Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Những điều bố mẹ cần biết

bap
1445

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em khá phổ biến, vì những hoạt động hằng ngày chưa được quan tâm đúng cách, và vô tình gây bệnh cho trẻ. Vậy nên, hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này để có thể chăm sóc, giúp đỡ con phòng tránh được bệnh hiệu quả nhất. 

1. Tìm hiểu bệnh chân tay miệng ở trẻ em

tim-hieu-ve-benh-tay-chan-mieng-o-tre-em

Bệnh tay, chân, miệng ở trẻ em – Nguồn: Vinmec

Bệnh tay chân miệng thường thấy ở trẻ em là do các loại virus như Coxsackie A16, Enterovirus typ 71. Mỗi loại sẽ gây ra tình trạng bệnh khác nhau, chẳng hạn Coxsackie A16 không tác động mạnh đến não bộ của bé khi mắc phải, cũng như tự khỏi trong thời gian ngắn. Ngược lại, EV71 hay Enterovirus typ 71 thì sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến não bộ, phổi, cơ tim của trẻ, thậm chí là tử vong.

Bên cạnh đó, nguyên nhân bệnh tay chân miệng cũng liên quan đến những nhóm virus khác gồm Coxsackie A4-A7, A9, A10, hoặc Coxsackie B1-B3, B5. 

Thêm nữa, những loại virus thường lây lan gây bệnh khi trẻ hoạt động tại những nơi không lành mạnh, việc vệ sinh cá nhân sơ sài là điều kiện để virus dễ dàng tấn công vào sức đề kháng của trẻ. Do đó, bố mẹ phải hết sức quan tâm đến sinh hoạt của con thường xuyên để tránh trẻ bị bệnh nhé. 

2. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

dấu hiệu cho biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Những dấu hiệu cho biết bệnh tay chân miệng ở trẻ – Nguồn: BV TUQĐ108

Bệnh có diễn biến phức tạp và nguy hiểm cho con, khi bố mẹ không phát hiện kịp thời để điều trị với bác sĩ chuyên môn. Vì vậy, bố mẹ nên biết những biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: đây là thời gian bệnh chưa bộc phát, mà các virus chỉ mới lưu trú trong cơ thể bé từ 3-6 ngày trước khi tấn công vào cơ quan tế bào. Và triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em trong giai đoạn này là đau họng, sốt từ 37,5 đến 39 độ, răng và miệng đau rát, bỏ bữa,…
  • Giai đoạn phát bệnh: sau thời kỳ ủ bệnh, virus sẽ tấn công trẻ vào 1-2 ngày tiếp theo, kèm theo những biểu hiện như nổi ban mụn nước ở lòng bàn tay, chân, mông và đầu gối. Hình thái của mụn được biết đến là dạng lồi hoặc ẩn bên dưới da, không đau hoặc ngứa.

Ngoài những triệu chứng bệnh lý trên, bố mẹ cũng nên quan sát xem trẻ có những biểu hiện bên dưới không:

  • Quấy khóc không ngừng: không đơn giản chỉ là quấy khóc thông thường các mẹ nhé, vì theo chứng nhận đây là tình trạng não bộ bị nhiễm độc ở giai đoạn nhẹ. Do vậy, khi bắt gặp con khóc cả đêm, hoặc giật mình rồi khóc sau mỗi 15-20 phút thì nên đưa bé đi bệnh viện để được chẩn đoán.
  • Thường giật mình: trong lúc ngủ, hay đang vui đùa mà thấy trẻ giật mình thì rất có thể đã bị nhiễm độc thần kinh, và bố mẹ phải lập tức đưa con đến bệnh viện để khám.

Đây là một số cách nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em phổ biến được bác sĩ, cũng như bố mẹ áp dụng. Và khi trông thấy con có những biểu hiện bất thường nào ở trên, thì việc đưa đi bệnh viện là cần thiết để được khám chữa trị kịp thời.

3. Cách chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ em 

Vấn đề điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em được rất nhiều mẹ quan tâm, cũng như mong muốn tham khảo tiêm phòng ngừa vaccine cho con. Nhưng trong thời buổi hiện tại, y học vẫn chưa có loại vacxin tiêm chủng, và thuốc đặc trị chuyên biệt. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ giúp bé điều trị những triệu chứng diễn biến từ bệnh mà thôi. 

cach-dieu-tri-benh-tay-chan-mieng-o-tre-em

Cách chữa bênh tay chân miệng ở trẻ em – Nguồn: TTKSBTDN

Do đó, bố mẹ nên tham khảo những cách chữa trị triệu chứng gồm: 

  • Trẻ bị sốt cao do bệnh tay,chân, miệng: khi phát bệnh, sốt là dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhất của bệnh, và khi đó nên cho trẻ sử dụng thuốc Paracetamol giảm sốt, đau. Bên cạnh đó, lưu ý rằng không nên sử dụng Aspirin có trong một số loại thuốc giảm sốt trên thị trường nhé, vì dễ gây dị ứng cho con. 
  • Nguồn thực phẩm của trẻ: mẹ nên linh động trong dinh dưỡng của con vào giai đoạn chữa trị bệnh tay, chân, miệng, chẳng hạn không nên ăn đồ cay, nóng sẽ gây đau rát miệng con. Nên mẹ có thể thay thế bằng sữa, cháo, đậu, và đặc biệt là nước và các loại trái cây để cơ thể trẻ không bị mệt mỏi, cũng như được hấp thụ nhiều loại vitamin giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. 
  • Vệ sinh cho trẻ: vấn đề vệ sinh cho trẻ rất quan trọng, mẹ hãy tắm rửa cho con thường xuyên bằng nước có tính diệt khuẩn cao chẳng hạn lá chè xanh, rau chân vịt,..và phải sử dụng Betadine dung dịch để bôi lên những nốt mụn nước nhằm giúp trẻ điều trị nhanh hơn.

