Trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu và thường xuyên mắc những bệnh liên quan mũi, họng như viêm phế quản. Đây là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh làm nhiều mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh từ nguyên nhân, triệu chứng, đến cách chăm sóc cho bé chóng khỏi.
1. Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây viêm phế quản ở trẻ sơ sinh – Nguồn: Vinmec
Viêm phế quản là bệnh liên quan đường dẫn khí của phổi, và người mắc bệnh là do nhiễm trùng, hoặc bị viêm. Đặc biệt là trẻ sơ sinh, đối tượng dễ bị virus tấn công vào phế quản khi mắc những bệnh như cảm lạnh, đau họng, hoặc cúm và gây ra cho bé khó khăn khi hít thở.
Bệnh được biết đến 2 dạng chính là cấp tính, và mạn tính với nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Nhiễm khuẩn: Đây là lý do chính gây ra viêm phế quản ở trẻ. Những loại vi khuẩn tấn công chính như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, và liên cầu khuẩn, chúng luôn hiện hữu trong khoang mũi, họng nhưng không tấn công khi sức đề kháng trẻ hoạt động tốt. Tuy nhiên, khi trẻ có biểu hiện sức khỏe kém đi, thì là lúc các loại vi khuẩn hoạt động sôi nổi làm bé mắc bệnh.
- Ô nhiễm không khí: Môi trường sống cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ tiếp xúc với không khí ô nhiễm hằng ngày như khói, bụi, mùi sơn mài,… rất dễ khiến bé bị viêm phế quản.
- Thời tiết: Khi thời tiết đột ngột thay đổi, hay vào lúc giao mùa, nhiệt độ môi trường sẽ đột ngột biến đổi theo, và trẻ chưa có khả năng thích ứng kịp thời nên dễ gây viêm phế quản.
- Sức khỏe yếu: Đối với những bé sinh thiếu tháng, hoặc đã từng mắc những bệnh như ho gà, viêm amidan, hen suyễn sẽ có khả năng cao dễ bị viêm phế quản.
2. Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Ho dữ dội cho thấy con bạn rất có thể bị viêm phế quản – Nguồn: Medlatec
Để chẩn đoán trẻ bị viêm phế quản, mẹ nên quan sát bé với những dấu hiệu sau:
- Thở nhanh là dấu hiệu dễ nhận biết khi trẻ mắc viêm phế quản, và mẹ nên xác định nhịp thở nhanh của bé như 60 lần/phút dành cho trẻ dưới 2 tháng tuổi, 50 lần/phút với trẻ từ 2-11 tháng, và 40 lần/phút đối với trẻ 1-5 tuổi. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng cao bé nhà bạn bị viêm phế quản.
- Trẻ có dấu hiệu thở khò khè
- Ho dữ dội
- Ngực rút lõm khi thở
- Nghẹt mũi
- Ớn lạnh người
- Nôn mửa
- Đau bụng
- Trẻ bị mất nước, kén ăn
- Móng tay, chân, môi bị tím
Những dấu hiệu trên của trẻ có thể diễn biến nặng nhẹ khác nhau, và vào ban đêm sẽ phản ứng mạnh hơn. Do đó, mẹ nên quan sát và chăm sóc bé kỹ lưỡng để xem có những bất thường gì không, và kịp thời xử lý.
3. Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phải làm sao?

Chăm sóc trẻ viêm phế quản như thế nào? – Nguồn: Bloomax
Việc điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh không quá khó, và sẽ chóng khỏi nếu biết cách. Một số phương pháp điều trị cho trẻ bị viêm phế quản như:
- Cho trẻ uống nước ấm để cơ thể giữ nhiệt ổn định.
- Dùng nước muối sinh lý 0.9% để vệ sinh mũi cho trẻ.
- Chườm khăn ấm cho bé để hạ sốt thân nhiệt.
- Sử dụng thuốc hạ sốt cho bé khi nhiệt cơ thể hơn 38.5 độ, và phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn nhé.
- Hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn cho bé dùng N-acetylcystein để làm loãng đờm, và bé có thể tống khứ đờm ra khỏi ống thở.
- Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh cho bé trong trường hợp này, và nên đi gặp bác sĩ.
- Tránh cho bé tiếp xúc với những môi trường khói bụi, hoặc có mùi hương khó chịu.
4. Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Thông thường, bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm, và sẽ tự hết trong 2 ngày, nhưng dấu hiệu bệnh vẫn còn kéo dài đến 2 tuần. Cho đến hiện nay, vẫn chưa có ghi nhận nào cho thấy trẻ sơ sinh tử vong do viêm phế quản, và cấp độ nặng nhất của bệnh là dẫn đến viêm tai, hoặc phổi. Vì thế mẹ không cần quá lo lắng.
5. Phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Nhằm phòng tránh bệnh viêm phế quản cho trẻ, mẹ nên áp dụng những cách sau:
- Thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng chuyên dụng trong khi tắm
- Đảm bảo nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bé luôn đầy đủ
- Bé phải được ngủ đủ giấc theo khoa học
- Mẹ phải tiêm vacxin đầy đủ cho bé khi chào đời
- Hạn chế cho bé ra ngoài không khí ô nhiễm, môi trường công nghiệp độc hại
Với những kiến thức trên, viêm phế quản ở trẻ sơ sinh đã được giải quyết phần nào, và việc chăm sóc trẻ trong trường hợp này là rất quan trọng để tránh những biến chứng xấu. Hy vọng mẹ và bé sẽ luôn khỏe mạnh, và tiếp tục theo dõi dayconkieunhat.vn nhé.