Trong quá trình phát triển của trẻ, vấn đề tăng chiều cao là vấn đề vô cùng quan trọng được nhiều mẹ quan tâm. Để giúp các mẹ tăng chiều cao cho trẻ tốt hơn dayconkieunhat.vn xin gợi ý một vài bí quyết cho các mẹ. Các mẹ hãy theo dõi nhé.
Chiều cao và cân nặng là 2 yếu tố quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Theo dõi thường xuyên sự phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ giúp bố mẹ chăm sóc con mình tốt hơn.
Đồng thời căn cứ vào tốc độ phát triển của chiều cao và cân nặng, bố mẹ sẽ phát hiện kịp thời những điều bất thường để có hướng điều chỉnh.
Một em bé khỏe mạnh sinh ra thường dài hơn 50cm, đây là một khởi đầu tốt cho sự phát triển sau này.
– Trong 3 tháng đầu, mức tăng trung bình là khoảng 3cm mỗi tháng.
– Ở độ tuổi 3 – 6 tháng, mức tăng là 2,5cm/tháng.
– Từ 6 – 9 tháng: 1,5cm – 2cm/tháng.
– Từ 9 đến 12 tháng: mức tăng là 1 – 1,5cm/tháng
12 tháng đầu trẻ tăng 25cm. Như vậy sau 1 năm, chiều cao của trẻ đạt mức 75 – 78cm, trung bình bé trai cao khoảng 75,7cm, bé gái khoảng 74cm. Chiều cao của các bé gái trong năm đầu tiên thường ít hơn các bé trai khoảng 1,5cm. 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm được 8 – 10 cm nếu được nuôi dưỡng tốt.
Thực đơn hàng ngày cho trẻ phải đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cho bé bao gồm: chất đạm, chất bột đường, chất béo, chất khoáng và vitamin. Cụ thể như sau:
Cách chuẩn bị bột:
(1 tuần có thể ăn 3 – 4 lòng đỏ trứng).
Cách chuẩn bị bữa ăn (cháo hoặc cơm nát):
(Mỗi tuần, có thể ăn 3 – 4 quả trứng – ăn cả quả).
Canh Hoàng kỳ – gan lợn.
Nguyên liệu: Hoàng kỳ 30g, gan lợn tươi 50g, xương lợn tươi 500g.
Cách làm: Xương chặt khúc, rửa sạch cho vào nồi đất cùng ngũ vị tử và hoàng kỳ, đổ ngập nước đun to lửa cho sôi rồi ninh nhỏ lửa trong khoảng 1 giờ sau đó lọc bỏ bã lấy nước dùng.
Gan lợn rửa sạch thái miếng cho vào nấu chín, nêm gia vị vừa đủ, chờ canh còn ấm múc ra cho trẻ ăn. Món này có thể cho ăn thường xuyên.
Canh rau Bina – xương lợn.
Nguyên liệu: Xương lợn 250-500g, rau bina 150-200g.
Cách làm: Xương rửa sạch cho vào nồi đất ninh khoảng 2 giờ, sau đó thả rau vào đun khoảng 10 phút, nêm gia vị vừa đủ. Cho trẻ uống canh và ăn rau.
Cháo trứng gà – gan gà.
Nguyên liệu: Gan gà tươi 50g, trứng gà tươi 1 quả, gạo 100g.
Cách làm: Vo gạo rồi cho vào nồi đất nấu cháo chín. Gan gà băm nhỏ, xào chín. Trứng gà rán qua, thái vụn, cùng gan đổ vào nồi cháo, nêm gia vị vừa đủ. Múc cháo ra bát để ấm cho trẻ ăn ngày 2-3 lần.
Ngoài yếu tố di truyền là yếu tố hàng đầu, 6 yếu tố sau có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ:
Thời kỳ mang thai và sinh đẻ: Trong quãng thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi.
Chính vì vậy trước thời kỳ mang thai, trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú, người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng đó là chất đạm, i-ốt, sắt, axit folic, các axit béo chưa no (DHA, ARA)… để con phát triển khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng: Bên cạnh di truyền, chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến chiều cao hơn cả gen di truyền. Sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc của trẻ chịu tác động trực tiếp của chế độ dinh dưỡng.
Dinh dưỡng đóng góp đến 32% vào sự phát triển chiều cao của trẻ. Dinh dưỡng cần phải có đủ năng lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Nếu quá ít bé sẽ suy dinh dưỡng nhưng quá nhiều lại gây béo phì.
Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và vitamin và khoáng chất. Không nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều, gây mất cân bằng.
Thể dục thể chất: Sụn xương là yếu tố hình thành chiều cao của bé. Để xương phát triển khỏe mạnh, việc tập thể dục, thể thao là điều cần thiết nhất. Lối sống ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương, qua đó làm giảm chiều cao lẽ ra có thể đạt được.
Một số môn thể thao tốt cho việc phát triển chiều cao như đu xà, bơi lội, bóng rổ, các bài tập kéo dài như rướn dài kiểu mèo, kiểu rắn hổ mang, bài tập kéo dài chân…
Môi trường sống: Yếu tố môi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao.
Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường ô nhiễm, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém.
Dậy thì sớm: Dậy thì sớm thường tiết ra các hoóc-môn kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục cao thêm.
Những trẻ bị dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng lứa và không đạt đến chiều cao mà gen di truyền của trẻ quy định. Do đó, dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên.
Ngủ đủ giấc: Với trẻ, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao. Trẻ sơ sinh thường ngủ 22 tiếng, 2 – 6 tháng cần ngủ 15 – 18 tiếng, 6 – 18 tháng ngủ đủ 13 – 15 tiếng, 18 tháng đến 3 tuổi nên ngủ 12 – 13 tiếng và trẻ từ 3 đến 7 tuổi nên ngủ 11 – 12 tiếng mỗi ngày.
Nên cho trẻ đi ngủ trước 22 giờ đêm, một giấc ngủ sâu từ 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hoóc-môn tăng trưởng cao nhất.
Hy vọng với những thông tin này sẽ thực sự hữu ích cho các mẹ, giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn.
Mọi thắc mắc các mẹ vui lòng để lại bình luận bên dưới. Cảm ơn các mẹ đã theo dõi bài viết.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)