Trẻ suy dinh dưỡng và những điều mẹ cần biết

bap
1022

Trẻ suy dinh dưỡng là bệnh lý mang đến nhiều tác động tiêu cực, và nếu không được xử lý có thể gây tử vong. Do đó, mẹ nên theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về suy dinh dưỡng ở trẻ, cũng như cách phòng ngừa nhé.

1. Tìm hiểu suy dinh dưỡng ở trẻ em

tìm hiểu suy dinh dưỡng ở trẻ em

Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em rất phổ biến – Nguồn: Vinmec

Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ không mới, nhưng là chủ đề quan tâm của nhiều mẹ. Đây là bệnh liên quan đến thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể như protein, vitamin, và nhiều khoáng chất quan trọng. Điều này dẫn đến các chức năng không hoạt động trơn tru, và suy giảm theo. 

Hiện tượng suy dinh dưỡng sẽ làm cho bé phát triển chậm, thể lực kém, thậm chí ảnh hưởng não bộ, khả năng giao tiếp, đồng thời xuất hiện nhiều bệnh liên quan. Bên cạnh đó, những chỉ số nói lên con bạn đang suy dinh dưỡng gồm: 

  • Số cân chuẩn theo độ tuổi
  • Chiều cao chuẩn theo độ tuổi
  • Cân nặng chuẩn theo chiều cao 

Bên cạnh đó, bệnh suy dinh dưỡng cũng xảy ra ở người lớn tuổi, thanh thiếu niên với nguyên nhân chủ yếu là bệnh mãn tính, hoặc chứng biến ăn. Và cơ thể họ cũng có những biến chứng gồm hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể yếu, vận động không linh hoạt, dễ té, thậm chí phải có người chăm sóc.

2. Tại sao trẻ suy dinh dưỡng?

Có một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý suy dinh dưỡng gồm điều kiện kinh tế, chế độ dinh dưỡng, thói quen vận động. 

  • Dinh dưỡng bữa ăn nghèo nàn:

Vấn đề thường thấy ở lục địa Châu Phi, khi vừa thiếu lương thực, vừa không đảm bảo dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. 

  • Ảnh hưởng từ bệnh lý:

Đối với những bé vừa khởi sắc sau bệnh lý liên quan hệ tiêu hóa, thì sẽ có khả năng cao không hứng thú ăn uống. Do đó, khi bé mắc các bệnh cụ thể như tiêu chảy, viêm đại tràng, bệnh crohn sẽ làm ảnh hưởng trao đổi chất từ thức ăn bên trong cơ thể.

Hay bệnh viêm loét dạ dày, gan mật cũng làm cho bé khó tiêu, chán ăn, và dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Hoặc việc sử dụng thuốc kháng sinh nhiều sẽ làm mất cân bằng vi khuẩn có lợi và hại của đường ruột, nên gây ra khả năng hấp thụ kém.  

  • Tinh thần bị ảnh hưởng:

Khi trẻ bị những bệnh liên quan thần kinh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen ăn uống hằng ngày, chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn ăn uống,..

Nguyên nhân cũng có thể đến từ việc trẻ bị bố mẹ ép buộc ăn uống, và gây ra tâm lý sợ sệt vào mỗi bữa ăn. Theo thời gian dẫn đến chán ăn, cuối cùng là suy dinh dưỡng.

  • Trẻ sơ sinh không được bú mẹ:

Vào 6 tháng đầu khi sinh ra, trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, kèm theo là thời gian ăn dặm quá sớm. Chính điều này là nguyên nhân chủ chốt làm trẻ suy dinh dưỡng.

3. Dấu hiệu suy dinh dưỡng?

Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em

Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em – Nguồn: Vietnamnet

Như đã đề cập ở phần 1, để phát hiện trẻ suy dinh dưỡng dựa trên 3 yếu tố:

  • Cân nặng cho phép theo đội tuổi
  • Chiều cao tương ứng với độ tuổi
  • Cân nặng tương ứng với chiều cao

Và cấp độ bệnh lý thường được phân thành 3 cấp độ: suy dinh dưỡng nhẹ cân, suy dinh dưỡng thấp còi, và suy dinh dưỡng gầy còm. 

  • Suy dinh dưỡng nhẹ cân:

Đây là mức suy dinh dưỡng nhẹ, và được biểu hiện qua mức cân theo tiêu chuẩn chung dưới đường biểu diễn là -2SD. 

  • Suy dinh dưỡng thấp còi:

Khi so sánh chiều cao với bạn đồng trang lứa, nếu bé nhà bạn có chỉ số chiều cao là -2SD thì khả năng đang bị suy dinh dưỡng mãn tính.

Đây là dấu hiệu cho thấy con bạn đã bắt đầu bị suy dinh dưỡng vào những tháng đầu đời, hoặc có khi bệnh bắt đầu từ trong bụng mẹ. 

  • Suy dinh dưỡng gầy còm:

Với thể suy dinh dưỡng này, trẻ nhà bạn sẽ có mức cân nặng nằm dưới mức -2SD. Và cơ thể của bé đã có biểu hiện teo cơ, mỡ. Tình trạng này xảy ra trong thời gian ngắn, và là dạng cấp tính. 

