ReVì là kinh nghiệm lần đầu làm mẹ, nên những câu hỏi như “trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao?” trở thành câu cửa miệng của các bà mẹ.
Mẹ à! Việc tiêm phòng vacxin là điều tốt, nhưng đa số trẻ sẽ có những phản ứng sốt. Để rõ hơn về vấn đề trên, bài viết này sẽ giải thích chi tiết tình trạng sốt do tiêm phòng, cũng như gợi ý xử lý cho mẹ nhé.
Vì những loại vacxin đều được chế tạo dựa trên virus, vi khuẩn sống hoặc các vi khuẩn chết, vi khuẩn đã được giảm độc lực để đưa vào cơ thể người.
Khi đó, cơ chế hệ miễn dịch bên trong sẽ có nhiệm vụ tiêu diệt và ghi nhớ loại vacxin tiêm vào. Từ đó, những loại virus gây bệnh tấn công sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng, và bảo vệ cơ thể không bị bệnh.
Đối với tình trạng sốt sau khi tiêm vacxin ở trẻ nhỏ cũng vậy, đây là dấu hiệu nhận biết cơ thể bé phù hợp với thuốc, cùng với cơ chế hoạt động nhận diện và tiêu diệt để tăng cường hệ miễn dịch.
Với những cơn sốt này, cơ thể bé sẽ mau chóng trở lại bình thường từ 1-3 ngày, vì thế các mẹ đừng nên lo lắng nhé.
Những cơn sốt sau tiêm phòng ở trẻ diễn biến trên hầu hết các loại vacxin với tình trạng cơ bản và chuyên biệt.
Những cơ chế hoạt động chung của vacxin sau tiêm phòng ở trẻ:
Bên cạnh đó, tùy vào loại vacxin tiêm phòng mà trẻ có những biểu hiện nhận biết khác như:
Khi tiêm vacxin lao (BCG), trẻ sẽ xuất hiện vết loét sau 2 tuần với kích thước nhỏ, và tự lành có sẹo khoảng 5mm. Đây là dấu hiệu cơ thể trẻ tiếp nhận vacxin tốt.
Nhưng nếu trẻ có hiện tượng nổi hạch cổ, nách, dưới xương đòn trái, hoặc có mủ tại chỗ tiêm, thì mẹ hãy đưa con đến phòng khám, bệnh viện ngay.
Ngoài những cơn sốt, quấy khóc thông thường sau tiêm phòng, thì trẻ sẽ có thêm biểu hiện tiêu chảy, nôn mửa với loại vacxin này. Thêm nữa, chỗ tiêm sẽ sưng đỏ từ 1-3 ngày, hoặc khả năng trẻ sẽ bị nổi cục cứng trong 1-3 tuần sẽ khỏi.
Do đó, nếu nhìn thấy những tình trạng tiêm phòng 6in1 trên, mẹ đừng vì lo lắng quá mà cho bé sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ nhé.
Việc tiêm phòng thủy đậu dẫn đến sốt là điều bình thường ở trẻ, nên không có gì lo lắng. Không những thế, chỗ tiêm của con sẽ nổi ban thủy đậu, cùng với cơn đau, sưng đỏ, trong thời gian 6 tuần, mẹ không được dùng thuốc chứa salicylate để giảm đau vì không tốt cho bé.
Là một trong những vacxin không thể thiếu ở trẻ sau sinh, vì thế con sẽ không tránh khỏi hiện tượng sốt, đau, nốt cứng, sưng đỏ tại chỗ tiêm trong 48 giờ.
Đây là loại vacxin phòng bệnh liên quan phế cầu như viêm màng não, phổi, nhiễm khuẩn đường huyết, viêm tai giữa. Khi vacxin đi vào cơ thể, trẻ dễ gặp triệu chứng sốt trên 38 độ C, chán ăn, quấy khóc, và khó chịu trong thời gian ngắn sẽ khỏi.
Khi tiêm phòng cho trẻ, những cơn sốt là điều bình thường và mẹ nên xử lý như sau:
– Nếu trẻ đã được tiêm phòng xong, mẹ đừng vội đưa con về ngay, mà cần dành ra 15-30 phút ở lại bệnh viện để theo dõi trẻ có triệu chứng khác không.
– Tiêm phòng đối với những bé nhạy cảm sẽ không tránh khỏi bị sưng, nổi cục cứng trong vòng 8 tiếng. Do vậy, sau khoảng thời gian này, mẹ có thể sử dụng đá để chườm lên vết thương nhằm giảm đau, và đồng thời cũng nên cho bé bú nhiều hơn.
– Sau thời gian 1 ngày, mẹ nên sử dụng chườm nóng để giảm sưng và phục hồi nhanh chóng. Đặc biệt, mẹ không nên sử dụng chanh hoặc khoai tây đắp lên vết thương nhé, vì như thế làm cho vết thương dễ nhiễm trùng hơn, theo ý kiến chuyên gia.
– Vào lúc tiêm phòng, trẻ có thể bị sốt từ 37-38 độ, mẹ hãy sử dụng miếng hạ sốt, thuốc hạ sốt ở hậu môn, hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để mua thuốc hạ sốt cho bé nhé.
Trên là những cách xử lý khi trẻ sốt sau tiêm phòng, các mẹ có thể tham khảo trong giai đoạn sử dụng vacxin của con.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ nên chú ý những điều sau nếu muốn con tiêm vacxin:
– Trong trường hợp bé sinh ra dưới 2,5kg, thì mẹ không nên cho tiêm phòng mà hãy đợi trẻ phát triển hơn tí nữa. Hoặc phát hiện trẻ có những bệnh cấp tính, dị ứng, sốt cao,.. thì nên dời ngày tiêm phòng lại nhé.
– Vào thời tiết hanh khô, lạnh lẽo, mẹ hãy chú ý giữ ẩm cơ thể cho bé sau tiêm nhé, vì nhiệt độ bên ngoài dễ làm tình trạng sốt của con tệ hơn.
– Sau quá trình tiêm chủng, nếu ở nhà mẹ bắt gặp trẻ co giật, sốt cao hơn 48 giờ, khóc liên tục, nhiệt độ cơ thể trên 39 độ C, vết tiêm sưng to, đó là lúc đưa đi bệnh viện ngay để bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Nhìn chung, đáp án cho câu hỏi “trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao?” của các mẹ đã làm rõ, và đây là tình trạng bình thường không cần lo lắng.
Ngoài ra, việc tiêm vacxin phòng bệnh cho trẻ là lâu dài, nên các mẹ cần chú ý biểu hiện sau tiêm của con để kịp thời xử lý nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)