Giải đáp thắc mắc liên quan tới ăn dăm tự chỉ huy

Thunta
1564

Bé bước vào giai đoạn ăn dặm, một giai đoạn mới quan trọng không chỉ đối với bé mà cả với mẹ. Bé sẽ bắt đầu được nạp những loại thức ăn khác ngoài sữa, dần làm quen với thức ăn để học cách ăn, bổ sung thêm những loại dinh dưỡng từ thực phẩm. Ăn dặm tự chỉ huy là 1 phương pháp ăn dặm đang được nhiều mẹ và bé yêu thích. Tuy nhiên, chắc hẳn có rất nhiều thắc mắc liên quan đến phương pháp ăn dặm này. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu và giải đáp thắc mắc liên quan tới ăn dặm tự chỉ huy để giúp mẹ và bé cùng đồng hành hiệu quả nhé.

1. Thời điểm bắt đầu ăn dặm?

Ăn dặm bé tự chỉ huy

Nguồn: Envato

Thời điểm khuyến nghị nên bắt đầu ăn dặm là 6 tháng tuổi.

Bạn có thể quan sát 1 số dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm như: bé có thể tự ngồi (hoặc chỉ cần 1 chút hỗ trợ là có thể ngồi được), thò tay cầm đồ vật, đưa tay cầm chính xác cho vào mồm, bé gặm đồ chơi nhai nhóp nhép.

2. Tìm hiểu về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy ở đâu?

Phương pháp cho bé ăn dặm

Nguồn: Envato

Trước khi bắt đầu cho con ăn dặm, mẹ hãy dành thời gian nghiên cứu kĩ càng, trang bị kiến thức qua sách vở để nắm rõ cách làm cũng như những điểm cần chú ý.

“Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy Baby-led Weaning” và “Ăn dặm không phải là cuộc chiến” là 2 trong số những cuốn sách về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy đầy đủ kiến thức và dễ hiểu các mẹ có thể tham khảo.

3. Cần chuẩn bị dụng cụ gì?

3.1. Đồ dùng cho bé

– Ghế ăn: bé nhất thiết cần có 1 chiếc ghế ăn phù hợp để có thể ngồi thoải mái khám phá đồ ăn. Bé ngồi thẳng lưng trong ghế ăn là một trong những điều kiện an toàn giúp bé giảm bớt tình trạng hóc nghẹn.

– Yếm máng: bé được tự mình cầm nắm khám phá thức ăn, nên không thể tránh khỏi tình trạng vương vãi thức ăn. Yếm máng là 1 dụng cụ hữu dụng để hứng phần thức ăn bị rơi vãi đó.

– Bát, đĩa ăn: giai đoạn đầu bé sẽ rất tò mò với tất cả mọi thứ xung quanh, không tránh khỏi tình trạng lật, ném đĩa, bát ăn. 1 chiếc khay ăn có thể dính vào mặt phẳng bàn ăn sẽ rất hữu dụng trong giai đoạn này. Mẹ cũng có thể chọn bát, đĩa ăn tùy theo nhu cầu sử dụng.

– Bình ống hút, cốc, thìa, nĩa: giúp bé học kĩ năng theo giai đoạn.

– Tấm trải: Nếu bạn dùng 1 tấm trải rồi đặt ghế ăn của bé lên, khi thức ăn vương vãi sẽ nằm trong tấm trải, giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian dọn dẹp.

3.2  Đồ dùng chế biến:

Dao lượn sóng, nạo: 1 chiếc dao lượn sóng sẽ giúp cắt đồ ăn có hình dạng phù hợp, không trơn trượt giúp bé dễ cầm nắm hơn.

4. Nếu bé vẫn chưa ngồi được thì có thể bắt đầu ăn dặm tự chỉ huy được không?

Một trong những dấu hiệu và điều kiện có thể bắt đầu ăn dặm là bé có thể tự ngồi thẳng. Tuy nhiên, trong trường hợp đã 6 tháng tuổi mà bé chưa thể ngồi được, thì mẹ có thể cân nhắc chờ đợi thêm đến khi bé ngồi được mới bắt đầu ăn dặm.

