể xuất hiện bất ngờ và hết bất ngờ.

2. Nguyên nhân gây ra mày đay?

dạy con kiểu nhật chia sẻ về chứng nổi mày đay ở trẻ

Dạy con kiểu nhật chia sẻ về chứng nổi mày đay ở trẻ.

Nổi mày đay là do cơ thể giải phóng ra một chất hóa học gọi là histamine. Có nhiều nguyên nhân gây nổi mày đay và bạn rất khó xác định được. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

– Côn trùng cắn và đốt:  Bé dị ứng với ong và kiến lửa, thì bé có thể bị nổi mày đay khi bị ong đốt hoặc kiến cắn.

– Thức ăn: Bé có thể bị mày đay với những thức ăn mà bé đã ăn. Những loại thức ăn đó có thể là sữa, trứng, bơ đậu phụng, quả hạnh nhân, quả óc chó, đậu nành, cá, sứa…Các gia vị và chất bảo quản trong thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mày đay. Bé bị nổi mày đay do dị ứng với protein có trong thức ăn hoặc do cơ thể phản ứng với các chất hóa học có trong thức ăn bằng cách giải phóng histamine. Một vài bé có thể bị nổi mày đay do những nguyên nhân đơn giản như tiếp xúc với các loại thức ăn nào đó – ví dụ, khi nước ép đổ lên da.

– Dị ứng với thú cưng: Bé có thể bị dị ứng với mèo, ví dụ, bé bị nổi mày đay khi chạm vào mèo. Bé cũng có thể bị nổi mày đay khi tiếp xúc với phấn hoa.

– Bị ốm: Trẻ có thể bị nổi mày đay khi bị cảm lạnh hoặc do truyền nhiễm virus. Mày đay thường kéo dài trong 1 hoặc 2 tuần. Bé cũng có thể bị mày đay do bị truyền nhiễm vi khuẩn.

– Nhiệt độ: Nhiệt độ lạnh thỉnh thoảng cũng có thể gây ra mày đay. Nếu thời tiết đột nhiên thay đổi, thì bé cũng có thể bị nỗi mày đay.

– Thuốc: Thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác cũng có thể khiến bé nổi mày đay.

3. Chữa mày đay như thế nào?

day-con-kieu-nhat-chia-se-ve-chung-noi-may-day-o-tre

Dạy con kiểu nhật chia sẻ về chứng nổi mày đay ở trẻ, ảnh minh họa.

  • Nếu trẻ bị nổi mày đay do dị ứng với thú cưng hoặc phấn hoa, hãy tắm cho trẻ để rửa sạch những chất gây dị ứng đó.
  • Bạn có thể đắp gạc mát, tắm rửa sạch sẽ cho bé để bé cảm thấy dễ chịu và bớt đau hơn. Bạn có thể dùng bông chấm nhẹ lotion calamin lên vùng da bị nổi mày đay cho bé.
  • Không nên mang quần áo chật, bó sát vào vùng da bị mày đay cho bé.
  • Nếu bé cảm thấy không thoải mái khi bị mày đay, bạn hãy mang bé đến gặp bác sĩ, bác sĩ có thể kê đơn để giảm ngứa và sưng cho bé.

4. Khi nào thì khẩn cấp?

Bạn hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức nếu nhận thấy các dấu hiệu sau:

  • Dấu hiệu về hô hấp như: thở khò khè, khó thở
  • Mặt và lưỡi sưng lên
  • Bất tỉnh
  • Khó nuốt
  • Chóng mặt, lâng lâng

Bên cạnh mày đay, thì đây cũng là dấu hiệu của sốc phản vệ, phản ứng này xảy ra do dị ứng, có thể gây tử vong. Con bạn vẫn còn rất nhỏ, vì vậy hệ hô hấp đang còn rất yếu, nên bạn hãy chú ý quan sát và theo sát con khi con bị nổi mày đay.

5. Khi nào thì nên đến gặp bác sĩ?

Hãy gọi bác sĩ nếu mày đay của bé lan rộng.

