Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và những điều mẹ cần biết để chăm sóc con

bap
1574

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và sẽ rất nguy hiểm cho con nếu mẹ chưa biết những kiến thức nền tảng về loại bệnh này. Trong bài viết này, Dayconkieunhat.vn sẽ cung cấp những thông tin cần thiết liên quan vấn đề trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, cũng như đưa ra vài chỉ dẫn cơ bản để mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Những lý do trẻ sơ sinh bị tiêu chảy – Nguồn: Babylovetoknow

Tiêu chảy là bệnh lý phổ biến của trẻ sơ sinh, theo nghiên cứu thì trung bình một năm trẻ có thể bị 3 lần. Đối với trẻ sơ sinh, khi bị tiêu chảy có thể đi kèm triệu chứng sốt, nôn, và cơ thể mất nước gây nguy hiểm cho bé nếu không xử lý kịp thời. Do đó, mẹ nên tìm hiểu những nguyên nhân gây tiêu chảy cho con dưới đây:

  • Tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột: đây là một trong những nguyên nhân chính làm trẻ bị tiêu chảy, được gây ra bởi các loại vi khuẩn, virus như Rotavirus, Salmonella hay ký sinh trùng Giardia kèm theo sốt, đau bụng và đi ngoài ra phân lỏng. 
  • Ngộ độc thức ăn: trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cũng có thể ảnh hưởng từ việc mẹ tiêu thụ thức ăn chứa thành phần dị ứng, được truyền qua khi bé ti. Với tình trạng này, trẻ sẽ có biểu hiện nôn mửa và chóng khỏi sau 24 giờ.

Ngoài hai tác nhân chính trên, thì vấn đề trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải kể đến như bình sữa của trẻ không được rửa sạch, khi chăm trẻ mẹ quên rửa tay làm lây lan vi khuẩn, nguồn nước chế biến thực phẩm không sạch nên khi mẹ ăn và cho con bú bị truyền nhiễm virus,… 

Thêm vào đó, các mẹ không được coi nhẹ việc trẻ bị tiêu chảy, vì khi mắc phải thì cơ thể trẻ đã mất đi một lượng điện giải gây mệt mỏi, hấp thụ chất kém và nhiễm trùng huyết, cũng như có nguy cơ tử vong nếu không được chăm sóc đúng cách.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy – Nguồn: Thriving Families

Để dễ phân biệt dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, thì mẹ nên tìm hiểu đâu là tình trạng trẻ đi ngoài bình thường nhằm so sánh nếu con có biểu hiện lạ trong sinh hoạt cá nhân.

Biểu hiện trẻ sinh hoạt đi ngoài bình thường: 

  • Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: dấu hiệu sinh hoạt bình thường được thể hiện qua việc đi ngoài từ 2-5 lần trong ngày. Trường hợp trẻ trên 6 tháng tuổi sẽ rơi vào 1-2 lần trên một ngày. Đây là những thói quen đi ngoài nói lên sức khỏe của trẻ đang được phát triển rất tốt, mẹ phải tiếp tục duy trì. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Ngược lại, khi bắt gặp trẻ có những dấu hiệu đi ngoài bất thường bên dưới, thì có lẽ con đã bị tiêu chảy đấy. 

  • Đầu tiên, trẻ có số lần đi ngoài cao hơn chỉ số bình thường trên 5 lần/ngày.
  • Nếu mẹ thấy con đi ra phân lỏng, có mùi tanh là đặc điểm tiêu chảy hay đi ngoài kèm máu thì rất có thể con bị nhiễm trùng đường ruột. 
  • Hơn nữa, khả năng bị tiêu chảy của trẻ cũng được biết đến như quấy khóc không ngừng, cơ thể nóng sốt, nôn mửa, hay thậm chí bỏ bú, tình trạng kéo dài từ 3-6 tiếng trước đó. 

Vấn đề trẻ bị tiêu chảy không chỉ dừng lại ở những dấu hiệu cơ bản trên, mà còn phân ra mức nặng nhẹ qua việc cơ thể con bị mất nước như thế nào nữa đấy mẹ ạ. Vì thế, mẹ hãy xem con có những biểu hiện sau đây không nhé: 

  • Cơ thể trẻ mất nước nhẹ do tiêu chảy: khi con có dấu hiệu quấy khóc không ngừng, được mẹ cho uống nước mới ngưng là dấu hiệu tiêu chảy cần nhận biết đấy các mẹ. 
  • Cơ thể mất nước vừa phải: nếu như mẹ nhìn thấy môi và mắt khô, da nhăn nheo hay khi ngủ mắt không khép lại hết, khóc không có nước mắt, thì khả năng rất cao con đang bị tiêu chảy nặng. 
  • Trẻ bị mất nước dạng nặng: trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy nặng, sẽ bao gồm những dấu hiệu trên và kèm theo cảm giác lừ đừ thiếu sức sống, xuất hiện co giật hoặc thậm chí là hôn mê.

Nhận biết con bị tiêu chảy là điều rất quan trọng của mẹ, vì cơ thể trẻ sẽ thay đổi những cấp độ nặng hơn nếu không được phát hiện kịp thời. Và mẹ phải là người theo dõi quan sát con liên tục để phòng tránh những trường hợp xấu xảy ra, cũng như đưa con đến bệnh viện khi cần.

3. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Cách chữa trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thế nào? Câu trả lời phải tùy thuộc vào tình trạng của trẻ nhà bạn đang bị tiêu chảy cấp độ nào. 

