Trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu và thường xuyên mắc những bệnh liên quan mũi, họng như viêm phế quản. Đây là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh làm nhiều mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh từ nguyên nhân, triệu chứng, đến cách chăm sóc cho bé chóng khỏi.
Viêm phế quản là bệnh liên quan đường dẫn khí của phổi, và người mắc bệnh là do nhiễm trùng, hoặc bị viêm. Đặc biệt là trẻ sơ sinh, đối tượng dễ bị virus tấn công vào phế quản khi mắc những bệnh như cảm lạnh, đau họng, hoặc cúm và gây ra cho bé khó khăn khi hít thở.
Bệnh được biết đến 2 dạng chính là cấp tính, và mạn tính với nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Đây là lý do chính gây ra viêm phế quản ở trẻ. Những loại vi khuẩn tấn công chính như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, và liên cầu khuẩn, chúng luôn hiện hữu trong khoang mũi, họng nhưng không tấn công khi sức đề kháng trẻ hoạt động tốt.
Tuy nhiên, khi trẻ có biểu hiện sức khỏe kém đi, thì là lúc các loại vi khuẩn hoạt động sôi nổi làm bé mắc bệnh.
Môi trường sống cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ tiếp xúc với không khí ô nhiễm hằng ngày như khói, bụi, mùi sơn mài,… rất dễ khiến bé bị viêm phế quản.
Khi thời tiết đột ngột thay đổi, hay vào lúc giao mùa, nhiệt độ môi trường sẽ đột ngột biến đổi theo, và trẻ chưa có khả năng thích ứng kịp thời nên dễ gây viêm phế quản.
Đối với những bé sinh thiếu tháng, hoặc đã từng mắc những bệnh như ho gà, viêm amidan, hen suyễn sẽ có khả năng cao dễ bị viêm phế quản.
Để chẩn đoán trẻ bị viêm phế quản, mẹ nên quan sát bé với những dấu hiệu sau:
Những dấu hiệu trên của trẻ có thể diễn biến nặng nhẹ khác nhau, và vào ban đêm sẽ phản ứng mạnh hơn. Do đó, mẹ nên quan sát và chăm sóc bé kỹ lưỡng để xem có những bất thường gì không, và kịp thời xử lý.
Việc điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh không quá khó, và sẽ chóng khỏi nếu biết cách. Một số phương pháp điều trị cho trẻ bị viêm phế quản như:
Thông thường, bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm, và sẽ tự hết trong 2 ngày, nhưng dấu hiệu bệnh vẫn còn kéo dài đến 2 tuần.
Cho đến hiện nay, vẫn chưa có ghi nhận nào cho thấy trẻ sơ sinh tử vong do viêm phế quản, và cấp độ nặng nhất của bệnh là dẫn đến viêm tai, hoặc phổi. Vì thế mẹ không cần quá lo lắng.
Nhằm phòng tránh bệnh viêm phế quản cho trẻ, mẹ nên áp dụng những cách sau:
Với những kiến thức trên, viêm phế quản ở trẻ sơ sinh đã được giải quyết phần nào, và việc chăm sóc trẻ trong trường hợp này là rất quan trọng để tránh những biến chứng xấu.
Hy vọng mẹ và bé sẽ luôn khỏe mạnh, và tiếp tục theo dõi dayconkieunhat.vn nhé.
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)