Đối với bệnh chân tay miệng ở trẻ em, bố mẹ phải quan tâm đến trẻ thường xuyên, và theo dõi xem cơ thể trẻ có diễn biến lạ thường không để có biện pháp điều trị thích hợp hơn.

4. Phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ

Nên vệ sinh sạch sẽ để phòng tránh bệnh cho bé

Cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em – Nguồn: VvsddTN

Nhằm tránh những loại virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ, bố mẹ nên lưu ý đến vấn đề vệ sinh, thực phẩm trong sinh hoạt hằng ngày. Một số lưu ý để phòng bệnh: 

  • Nên cho bé ăn chín, và uống nước sôi.
  • Chén, đĩa dùng hằng ngày phải được rửa sạch thường xuyên, không để bám bụi.
  • Ngừng ngay hành động mớm cho trẻ ăn, vì nước bọt của mẹ chứa nhiều vi khuẩn có thể lây lan cho con. 
  • Dạy trẻ không mút tay, ăn bốc, hay ngậm đồ chơi vào mồm. 
  • Tuyệt đối không để trẻ dùng chung vật dụng cá nhân với người khác như khăn, li uống nước, thìa,… 
  • Tạo thói quen cho trẻ trước khi ăn phải rửa tay bằng xà phòng.
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh tay, chân, miệng để tránh lây nhiễm.
  • Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, bố mẹ phải chủ động cách ly tại nhà, và đưa con đi khám. 

Bố mẹ hãy nhớ “phòng bệnh, hơn chữa bệnh” nhé , vì thế hãy thực hiện biện pháp ngăn ngừa trên để cho con luôn được khỏe mạnh nhé.

Trên đây là những thông tin về bệnh tay chân miệng ở trẻ, mà bố mẹ có thể tham khảo để tìm ra biện pháp chữa trị phù hợp, cũng như giúp con phòng tránh bệnh tốt nhất. 

Dù bệnh tay chân miệng ở trẻ emcó thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng, tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi, chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cẩn thận để phòng ngừa biến chứng. Ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý.

Tags: benh tay chan mieng, Bệnh tay chân miệng ở trẻ, các bệnh thường gặp ở trẻ, phòng bệnh cho mẹ và bé, phong benh cho tre em,

công thức ăn dặm

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Tìm kiếm theo độ tuổi của bé
,Các loại món ăn cho bé
Mục đích
Tìm kiếm theo nguyên liệu

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Review

Review bình sữa Wesser có tốt cho bé sử dụng không

Review bình sữa Wesser có tốt cho bé sử dụng không

Bình sữa Wesser là thương hiệu quá quen thuộc...
Top 5 loại sữa non cho trẻ sơ sinh mẹ phải biết

Top 5 loại sữa non cho trẻ sơ sinh mẹ phải biết

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non...
Review 5 loại kem đánh răng cho bé an toàn nhất

Review 5 loại kem đánh răng cho bé an toàn nhất

Khi đến tuổi mọc răng, việc rèn luyện thói...
Review bình sữa Hegen với thông tin chi tiết nhất

Review bình sữa Hegen với thông tin chi tiết nhất

Nên mua bình sữa Hegen không? Chất lượng thế...

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...
15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

Trẻ nhỏ rất thích chơi đùa, khám phá thế...
Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng...

Bài mới nhất

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng sơ sinh là khái niệm để chỉ...
Trẻ đi ngoài phân sống có nên lo lắng không?

Trẻ đi ngoài phân sống có nên lo lắng không?

Với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thức ăn...
Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng được tạo...
Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Lưỡi bản đồ là một dạng tổn thương lành...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

Tất tần tật những hiểu biết về bệnh ho ở trẻ từ 0 – 3 tuổi

3619
Bệnh ho là căn bệnh thường gặp ở trẻ, ho thường kéo dài trong vòng 2 tuần và tôi thường lo lắng về sự khó chịu của con mỗi...

Bệnh chàm ở trẻ và cách điều trị dứt điểm

2986
Bệnh chàm là gì? Bệnh chàm có tên y học là eczema, đây là tình trạng bị viêm da mãn tính và sẽ khiến da bị đỏ, khô, tróc...

Bệnh viêm họng ở trẻ và cách điều trị dứt điểm

1857
Viêm họng ở trẻ thực sự không đơn giản như các mẹ nghĩ. Nếu để lâu có thể gây nên nhiều triệu chứng ảnh hưởng lâu dài đến sức...

Bệnh quai bị ở trẻ và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

1986
Bệnh quai bị ở trẻ nghe thì có vẻ bình thường nhưng thực ra đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Nếu không điều trị đúng cách...