Nhiều mẹ nghe đến ăn dặm bé tự chỉ huy, nhưng không biết nó là gì và vì sao phải áp dụng nó đối với con của họ. Dưới đây dayconkieunhat.vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này. Hãy cùng theo dõi nhé!
– Ăn dặm chính là bước chuyển đổi dần dần của bé từ chỉ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức hoàn toàn sang bổ sung thêm các loại thực phẩm khác.
– Ăn dặm tự chỉ huy:
Ngày nay các bậc phụ huynh có thể lựa chọn nhiều cách ăn dặm khác nhau cho bé, điển hình nhất là Ăn dặm truyền thống, Ăn dặm kiểu Nhật và Ăn dặm tự chỉ huy.
Nếu như ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật là cách ăn tăng dần độ thô từ rất nhuyễn đến thô dần, việc tăng độ thô dựa vào phán đoán của bố mẹ để thực hiện, bố mẹ dùng thìa đút cho bé ăn. Thì ăn dặm bé tự chỉ huy là kiểu ăn dặm do bé tự dẫn dắt toàn bộ quá trình, tự quyết định nhịp độ của riêng mình, khám phá thức ăn khi cảm thấy hứng thú. Ban đầu là bằng tay, rồi dần phát triển kỹ năng 1 cách tự nhiên.
Khi quyết định lựa chọn ăn dặm tự chỉ huy, mẹ hãy chú ý nghiên cứu kỹ cách thức thực hiện, cách thức chế biến thức ăn phù hợp tùy theo từng giai đoạn kỹ năng của bé, và các kiến thức sơ cứu khi cần nhé.
Ngày nay, thời điểm khuyến nghị nên bắt đầu ăn dặm là 6 tháng tuổi.
Bạn có thể quan sát 1 số dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm như : bé có thể tự ngồi (hoặc chỉ cần 1 chút hỗ trợ là có thể ngồi được), thò tay cầm đồ vật, đưa tay cầm chính xác cho vào mồm, bé gặm đồ chơi nhai nhóp nhép.
– Ghế ăn: bé nhất thiết cần có 1 chiếc ghế ăn phù hợp để có thể ngồi thoải mái khám phá đồ ăn. Ghế ăn cũng là 1 dụng cụ đảm bảo an toàn ăn cho con. Khi ăn con cần ngồi thẳng, và cũng là 1 dấu hiệu để con hiểu : đến giờ ăn là ngồi vào ghế ăn, sau này sẽ tránh được tình trạng vừa ăn vừa chơi, ăn rong.
– Yếm máng: bé được tự mình cầm nắm khám phá thức ăn, nên không thể tránh khỏi tình trạng vương vãi thức ăn. Yếm máng sẽ là 1 dụng cụ hữu dụng để hứng phần thức ăn bị rơi vãi.
– Bát, đĩa ăn: giai đoạn đầu bé sẽ rất tò mò với tất cả mọi thứ xung quanh, không tránh khỏi tình trạng lật đĩa, bát ăn. 1 chiếc khay ăn có thể dính vào mặt phẳng bàn ăn sẽ rất hữu dụng trong giai đoạn này. Mẹ cũng có thể chọn bát, đĩa ăn tùy theo nhu cầu sử dụng
– Bình ống hút, cốc, thìa, nĩa: giúp bé học kĩ năng theo độ tuổi.
– Tấm trải: trong quá trình ăn, bé sẽ làm vương vãi thức ăn ra xung quanh. Nếu bạn dùng 1 tấm trải rồi đặt ghế ăn của bé lên, khi thức ăn vương vãi sẽ nằm trong tấm trải, giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian dọn dẹp.
Dao lượn sóng: giai đoạn đầu làm quen bạn cần chế biến thức ăn với độ lớn vừa phải. 1 chiếc dao lượn sóng sẽ giúp cắt đồ ăn có hình dạng phù hợp, không trơn trượt giúp bé dễ cầm nắm hơn.
Ngày nay, ăn dặm tự chỉ huy không còn là một phương pháp mới ở cả thế giới và ngay cả Việt Nam. Vậy thì ăn dặm tự chỉ huy có những ưu điểm nào, vì sao nên chọn ăn dặm tự chỉ huy cho bé yêu của mình? Và phương pháp này liệu có nhược điểm nào không?
Tuy nhiên bạn hãy chú ý tìm hiểu thật kỹ cách thức thực hiện, học cách sơ cứu, chú ý an toàn trong quá trình con ăn dặm tự chỉ huy.
Ưu điểm lớn của ăn dặm tự chỉ huy là bé có thể ăn các món như gia đình ăn (chú ý trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng các loại gia vị), bạn có thể nấu đồ ăn cho gia đình, lấy riêng phần bé ra trước khi nêm gia vị, giúp mẹ tiết kiệm được nhiều thời gian chế biến thức ăn.
Trong chế biến đồ ăn theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, mẹ cần chú ý đọc tín hiệu các giai đoạn phát triển kỹ năng của con để chế biến cho phù hợp.
Sau đây là một số thực đơn gợi ý theo từng giai đoạn về cách chế biến thức ăn phù hợp.
Giai đoạn mới tập ăn, tay bé còn chưa khéo. Đồ ăn nên được cắt dạng thanh, to khoảng chừng 2 ngón tay, nên dùng dao lượn sóng để cắt sẽ giúp bé dễ dàng cầm nắm hơn
Cơm nắm, rau củ luộc, há cảo thịt gà, chuối
Cơm nắm rắc rong biển, súp lơ luộc, đậu rán, cá rán, hoa quả
Cơm nắm, mướp đắng luộc, trứng cuộn, dâu tây
Bé đã quen với việc ăn, tay bé đã khéo. Thường giai đoạn này bé chuyển sang bốc nhón bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ. Thức ăn mẹ chế biến nên ở dạng cắt nhỏ hơn để bé tập luyện kĩ năng.
Cơm, bí ngòi luộc, thịt viên chiên, dâu tây, việt quất
Cơm viên rắc bột đậu nành/rong biển, rau bó xôi xào tỏi, thịt gà nướng sả, cam
Thường các bé ăn dặm tự chỉ huy đến giai đoạn này đã có thể ăn cùng gia đình. Bé vào giai đoạn tập các dụng cụ nĩa, thìa. Mẹ có thể cho bé ăn đồ ăn cùng gia đình nhưng chú ý sử dụng ít gia vị.
Miến xào cua, thịt gà viên chiên, rau củ luộc, thanh long
Cơm viên rắc bột đậu nành, rong biển, rau củ luộc, trứng cuộn rong biển, dâu tây
Ăn dặm bé tự chỉ huy là phương pháp ăn dặm mà bé được toàn quyền quyết định nhịp độ, những món sẽ ăn, lượng ăn bao nhiêu tùy theo nhu cầu của bản thân. Qua quá trình ăn, bé có thể học được rất nhiều kĩ năng, luôn tìm thấy sự vui vẻ, và chủ động trong ăn uống. Mẹ hãy tìm hiểu và đồng hành cùng con trong quá trình ăn dặm để cả mẹ và bé đều thấy mỗi bữa ăn là 1 niềm vui mẹ nhé.