Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

bap
939

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng được tạo ra do sự co thắt bất thường của các cơ vòng hệ tiêu hóa gây đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện cũng như thay đổi tính chất của phân. Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà không được điều trị kịp thời hay tái phát thường xuyên dẫn đến tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, chức năng của hệ tiêu hóa suy giảm.

Tình trạng này kéo dài trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển về thể chất và trí não, hệ miễn dịch suy yếu trẻ càng dễ bị các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường tấn công.

Nguồn: thegioilego.com.vn

1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

– Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột 

Hệ vi sinh đường ruột có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi trẻ sử dụng nhiều kháng sinh vô tình tiêu diệt một số lợi khuẩn làm mất cân bằng hệ vi sinh dẫn đến táo bón, tiêu chảy, đi phân sống.

– Sức đề kháng yếu 

Trẻ từ 0 – 6 tuổi đặc biệt trẻ không được bú sữa mẹ hoặc bú sữa mẹ không hoàn toàn sẽ có sức đề kháng yếu hơn, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn.

– Trẻ có chế độ ăn uống không hợp lý

Tùy thuộc vào từng giai đoạn, từng độ tuổi mà lựa chọn thức ăn cho phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, đồng thời không nên ép trẻ ăn khối lượng thức ăn vượt quá mức nhu cầu.

Hệ thống men tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, nếu cho trẻ ăn thức ăn giàu đạm, nhiều đường, nhiều dầu mỡ, ít chất xơ, ít vitamin và khoáng chất dễ gây chướng bụng khó tiêu, táo bón.

Đặc biệt đối với trẻ mới bước vào thời kỳ ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, chưa quen với việc tiêu hóa thức ăn và hệ vi sinh còn yếu. Khi cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn sẽ không tiêu hóa hết tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển.

– Môi trường sống ô nhiễm

Ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thức ăn bị hỏng, ôi thiu chứa nhiều vi sinh vật gây hại. Môi trường sống chưa đảm bảo vệ sinh, nguồn nước ô nhiễm, trẻ hay mút tay và ngậm đồ chơi cũng đều là một trong những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

– Biến chứng từ các bệnh khác

Khi trẻ mắc bệnh viêm mũi họng cấp, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa…trẻ bị tiết đờm chứa nhiều vi khuẩn, thay vì khạc nhổ ra bên ngoài trẻ thường nuốt vào trong dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột.

2. Các dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa

  • Rối loạn đại tiện:

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa đi cầu ít hơn 3 lần/tuần, phân khô, thường gặp ở trẻ ăn quá nhiều đạm, chất béo, uống sữa công thức. Trẻ tiêu chảy nhiều hơn 3 lần/ngày, phân lỏng, kéo dài nhiều ngày hoặc đi ngoài phân sống.

  • Đầy hơi:

Trẻ gặp phải triệu chứng đầy hơi, sình bụng, bụng căng to do sự lên men của vi sinh vật hoặc rối loạn chuyển hóa tinh bột gây ra rối loạn tiêu hóa

bé bị rối loạn tiêu hóa

Nguồn: conlatatca.vn

  • Đau bụng:

Xuất hiện các cơn đau có hình thái và mức độ khác nhau từ đau nhẹ đến đau quằn quại, đau vùng bụng bên trái và các vị trí khác.

Trẻ có thể gặp tình trạng buồn nôn, nôn mửa, ợ chua, đắng miệng, chán ăn, ít ăn, rối loạn tiêu hóa kèm theo quấy khóc, khó ngủ.

3. Phương pháp điều trị tại nhà cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

3.1. Trẻ bị táo bón

Bổ sung chất xơ: Khi trẻ có dấu hiệu bị táo bón, chậm đi tiêu nên tăng cường bổ sung chất xơ cho trẻ từ rau, củ, quả như rau mồng tơi, rau cải, rau bina, súp lơ, bí đỏ, khoai lang, khoai tây, khoai mỡ, đu đủ, thanh long, cam, quýt, bưởi, táo, chuối…

dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Nguồn: soyte.namdinh.gov.vn

Uống thêm nước: với trẻ sơ sinh nên cho trẻ uống sữa nhiều hơn, trẻ trên 6 tháng cho uống thêm nước cả khi trẻ không có nhu cầu.

Chườm ấm bụng: dùng khăn ấm chườm bụng để giảm đầy hơi chướng bụng và khó chịu cho trẻ 

Mát xa bụng: có thể dùng dầu mát xa hoặc tinh dầu tràm xoa tròn quanh rốn trẻ theo chiều kim đồng hồ hỗ trợ tốt cho tình trạng tắc nghẽn đường ruột.

3.2. Trẻ bị tiêu chảy

Uống bù nước: khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống các loại dịch như như sữa, nước lọc, nước hoa quả, canh.

Bổ sung chất dinh dưỡng để tránh việc thiếu chất ở trẻ để giảm các vấn đề như bị tiêu chảy kéo dài, kèm theo nôn trớ, chán ăn. Nên chia nhỏ bữa ăn và cho ăn những thức ăn dễ tiêu.