Ngoài ra, còn 3 loại suy dinh dưỡng khác mà mẹ nên biết gồm: 

  • Suy dinh dưỡng thể phù – Kwashiokor:

Dấu hiệu dễ dàng nhận thấy là trẻ đầy đặn, nhưng tay chân ốm, yếu ớt. Thêm vào đó, sắc tố da của con cũng xuất hiện đốm đỏ, phù nề, và hiện tượng thiếu máu kéo dài, giác mạc khô do thiếu Vitamin A, quáng gà… N

guyên nhân chủ yếu là con bạn bị thiếu Protid, cũng như nhiều loại Vitamin, dưỡng chất khác. 

  • Suy dinh dưỡng teo đét – Maramus:

Cũng là một loại suy dinh dưỡng nặng, và nguyên nhân là do cơ thể không đủ năng lượng. Mẹ dễ dàng nhìn thấy trẻ rất ốm, da bọc xương, sắc mặt già nua, không có mỡ dưới da, và hay mắc chứng rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi. Nhưng ở loại suy dinh dưỡng này, các cơ quan của trẻ sẽ ít bị tác động hơn dạng Kwashiokor trên. 

  • Suy dinh dưỡng hỗn hợp:

Đây là sự kết hợp giữa hai thể suy dinh dưỡng Kwashiokor và Maramus. Nguyên nhân từ việc thiếu Protid, kèm theo là năng lượng. 

4. Bé bị suy dinh dưỡng có nguy hiểm không?

Suy dinh dưỡng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trẻ suy dinh dưỡng có nguy hiểm không? – Nguồn: Bookingcare

Câu trả lời là có nhé! Khi bị suy dinh dưỡng, trẻ có nguy cơ mắc phải những vấn đề sau: 

  • Hệ miễn dịch suy yếu:

Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ thiếu nhiều chất như kẽm, sắt, vitamin,.. và điều này gây ảnh hưởng hệ miễn dịch. Khi đó, khả năng vi khuẩn tấn công vào cơ thể gây bệnh rất cao, và thậm chí gây tử vong ở trẻ. 

  • Ảnh hưởng não bộ và thể chất:

Vì bệnh lý suy dinh dưỡng nên trẻ sẽ không thể hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Thế nên, về dài lâu, não bộ và thể chất sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực. 

  • Bệnh lý liên quan:

Do thiếu vitamin, nên trẻ rất dễ mắc nhiều bệnh lý chẳng hạn như thiếu Vitamin A ảnh hưởng thị lực, hay canxi liên quan đến xương,… 

5. Phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ như thế nào?

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” rất đúng trong trường hợp này, và mẹ cần ghi nhớ những điều sau để giúp bé phòng ngừa suy dinh dưỡng: 

  • Vào 6 tháng đầu tiên, mẹ nên cho trẻ bú ti và nếu có thể hãy kéo dài đến 2 năm. Và mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng nếu muốn cho bé sử dụng sữa công thức. 
  • Cho bé bổ sung đủ các loại chất dinh dưỡng, và thay đổi món ăn đều đặn để kích thích thèm ăn. 
  • Lên kế hoạch cho bé tham gia những hoạt động thể chất thường xuyên nhằm kích thích ham muốn ăn uống. 
  • Giúp trẻ điều trị bệnh tiêu hóa triệt để. 
  • Khẩu phần ăn hằng ngày nên chia ra bữa chính, bữa phụ để bé không bị ngán. 
  • Khi sử dụng thuốc kháng sinh cần hỏi ý kiến bác sĩ. 
  • Mẹ phải theo dõi cân nặng, chiều cao của bé thường xuyên để phát hiện những bất thường, và kịp thời xử lý. 

Với những thông tin cơ bản trên, vấn đề trẻ bị suy dinh dưỡng đã phần nào làm mẹ bớt lo lắng. Nhưng để đảm bảo mẹ hãy đưa con đi gặp bác sĩ khi có bất thường về cân nặng, chiều cao và tình trạng sức khỏe để có hướng giải quyết cụ thể hơn nhé. 

Tags: trẻ suy dinh dưỡng,

Được quan tâm nhất

Trẻ bị tiêu chảy mẹ nên làm gì và ăn gì?

Trẻ bị tiêu chảy mẹ nên làm gì và ăn gì?

Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa khá...
Phương thuốc thần kỳ chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Phương thuốc thần kỳ chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Mồ hôi trộm ở trẻ khiến rất nhiều bậc...
Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thường gặp...

Bài mới nhất

Trẻ sơ sinh bị vàng da và cách điều trị an toàn, hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị vàng da và cách điều trị an toàn, hiệu quả

Việc điều trị cho trẻ sơ sinh bị vàng...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

6 cách nấu cháo cá bống cho bé biếng ăn đơn giản lại giàu dinh dưỡng

28088
Thịt cá bống có vị ngọt mặn, tính bình, không độc, giúp trẻ tăng cường sức khỏe, tốt cho trẻ biếng ăn và tiêu hóa kém. Với hàm lượng...

3 món ăn dinh dưỡng cho bà bầu cần biết

2619
Những món ăn dinh dưỡng là khẩu phần không thể thiếu cho các mẹ bầu, vì chúng chứa đựng nhiều dưỡng chất nuôi thai nhi và mẹ khỏe mạnh....

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi

9263
Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thường gặp phải các vấn đề về sức khỏe như ho, vặn mình, sổ mũi, tiêu chảy, táo bón,…Tuy nhiên, các mẹ...

5 món cháo hàu giàu kẽm và dưỡng chất cho bé phát triển

3453
Trong các loại thực phẩm, hàu là thực phẩm giàu kẽm nhất và là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cần thiết cho sự phát triển và tăng...