Mẹ bầu bị ngứa toàn thân trong có nguy hiểm cho thai nhi không?

bap
1226

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân gây khó chịu, cũng như lo sợ vì không biết có ảnh hưởng đến thai nhi và cơ thể mẹ hay không. Hiểu được tâm lý mẹ bầu, bài viết này sẽ giúp các mẹ giải đáp mọi khúc mắc liên quan vấn đề ngứa khi mang thai nhé.

1. Nguyên nhân mẹ bầu bị ngứa da?

nguyên nhân mẹ bầu bị ngứa

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân có nhiều nguyên nhân khác nhau – Nguồn:Eva

Cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi qua từng giai đoạn, kèm theo tâm lý lo lắng trong quá trình mang thai với các yếu tố như: 

  • Hệ miễn dịch cơ thể sẽ thay đổi, cùng với đó là nội tiết tố. 
  • Sự phát triển của thai nhi trong tử cung sẽ làm căng, giãn nở, và khô da. 
  • Mẹ bầu có nguy cơ cao mắc các bệnh da liễu như mề đay, dị ứng.

Và hiện tượng ngứa ở bà bầu cũng là điều bình thường với những biểu hiện: 

  • Lòng bàn tay, bàn chân nổi mẩn đỏ, và ngứa
  • Toàn thân mẹ bầu bị ngứa, hoặc phát ban
  • Những vết rạn da làm ngứa ngực, đùi, mông

2. Mang bầu bị ngứa toàn thân có ảnh hưởng thai nhi không?

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân có ảnh hưởng thai nhi không?

Mẹ bầu bị ngứa ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? – Nguồn:2mom

Đối với bà bầu bị ngứa sẽ không có ảnh hưởng nguy hiểm nào đến cơ thể và thai nhi. Nhưng tình trạng này sẽ gây cho mẹ khó chịu, mệt mỏi và diễn biến tệ hơn vào tam cá nguyệt thứ 3, vì kích thước thai nhi lớn, hay thời tiết hanh nóng dễ đổ mồ hôi, dẫn đến mẹ phải gãi nhiều.

Tác động này làm cơ thể xuất hiện nhiều vết xước, vết rạn không đẹp mắt cho đến khi mẹ bầu hạ sinh thì tình trạng sẽ hết. 

Tuy nhiên, nếu hiện tượng ngứa của mẹ bầu kèm theo những dấu hiệu bất thường khác, thì phải đến bệnh viện ngay: 

  • Ngứa toàn thân và vàng da: Tình trạng này không được xem thường, vì triệu chứng này rất có thể là mẹ bị ứ mật thai kỳ trong gan. Lý do là dịch mật cơ thể bị tích tụ, ứ đọng không thể đào thải, nên gây ngứa, rát, đỏ da do gãi. 
  • Ngứa và da bị đóng vảy: Triệu chứng này được phỏng đoán cao là do vảy nến, chàm,.. Vì thế mẹ bầu phải đi gặp bác sĩ da liễu nhé. 
  • Ngứa do phát ban: Khi phát ban mẹ bầu có nguy cơ cao là sốt, đây được biết đến là dấu hiệu của thủy đậu, hoặc ảnh hưởng từ virus herpes…
  • Ngứa vùng âm đạo: Nếu có dấu hiệu này, mẹ hãy đến bác sĩ da liễu ngây, vì rất có thể là biểu hiện bệnh tình dục hoặc tử cung bị nấm, nhiễm khuẩn. 

3. Mẹ bầu bị ngứa phải làm sao?

mẹ bầu bị ngứa phải làm sao?