Trẻ dưới 6 tháng bị tiêu chảy: 

 Việc bù nước và điện giải là điều cấp bách cần làm cho trẻ trong giai đoạn này, vì vậy mẹ có thể tham khảo một số dung dịch sau: 

  • Thuốc Oresol: được dùng thay thế nước, cung cấp điện giải khi trẻ bị tiêu chảy cấp gây sốt, nôn mửa. 
  • Muối đường: mẹ hãy kết hợp 1 muỗng cà phê muối và 8 muỗng đường khuấy đều bằng nước sôi để cho con uống, nhằm mục đích bù nước cho bé. 
  • Cháo muối: 1 muỗng cà phê muối nấu cùng 1 nắm gạo và 1 lít nước là cách hiệu quả để cung cấp nước cho cơ thể của bé với tình trạng tiêu chảy nhẹ. 
  • Nước dừa và muối: để trữ nước cơ thể cho bé, mẹ cũng có thể dùng nước dừa pha chung 1 muỗng cà phê muối để con uống. 

Chú ý hơn, bốn cách trên được áp dụng hiệu quả, khi trẻ bị tiêu chảy ở dạng nhẹ, và mất nước vừa phải. Do vậy, khi trẻ biến chứng nặng hơn, và có dấu hiệu hôn mê, thì mẹ phải đưa đi bệnh viện để bác sĩ điều trị cũng như bù nước bằng truyền dịch nhé.

4. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì? 

Những loại thực phẩm mẹ nên ăn, khi trẻ bị tiêu chảy

Những loại thực phẩm mẹ nên ăn khi con bị tiêu chảy – Nguồn: Familyeducation

Để chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên cẩn trọng trong việc dung nạp thực phẩm vào cơ thể để không ảnh hưởng đến con qua đường ti. Vì thế, mẹ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng sau:

  • Chế độ BRAT: đây là phương pháp ăn gồm 4 loại thực phẩm chuối, gạo, táo và bánh mì chứa ít chất béo, đạm giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Thêm nữa, những loại thực phẩm này còn có khả năng bù nước, điện giải, và đào thải chất dư thừa trong bao tử bé. 
  • Sữa chua: trong sữa chua có probiotic lợi khuẩn bổ sung cho những vi khuẩn tốt đã mất do bị tiêu chảy, từ đó phục hồi hệ tiêu hóa tốt hơn. Do vậy, mẹ nên sử dụng nguồn thực phẩm này trong quá trình con bị tiêu chảy để tăng khả năng phục hồi tốt hơn, nên sử dụng loại sữa chua không đường luôn là tốt nhất. 
  • Cung cấp nước và chất xơ: việc cung cấp nước và rau củ rất có lợi cho bé, vì thế mẹ hãy tích cực uống nước, cũng như ăn rau củ để hấp thu dưỡng chất vitamin và khoáng cho con bú nhé.

Thêm một số lưu ý cho các mẹ để giúp con mau chóng khỏi là không nên sử dụng những loại thực phẩm tươi sống chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn, hay thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm cay nóng sẽ tổn thương bao tử trẻ và nếu muốn uống các loại thực phẩm chức năng phải hỏi bác sĩ trước nhé. 

Từ những thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh bị tiêu chảy trên, các mẹ phải hết sức lưu ý khi chăm sóc bé trong giai đoạn mới sinh. Vì sức đề kháng của trẻ còn yếu, và những cơ quan như bao tử chưa phát triển đầy đủ nên dễ gây bệnh. Chúc mẹ và bé khỏe mạnh. 

Tags: benh tieu chay o tre, cham soc tre so sinh, trẻ bị tiêu chảy, trẻ sơ sinh,

công thức ăn dặm

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Tìm kiếm theo độ tuổi của bé
,Các loại món ăn cho bé
Mục đích
Tìm kiếm theo nguyên liệu

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Review

Top 5 loại gối ôm cho bé các mẹ cần biết

Top 5 loại gối ôm cho bé các mẹ cần biết

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự...
Gối chống trào ngược Babymoov và những điều mẹ cần biết khi mua cho bé

Gối chống trào ngược Babymoov và những điều mẹ cần biết khi mua cho bé

Vấn đề trào ngược dạ dày đang được nhiều...
[Review] Bình sữa Bebu có tốt không cho bé sử dụng?

[Review] Bình sữa Bebu có tốt không cho bé sử dụng?

Nhiều mẹ lo ngại khi mua sản phẩm thương...
Top 5 loại sữa non cho trẻ sơ sinh mẹ phải biết

Top 5 loại sữa non cho trẻ sơ sinh mẹ phải biết

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non...

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...
15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

Trẻ nhỏ rất thích chơi đùa, khám phá thế...
Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng...

Bài mới nhất

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng sơ sinh là khái niệm để chỉ...
Trẻ đi ngoài phân sống có nên lo lắng không?

Trẻ đi ngoài phân sống có nên lo lắng không?

Với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thức ăn...
Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng được tạo...
Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Lưỡi bản đồ là một dạng tổn thương lành...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

12 tips phòng chống bệnh mùa hè ở trẻ

3734
Mùa hè đã thực sự đến trong niềm háo hức của trẻ nhỏ. Chúng đang chờ đợi những giờ phút vui đùa thỏa thích cùng gia đình và bạn...

5 căn bệnh thường gặp ở trẻ gây nguy hiểm bạn nên biết

3147
Bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè. Với đặc điểm nóng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều bệnh, trong đó đáng lưu ý...

Bệnh chàm ở trẻ và cách điều trị dứt điểm

3042
Bệnh chàm là gì? Bệnh chàm có tên y học là eczema, đây là tình trạng bị viêm da mãn tính và sẽ khiến da bị đỏ, khô, tróc...

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi

9542
Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thường gặp phải các vấn đề về sức khỏe như ho, vặn mình, sổ mũi, tiêu chảy, táo bón,…Tuy nhiên, các mẹ...