Hoặc nếu bé ngồi trong ghế ăn dặm, có chèn 1 chút ở lưng là có thể ngồi thẳng được thì mẹ có thể chèn lưng cho bé ngồi thẳng để bắt đầu ăn dặm.

Hãy nhớ ngồi thẳng trong ghế ăn dặm là 1 trong những điều kiện đảm bảo an toàn, giảm hóc nghẹn cho bé.

  1. Vì sao nên chọn Ăn dặm tự chỉ huy? Một số thực đơn gợi ý theo từng giai đoạn.
  2. Lợi ích của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy?
  3. Thưc đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 6-8 tháng

5. Làm thế nào khi không được gia đình ủng hộ?

Ăn dặm tự chỉ huy có thể là 1 phương pháp “kì cục” và “nguy hiểm” trong mắt ông bà, và những người lớn tuổi. 

Nhiều mẹ vấp phải sự phản đối đến từ người thân trong gia đình vì “bé như thế biết gì mà tự ăn”, “không có răng thì làm sao mà ăn được”, “miếng to như thế thì hóc mất”, “ăn thế kia thì hại dạ dày, hấp thụ làm sao được”, “toàn quăng thế kia thì ăn được cái gì vào bụng”…

Trước khi bắt đầu, hãy tìm hiểu thật kĩ qua sách vở tài liệu, giải thích cho những người thân trong gia đình để mọi người cùng hiểu và thực hành đúng.

Giai đoạn đầu khi bé “chẳng ăn được cái gì” thì bạn sẽ vấp phải nhiều sự phản đối cũng như ánh mắt ngờ vực từ mọi người xung quanh, nhưng khi bé đã khá thành thạo, ăn uống vui vẻ thì hẳn là ai cũng phải thích thú khi thấy 1 em bé tự ăn trong hạnh phúc phải không.

6. Làm gì khi mọi người xung quanh không hợp tác?

Ăn dặm tự chỉ huy – ngay từ cái tên đã thể hiện mọi nhịp điệu cũng như quyết định đều phụ thuộc vào bé.

Bé không thể tập trung trong 1 khoảng thời gian dài, do đó không tránh khỏi bị tác động bởi môi trường xung quanh. Nếu bé đang ăn mà xung quanh mọi người cười đùa, chỉ trỏ hay can thiệp đút vào miệng bé sẽ làm bé phân tâm, dẫn đến ăn không hiệu quả hay sao nhãng, chỉ thích chơi.

Trong trường hợp này, mẹ và bé hãy cùng ăn riêng 1 chỗ, đến khi kĩ năng của bé khá thành thục, bé đã hiểu việc ăn là để no bụng bé nên ăn tập trung và có hiệu quả mới tham gia bữa ăn cùng gia đình.

7. Thời gian 1 bữa ăn nên là bao nhiêu?

Ở giai đoạn đầu, khả năng tập trung của bé chưa cao, đôi khi bé sẽ không thể ngồi ở ghế ăn trong thời gian dài mà chỉ 5-10 phút. Nếu bé khóc đòi ra, hãy cho bé ra khỏi ghế, đừng cố gắng ép gây áp lực cho bé.

Nếu bé vẫn chịu ăn nhưng mãi không có dấu hiệu dừng, thì bạn nên giới hạn bữa ăn không quá 30 phút. Đây cũng là tiền đề để sau này bé sẽ không kéo dài bữa ăn, không vừa ăn vừa chơi.

8. Nên cho bé ăn dặm tự chỉ huy vào thời gian nào?

Hãy chọn thời điểm nào bé vui vẻ, không buồn ngủ và sẵn sàng vui vẻ khám phá đồ ăn nhất.

Với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, thông thường bé sẽ được ăn sau bữa sữa 1 tiếng, để đảm bảo bé không bị đói gây cáu gắt, và sữa đã được tiêu hóa, kể cả bé có bị ọe ra sữa trong bữa ăn thì cũng không lo bé bị đói.