Bổ sung lợi khuẩn để giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột, chúng sử dụng chất xơ và những thức ăn còn dư thừa tạo ra những axit béo mạch ngắn có lợi.

Đồng thời tiết ra các axit lactic tạo môi trường axit nhẹ trong đường ruột, môi trường này giúp hấp thụ tốt canxi và các dưỡng chất khác, đồng thời ức chế các vi khuẩn gây bệnh và các tế bào ác tính.

Nếu trẻ có biểu hiện bất thường sau khi dùng sữa, rất có thể cơ thể trẻ không dung nạp đường lactose hoặc dị ứng với sữa bò, cần đổi sang loại sữa phù hợp với trẻ.

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm như củ cải, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng, sò, đậu phộng, khoai lang, giúp tái tạo tế bào miễn dịch và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy.

3.3. Trẻ đi phân sống

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nếu gặp tình trạng phân sống cần cho bé bú nhiều cữ hơn, mỗi lần bú với lượng sữa ít hơn.

Với trẻ trên 6 tháng cần chia nhỏ bữa ăn, có thể cho trẻ ăn 4 bữa trên ngày với lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn. Chọn những thức ăn lỏng, dễ tiêu, tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Bên cạnh đó cần đảm bảo những yêu cầu khác để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ:

  • Ăn chín uống sôi: Nên cho trẻ ăn uống những thức ăn đã được nấu chín kỹ, tránh những thức ăn tươi sống nhiễm ký sinh trùng.
  • Vệ sinh môi trường tốt: tránh cho trẻ ngậm đồ chơi không sạch vào miệng, nên vệ sinh đồ chơi của trẻ khoảng 2 lần/tuần. Tránh để trẻ mút tay, nên rửa tay cho trẻ thường xuyên. Người chăm sóc trẻ cũng nên thường xuyên rửa tay và giữ vệ sinh sạch sẽ.
  • Thường xuyên vận động: cho trẻ vận động hàng ngày giúp trẻ ăn uống ngon miệng, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên cần tránh vận động mạnh sau bữa ăn.

Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ bị tiêu chảy kèm theo bị sốt, có dấu hiệu liên quan đến mất nước như môi khô, đi tiểu giảm, trông bé không khỏe. Trẻ nôn nhiều lần trong ngày kèm theo mật hoặc máu trong chất nôn, không giữ được nước.

Trên đây là một vài thông tin cần thiết về rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, hi vọng chúng có thể giúp ích cho bạn trong việc phòng tránh, phát hiện và xử lý kịp thời trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hoá.

Tags: bảo vệ sức khỏe trẻ em, benh tieu chay o tre, chăm sóc trẻ, trẻ, trẻ bị tiêu chảy,

công thức ăn dặm

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Tìm kiếm theo độ tuổi của bé
,Các loại món ăn cho bé
Mục đích
Tìm kiếm theo nguyên liệu

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Review

Review bình sữa Dr Brown chi tiết nhất cho bé và mẹ

Review bình sữa Dr Brown chi tiết nhất cho bé và mẹ

Với tần suất tìm kiếm bình sữa Dr Brown...
Review 5 loại nước súc miệng cho bé bảo vệ răng, miệng tốt nhất

Review 5 loại nước súc miệng cho bé bảo vệ răng, miệng tốt nhất

Việc đánh răng vẫn chưa thể đảm bảo cho...
[Review] – Những điều mẹ cần biết về bình sữa Pigeon khi mua cho bé

[Review] – Những điều mẹ cần biết về bình sữa Pigeon khi mua cho bé

Với những mẹ bỉm sữa, chuẩn bị bình sữa...
Review sữa non colostrum có tốt cho bé không?

Review sữa non colostrum có tốt cho bé không?

Trong những năm tháng đầu đời việc cung cấp...

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...
15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

Trẻ nhỏ rất thích chơi đùa, khám phá thế...
Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng...

Bài mới nhất

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng sơ sinh là khái niệm để chỉ...
Trẻ đi ngoài phân sống có nên lo lắng không?

Trẻ đi ngoài phân sống có nên lo lắng không?

Với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thức ăn...
Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng được tạo...
Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Lưỡi bản đồ là một dạng tổn thương lành...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Làm thế nào cải thiện cho bé táo bón sau khi ăn dặm?

1939
Câu hỏi: Con tôi chỉ ti mẹ, bé đi ngoài một hoặc hai lần một ngày. Nhưng khi bắt đầu ăn dặm, bé lại bị táo bón. Khi ngưng...

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và những điều mẹ cần biết để chăm sóc con

1290
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và sẽ rất nguy hiểm cho con nếu mẹ chưa biết những kiến thức nền tảng về loại bệnh...

Trẻ bị tiêu chảy mẹ nên làm gì và ăn gì?

36023
Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến trong các bệnh về đường tiêu hóa. Mặc dù ban đầu tuy đơn giản, nhưng để lâu ngày...

5 căn bệnh thường gặp ở trẻ gây nguy hiểm bạn nên biết

2930
Bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè. Với đặc điểm nóng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều bệnh, trong đó đáng lưu ý...