Điều trị ngứa cho bà bầu như thế nào? – Nguồn: Nguoiduatin

Để giúp hạn chế tình trạng ngứa trên cơ thể, mẹ bầu nên lưu ý những biện pháp sau:

  • Hạn chế gãi: Hành động gãi không giúp mẹ cải thiện tình hình, mà còn tệ hơn. Vì thế, mẹ không nên gãi, mà hãy sử dụng khăn mát, ấm để đắp lên vùng bị ngứa. 
  • Da phải luôn ẩm: Da khô cũng là tác nhân gây ngứa ở mẹ bầu, do đó, mẹ nên áp dụng dầu dưỡng ẩm, gel có thành phần tự nhiên như dầu dừa, oliu,…để tăng cường giữ ẩm, ngừa ngứa. Thêm nữa, mẹ không nên dùng xà phòng cục khi tắm, vì dễ gây khô và ngứa hơn. 
  • Vệ sinh cơ thể: Mẹ hãy sử dụng những loại sữa tắm có độ PH ổn định, dành riêng cho bà bầu để tắm sạch sẽ mỗi ngày phòng ngứa. Và mẹ cũng nên tránh xa những loại sữa tắm có thành phần soude nhé, vì rất dễ gây kích ứng dẫn đến ngứa da hơn. 
  • Vệ sinh âm đạo thường xuyên: Những bệnh tình dục sẽ rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi vào giai đoạn mang thai. Cho nên, mẹ cần sử dụng dung dịch làm sạch thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn tấn công gây bệnh, cũng như hạn chế vấn đề tình dục nhé. Nếu thấy ngứa vùng kín, mẹ có thể dùng lá chè tươi vệ sinh rất hiệu quả. 
  • Tránh tiếp xúc khói bụi: Để tình trang ngứa không tiến triển nặng hơn, mẹ bầu không nên đến những nơi có nhiều bụi bẩn như nơi công cộng, khu công nghiệp vì dễ gây kích ứng da. 
  • Bổ sung dinh dưỡng: Chế độ ăn cũng rất quan trọng để giảm và ngăn chặn ngứa cho bà bầu. Do vậy, mẹ bầu nên bổ sung vitamin A,D, chất xơ,.. Cũng như nên tránh thực phẩm cay, nóng dễ làm tình trạng khó chịu hơn. 
  • Tăng cường vận động: Những bài vận động nhẹ không nên thiếu trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của các mẹ bầu, vì điều này sẽ tăng cường lưu thông máu tốt hơn như đi bộ, yoga,… để giảm tình trạng ngứa. 
  • Lựa chọn chất liệu trang phục phù hợp: Vải cotton là lựa chọn tốt cho bà bầu, vì chất liệu mềm, thoáng, thấm hút tốt sẽ không gây tác động đến da và tình trạng ngứa. 

Với tình trạng mẹ bầu bị ngứa toàn thân không có nhiều lo ngại, nhưng các mẹ phải lưu ý nếu có dấu hiệu đi kèm bất thường để kịp điều trị. Hãy tiếp tục theo dõi dayconkieunhat.vn để được cung cấp nhiều thông tin bổ ít hơn nhé.

Tags: Bà bầu bị ngứa, chăm sóc sức khỏe mẹ bầu, rạn da khi mang thai, Sức khỏe mang thai,

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

1. Cách tính thực đơn dinh dưỡng sinh con...
Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh sinh ra thường bị ghèn vàng...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Gợi ý đặt tên cho bé

Chọn giới tính:

Vui lòng chọn giới tính của bé

Vui lòng nhập thông tin cần tìm

5 cách để giảm tình trạng ợ chua trong khi mang thai

4469
Nếu bạn bị ợ chua khi mang thai, và muốn thoát khỏi cảnh đó ngay, sau đây là 5 cách để dập tắt nó ngay tức khắc. Tôi bị...

Mẹ bầu bị đau lưng, nguyên nhân và cách chữa trị.

1899
Trong quá trình mang thai hẳn là không ít mẹ bầu gặp phải tình trạng đau lưng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân mẹ bầu bị...

Lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng cuối, 7 rắc rối nhỏ thường gặp và biện pháp khắc phục

1801
Chào các mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ! Vậy là đã bước vào tam cá nguyệt cuối của thai kì, sắp tới ngày được gặp con yêu rồi....

Bà bầu bị cảm phải làm sao để không ảnh hưởng thai nhi?

1573
Bà bầu bị cảm phải làm sao? Một câu hỏi chạm đúng tâm lý của các mẹ bầu hiện nay. Vì cảm gây mệt mỏi, nguy hiểm cho mẹ...