9. Chưa có răng, liệu bé có thể ăn được không?

Chưa có răng, liệu bé có thể ăn được không?

Nguồn: Envato

Lợi bé rất cứng, nên hãy yên tâm rằng dù chưa có răng, bé hoàn toàn vẫn có thể “nhai” được.

Bé sẽ học được cách nhai, cách vận dụng cơ miệng, cử động lưỡi, hiểu được thức ăn cứng, giòn cần nhai nhiều, dính và lỏng đều tạo cảm giác khác nhau trong miệng, cần xử lý khác nhau. Càng ngày bé sẽ càng thuần thục trong kỹ năng xử lý thức ăn.

10. Liệu bé có nghẹn không?

Nếu các bé kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào miệng và bé biết ngồi thẳng thì ăn dặm tự chỉ huy không gây ra nhiều nguy cơ nghẹn hơn các phương pháp bón thìa khác.

Ông bà cha mẹ khi thấy bé ọe thường lo sợ bé sẽ bị nghẹn. Tuy nhiên, ọe không phải là hóc nghẹn, ọe thực chất là động tác nôn nhằm đẩy thức ăn ra khỏi đường hô hấp nếu miếng thức ăn quá to hay không nuốt được. 

Phản xạ ọe là 1 phần của quá trình bé học xử lý thức ăn một cách an toàn, về bản chất thì phản xạ này là một đặc tính an toàn.

Tuy nhiên, cha mẹ cần phải học cách sơ cứu khi bị nghẹn để đảm bảo an toàn, hỗ trợ bé nếu cần.

11. Chẳng phải ăn món xay nhuyễn sẽ dễ tiêu hóa hơn hay sao?

Nên nhớ rằng dưới 1 tuổi, thức ăn chủ yếu và dễ hấp thụ với bé nhất vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức, bé chưa thể hấp thụ được nhiều từ thức ăn bên ngoài.

“Ăn dặm” nên được hiểu chỉ là dặm thêm, để bé quen dần với việc ăn, nên “ăn được bao nhiêu”, “chất như thế nào” không phải là vấn đề quá quan trọng trong giai đoạn này.

Với bé ăn xay nhuyễn, nhìn từ phân, không phải là đã được hấp thụ hết chất dinh dưỡng, mà là vì đã được xay nhuyễn nên không phân biệt đâu là thức ăn đã “ra nguyên xi”.

Miệng làm nhiệm vụ nhai nghiền nát thức ăn, trộn cùng nước bọt rồi xuống dạ dày, dịch dạ dày sẽ làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn đó, nên bạn không cần lo lắng tự ăn thì sẽ không tiêu hóa được nhé.

Khi hệ tiêu hóa của bé phát triển thì tỉ lệ tiêu hóa thức ăn sẽ tăng lên, bạn sẽ thấy được tình trạng đi ngoài ra thức ăn nguyên dạng giảm dần.

12. Chuẩn bị đồ ăn cho bé như thế nào?

Một trong những ưu điểm lớn của ăn dặm tự chỉ huy là mẹ tiết kiệm được rất nhiều thời gian chế biến thức ăn cho bé.

Giai đoạn đầu khi mới bắt đầu ăn dặm, thức ăn chủ yếu là rau củ, thịt cá trắng ở dạng hấp, luộc. Đồ ăn cắt ở dạng thanh to bằng khoảng 2 ngón tay (có thể dùng dao lượn sóng cắt cho bé dễ cầm). Khi chuẩn bị bữa ăn cho gia đình mẹ có thể để riêng phần cho bé trước khi nêm gia vị.

Đến giai đoạn bốc nhón hãy cắt thức ăn với kích thước nhỏ hơn để bé tập luyện kĩ năng bốc nhón. Món ăn có thể chế biến là luộc hấp, nướng, rán ít dầu mỡ. Chú ý không nêm gia vị.

