Nhiễm trùng sơ sinh là khái niệm để chỉ tình trạng bệnh lý nhiễm trùng xảy ra trong thời kỳ sơ sinh (lúc mới sinh đến 28 ngày tuổi).
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu nên rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng. Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh khá nguy hiểm, có nguy cơ biến chứng cao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Lây qua đường máu từ mẹ sang con: thường gặp ở các tác nhân gây bệnh như giang mai, HIV, Cytomegalovirus, Rubella
Lây qua đường nước ối: do nhiễm trùng đường tiết niệu ở mẹ, mẹ bị hở cổ tử cung, thăm khám âm đạo nhiều, vỡ ối sớm.
Lây qua đường tiếp xúc: trong quá trình sinh, lúc thai nhi đi ngang qua tử cung, âm đạo, mẹ chuyển dạ kéo dài.
Lây qua môi trường: do tiếp xúc với các bệnh lý nhiễm trùng ở cộng đồng như cúm, thủy đậu, sởi, viêm não, viêm đường hô hấp…
Chủng vi khuẩn liên cầu máu tan nhóm B ở trong trực tràng hoặc âm đạo của người mẹ, trẻ thường được truyền vi khuẩn trong quá trình sinh, nếu mẹ nhiễm bệnh mà không được điều trị bằng kháng sinh. Đây là nguyên nhân gây một loạt các bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi.
Trẻ nhiễm vi khuẩn này thường có triệu chứng nhiễm trùng trong tuần đầu sau sinh và tiếp tục phát triển nhiều triệu chứng khác sau vài tuần bao gồm các vấn đề về hô hấp, tăng thân nhiệt, bơ phờ, bú kém…
Vi khuẩn Listeria Monocytogenes được tìm thấy trong đất, trong nước lây nhiễm vào rau củ trái cây, thịt động vật, sữa chưa tiệt trùng.
Trong quá trình mang thai, mẹ ăn thức ăn bị ô nhiễm sẽ bị nhiễm khuẩn, truyền qua cho trẻ thông qua nhau thai hoặc trong quá trình sinh nở, dẫn đến các bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết.
Trẻ bị nhiễm khuẩn Listeria có các biểu hiện giống với trẻ mắc liên cầu máu tan nhóm B, kèm các dấu hiệu khác như sốt, tiêu chảy, đau cơ.
E.coli là loại vi khuẩn đường ruột có trong cơ thể con người, trẻ có thể bị nhiễm trong quá trình sinh khi qua ngả âm đạo của người mẹ, nhiễm ở bệnh viện hoặc tại nhà.
E.coli tấn công hệ thống miễn dịch mong manh của trẻ khiến trẻ dễ nhiễm bệnh như: nhiễm trùng tiểu, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết. Những triệu chứng phổ biến cho thấy trẻ nhiễm bệnh bao gồm sốt, quấy khóc bất thường, chán ăn, thờ ơ, giảm chú ý.
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh là tình trạng viêm nhiễm của lớp màng bao quanh não và tủy sống, do vi khuẩn liên cầu máu tan nhóm B, Listeria, E.coli gây ra. Trẻ mắc phải những tác nhân gây bệnh trong quá trình sinh hoặc từ môi trường xung quanh.
Trẻ nhiễm bệnh có các triệu chứng đặc trưng như: khó chịu, khóc dai dẳng, ngủ nhiều hơn bình thường, hôn mê, thân nhiệt không đều, bỏ bú, vàng da, phát ban, nôn ói hoặc tiêu chảy, thóp phồng.
Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có liên quan đến sự lây lan của vi sinh vật gây bệnh trong máu và trong các mô của cơ thể. Đây là loại nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng của trẻ sơ sinh.
Các triệu chứng của bệnh này thường không đặc hiệu: tâm trạng thất thường, giảm tiểu tiện, khó thở, nhịp tim không đều, đau bụng.
Bệnh này ở trẻ sơ sinh còn được gọi là phát ban tã, đôi khi xuất hiện ở miệng, ở cổ họng. Triệu chứng bệnh như sau: vết nứt xuất hiện ở khóe miệng, đốm trắng trên lưỡi, môi, vòm miệng và bên trong má, nếu là bé gái sẽ xuất hiện phát ban và đau ở âm đạo.
Viêm kết mạc hay còn được gọi là “đau mắt đỏ”, xuất hiện một lớp màng bao bọc tròng mắt hay kết mạc của trẻ làm mắt trẻ đỏ và sưng lên. Trẻ có dấu hiệu sưng mắt, chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ, đổ ghèn.
Các bệnh nhiễm trùng được sinh ra cùng với trẻ nên gọi tên là nhiễm trùng bẩm sinh, bệnh bao gồm: rubella, thủy đậu, HIV, giang mai, Herpes…đây là nguyên nhân hàng đầu của việc điếc bẩm sinh.
Một số dấu hiệu của bệnh bao gồm: đầu trẻ quá lớn hoặc quá nhỏ, kích thước cơ thể nhỏ, các vấn đề về mắt, vàng da, phát ban, vùng bụng to, tim đập bất thường.
– Trước khi mang thai mẹ cần tiêm chủng phòng ngừa bệnh Rubella
– Tiêm phòng viêm gan, uốn ván để tránh lây vi rút cho trẻ qua đường máu
– Trong thời gian mang thai, mẹ nên đi khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện và giải quyết sớm các bệnh nguy hiểm như viêm gan B, giang mai…để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
– Phải điều trị tận gốc khi mẹ bị nhiễm trùng niệu dục, nhiễm trùng toàn thân để tránh lây nhiễm cho trẻ sau này.
– Mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng an toàn khi mang thai, phòng suy dinh dưỡng ở mẹ và tăng sức đề kháng cho mẹ và con, phòng tránh việc sinh non (trẻ sinh non rất dễ bị nhiễm trùng và tỉ lệ tử vong chiếm khoảng 12%)
Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong cao. Vì vậy mẹ cần chuẩn bị thật chu đáo trước khi mang thai, phải kiểm tra sức khỏe, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, điều trị bệnh cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh.
Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của mẹ có tầm ảnh hưởng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong suốt cả thai kỳ.