  • Mày đay lan rộng sau khi bị đốt hoặc có phản ứng với thuốc hoặc thức ăn
  • Mày đay rất nhiều và bé rất yếu (cúm, buồn nôn, ói mửa, đau bụng)
  • Tay, chân, khớp sưng lên

Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nếu mày đay nổi kéo dài hơn một tuần. Thực chất thì mày đay không phải là một căn bệnh nghiêm trọng nhưng những trường hợp mãn tính thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ và kiểm tra xem bé có bị dị ứng với thức ăn, các loại thuốc hay không, sau đó cho bé làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, các bệnh tiềm ẩn hoặc các bệnh về sinh thiết da.

Nếu bạn cho bé uống kháng sinh histamin (tất nhiên là theo toa bác sĩ kê đơn) mà bé cảm thấy không thoải mái hoặc loại thuốc này làm cho bé buồn ngủ, thì hãy gọi cho bác sĩ để được kê toa khác.

Dạy con kiểu Nhật chúc các bé khỏe mạnh!

Tags: bệnh béo phì, bệnh chàm ở trẻ, bệnh cứt trâu ở trẻ, bệnh dị ứng ở trẻ, bệnh mày đay ở trẻ, bệnh quai bị ở trẻ, cách chữa mày đay, Chăm con kiểu nhật, sức khỏe cho bé,

Review

Bánh ăn dặm Nestle có tốt cho bé không?

Bánh ăn dặm Nestle có tốt cho bé không?

Khi bé đến tuổi ăn dặm, nhiều mẹ vẫn...
Review chi tiết ghế ăn dặm Newber mới nhất cho các mẹ

Review chi tiết ghế ăn dặm Newber mới nhất cho các mẹ

Ghế ăn dặm Newber có tốt cho bé không?...
Review 5 loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Review 5 loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Với đa dạng các loại thuốc hạ sốt cho...
Review 5 loại nước súc miệng cho bé bảo vệ răng, miệng tốt nhất

Review 5 loại nước súc miệng cho bé bảo vệ răng, miệng tốt nhất

Việc đánh răng vẫn chưa thể đảm bảo cho...

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Những stt suy ngẫm về cuộc đời được nhiều người ưa thích

Những stt suy ngẫm về cuộc đời được nhiều người ưa thích

34 stt suy ngẫm về cuộc đời được những...
Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...
15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

Trẻ nhỏ rất thích chơi đùa, khám phá thế...

Bài mới nhất

Trẻ em tiếp xúc sớm với internet: Cần định hướng đúng

Trẻ em tiếp xúc sớm với internet: Cần định hướng đúng

Thế hệ gen Z (1996-2014) và gen Alpha (2015-2025)...
TikTok, Instagram bị tố cáo tiếp tay cho nạn trộm xe

TikTok, Instagram bị tố cáo tiếp tay cho nạn trộm xe

Những video quay quá trình “bẻ khóa” chỉ trong...
‘Sự thân mật giả tạo’ với chatbot AI

‘Sự thân mật giả tạo’ với chatbot AI

Cuộc sống cô đơn khiến nhiều người tìm đến...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

12 tips phòng chống bệnh mùa hè ở trẻ

3524
Mùa hè đã thực sự đến trong niềm háo hức của trẻ nhỏ. Chúng đang chờ đợi những giờ phút vui đùa thỏa thích cùng gia đình và bạn...

5 căn bệnh thường gặp ở trẻ gây nguy hiểm bạn nên biết

2982
Bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè. Với đặc điểm nóng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều bệnh, trong đó đáng lưu ý...

[Review] – Cách trị cảm ho cho bé và mẹ khi đang cho con bú.

24505
Cảm, ho ở các mẹ thời kì mang thai và cho con bú rất thường gặp. Nếu không có biện pháp trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng rất nhiều...

Bệnh quai bị ở trẻ và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

1868
Bệnh quai bị ở trẻ nghe thì có vẻ bình thường nhưng thực ra đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Nếu không điều trị đúng cách...