Khi kĩ năng tay bé phát triển, chuyển sang giai đoạn tập kĩ năng thìa, nĩa bé đã hoàn toàn có thể ăn giống bữa ăn gia đình. Nhưng vẫn lưu ý không nêm gia vị hoặc rất ít gia vị (sau 1 tuổi).

13. Làm gì khi bé không ăn mà chỉ ném, bóp nát, ngồi 1 lúc là chán?

Nguyên nhân có thể do bé đã chán món ăn đó, bạn hãy đổi món cho bé nhé. Nếu bé vẫn không hợp tác, hãy tuân thủ quy tắc hết thời gian ăn thì đưa bé ra khỏi bàn ăn, chờ đến bữa sau.

Nếu bé khóc, đòi ra ngoài, đừng ép bé, hãy kết thúc bữa ăn, tôn trọng bé.

Bé có những giai đoạn biếng ăn do mọc răng, do vào tuần phát triển kĩ năng làm bé không có hứng thú ăn uống, hay chờ qua “giai đoạn giông bão”, rồi bé sẽ ăn tốt trở lại.

Khi bé đã lớn hơn, khoảng 9 tháng tuổi, lượng sữa được giảm bớt, bé sẽ biết cần phải ăn để không bị đói.

Sau 1 tuổi, khi ăn đã trở nên quan trọng, nếu bé vẫn ăn ít, hãy triệt để áp dụng kỉ luật bàn ăn, bé không ăn hãy cho bé ra khỏi bàn ăn, không bù sữa, không ăn vặt, lượng sữa tối đa là 500ml/ngày. Sau 1 thời gian lượng ăn của bé sẽ tăng lên.

Hi vọng 1 số giải đáp thắc mắc liên quan tới ăn dăm tự chỉ huy trên sẽ giúp mẹ hiểu và vững tâm hơn để cùng đồng hành với bé trong quá trình ăn dặm.

Tags:

Review

Top 5 loại gối ôm cho bé các mẹ cần biết

Top 5 loại gối ôm cho bé các mẹ cần biết

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự...
[Review] Top 5 thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất hiện nay

[Review] Top 5 thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất hiện nay

Thuốc sắt đóng vai trò quan trọng đối với...
Review bình sữa Chicco có tốt không khi mua cho bé sử dụng

Review bình sữa Chicco có tốt không khi mua cho bé sử dụng

Cá nhân mình là một mẹ bầu mua sắm...
Bột ăn dặm Nga có thực sự tốt không?

Bột ăn dặm Nga có thực sự tốt không?

Điều đầu tiên, trước khi mẹ muốn cho con...

Được quan tâm nhất

Cách làm món thịt gà cho bé ăn cơm đậm đà vị ngon

Cách làm món thịt gà cho bé ăn cơm đậm đà vị ngon

Thịt gà là loại thịt phổ biến được nhiều...
10 công thức làm bánh ăn dặm cho bé thơm ngon hấp dẫn

10 công thức làm bánh ăn dặm cho bé thơm ngon hấp dẫn

Khi bé yêu được 5-6 tháng tuổi bắt đầu...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Vì sao nên chọn Ăn dặm tự chỉ huy? Một số thực đơn gợi ý theo từng giai đoạn.

2316
Nhiều mẹ nghe đến ăn dặm bé tự chỉ huy, nhưng không biết nó là gì và vì sao phải áp dụng nó đối với con của họ. Dưới...

Giới thiệu thực đơn ăn dặm cho trẻ trong thời kỳ 5-6 tháng tuổi (kỳ 3)

2979
Tiếp theo kỳ trước, bài viết này sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc 4 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho bé trong giai đoạn từ...

Xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cải thiện hiệu quả

2819
Xây dựng một thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi làm nhiều mẹ đau đầu, vì không biết bắt đầu từ đâu. Bài viết này sẽ cung...

Sử dụng dâu tây trong chế biến món ăn dặm cho trẻ

8253
Những quả dâu tây trông ngộ nghĩnh dễ thương là loại trái cây mà bé rất yêu thích. Là loại trái cây tiện lợi được sử dụng rất nhiều...