Trẻ sơ sinh bị vàng da là một trong những hiện tượng thường thấy, và làm nhiều mẹ đứng ngồi không yên khi xảy ra với con mình vì không biết nguyên nhân từ đâu. Thế nên, bài viết này sẽ cung cấp cho mẹ thông tin đầy đủ nhất liên quan đến nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da.
Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng dư bilirubin chuyển hóa, và thường xảy ra khi sinh non tháng. Nếu quá trình chuyển hóa bilirubin dư thừa quá nhiều thì khả năng hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ kéo dài.
Cụ thể hơn, với trẻ sơ sinh, những tế bào hồng cầu mất đi hay còn biết đến là vỡ hồng cầu sau sinh. Quá trình này diễn ra liên tục giải phóng hemoglobin, chuyển hóa tạo thành bilirubin là một chất có chức năng chuyển hóa tại gan và đào thải qua chất thải của trẻ.
Nhưng vì chức năng gan của trẻ sơ sinh còn yếu, và đặc biệt khi sinh non tháng thì lượng bilirubin không thể được đào thải hoàn toàn và còn lưu trữ trong máu dẫn đến vàng da ở trẻ sơ sinh. Đây là bệnh vàng da sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, còn có loại vàng da bệnh lý gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh với những biến chứng như vàng da nhân não, tử vong, ảnh hưởng sự phát triển của trẻ. Vì thế, các mẹ phải cho bé theo dõi với bác sĩ thường xuyên.
Xét đến nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da là một quá trình sinh học phức tạp và mang tính chuyên môn cao. Thế nên, trong phần này để các mẹ dễ nắm bắt tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh, chúng tôi sẽ đưa ra kiến thức tổng quát về nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh.
Một số nguyên nhân chính gây vàng da ở trẻ sơ sinh như:
– Triệu chứng vàng da của trẻ sơ sinh phải bắt đầu từ quá trình mang thai của các mẹ. Khi mang thai, chức năng gan của mẹ sẽ giúp thai nhi loại bỏ bilirubin, và sau khi chào đời chức năng gan của bé vẫn chưa hoạt động. Điều này làm cho lượng bilirubin tích lũy nhiều trong máu gây vàng da.
– Hiện tượng vàng da diễn biến nhanh hơn ở trẻ sinh non, vì tình trạng sức khỏe của bé không thể chuyển hóa bilirubin và gây tích tụ trong máu.
– Thiếu sữa mẹ ở trẻ sơ sinh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vàng da. Có nghĩa là cơ thể bé không đủ lượng dịch để đào thải bilirubin nên tích tụ trong máu làm vàng da ở trẻ.
Bên cạnh đó, lý do gây vàng da ở trẻ sơ sinh cũng xuất phát từ vấn đề khác như:
Đây là những nguyên nhân sơ bộ mà mẹ cần biết về tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân chuyên sâu cần được giải thích từ bác sĩ khi khám chữa bệnh vàng da ở trẻ.
Để nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ nên xem xét những dấu hiệu sau:
Nhận biết trẻ vàng da không quá khó, nhưng trong một vài trường hợp trẻ vẫn có làn da trắng hồng. Do đó, mẹ có thể dùng cách nhấn ngón tay vào da bé vài giây, rồi thả ra sẽ có hiện tượng màu vàng rõ rệt.
Hoặc để đảm bảo hơn, mẹ nên cho bé đi khám nếu có bất cứ nghi ngờ nào nhé.
Khi trẻ bị vàng da và được chẩn đoán là hiện tượng sinh lý thì sẽ kéo dài 7-10 ngày là khỏi đối với trẻ bình thường. Còn riêng trẻ thiếu tháng có thể dài hơn từ 2-3 tuần.
Chú ý thêm, khi trẻ vàng da do bú mẹ, thì hãy bình tĩnh và tiếp tục theo dõi, cũng như thăm khám bác sĩ. Tuy nhiên, trường hợp này có thể kéo dài hơn bình thường, và không gây nguy hiểm, hay hạn chế sự phát triển của trẻ.
Hoặc bé cũng có thể hết trong 2 ngày nếu nguyên nhân vàng da xuất phát từ sữa mẹ.
Thêm một trường hợp mẹ cần chú ý là trẻ bị vàng da vẫn tăng cân, bú mẹ bình thường, thì phải được theo dõi sát sao, và liên hệ bác sĩ để thăm khám đảm an toàn cho bé.
Đặc biệt hơn, nếu tình trạng vàng da của bé kéo dài hơn 4 tuần thì khả năng rất cao là bệnh lý, và nguy hiểm. Vì vậy, mẹ cần cho con đi bệnh viện ngay nhé.
Trên đây là những thông tin trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ phải biết, và nắm rõ các nguyên dân gây ra tình trạng này. Hơn thế nữa, mẹ cũng phải theo dõi bé sát sao để có thể xử lý kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)