Trẻ dưới 12 tháng tuổi có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, các cơ vòng ở dạ dày chưa hoạt động đúng cách, nhu động ruột vẫn còn yếu, nên bé thường gặp tình trạng chướng bụng đầy hơi. Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến biếng ăn, thiếu hụt dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Mẹ không nên chủ quan và cần tìm ra nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đầy bụng, để có hướng cải thiện giúp bé giảm triệu chứng chướng bụng, đầy hơi và khó chịu.
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng có nhiều nguyên nhân gây nên, mẹ cần xác định được nguyên nhân cụ thể để tìm cách khắc phục
Chế độ ăn của mẹ: những thực phẩm mẹ ăn trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bé, nếu mẹ ăn nhiều thực phẩm gây đầy hơi chướng bụng như súp lơ, bơ, các loại đậu, bắp cải… thì bé cũng sẽ bị đầy bụng, khó chịu.
Thay đổi chế độ ăn đột ngột: cho bé ăn quá nhiều và khoảng cách giữa các bữa ăn gần nhau, điều này khiến cho hệ tiêu hóa của bé làm việc quá sức, gây ra tình trạng ợ chua, nôn trớ. Cho bé ăn một số loại thức ăn mà cơ thể bé chưa đủ men để tiêu hóa gây ứ đọng lại dạ dày và đường ruột sinh ra căng chướng bụng.
Dư thừa đường lactose: khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng sau bú sữa có thể do trong cơ thể bé không đủ lượng men lactase để tiêu hóa hết lượng đường lactose dung nạp vào.
Không tiêu hóa được các loại protein trong sữa: hệ tiêu hóa của bé không thể tiêu hóa và xử lý hết các protein có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức
Do dùng kháng sinh hoặc thuốc: các loại kháng sinh sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có hại và có lợi trong đường ruột của bé, khiến tiêu hóa gặp vấn đề khi thiếu hụt hệ vi sinh vật có lợi.
Rối loạn tiêu hóa: trẻ sơ sinh bị đầy bụng do một số bệnh lý như tiêu chảy, táo bón, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích, phì đại tràng bẩm sinh…
Thức ăn bị nhiễm khuẩn: nhiều loại vi khuẩn có thể lên men thức ăn, khiến thức ăn ôi thiu khi bé ăn vào sẽ gây nôn trớ, đầy hơi và tiêu chảy.
Động tác đạp xe: giúp bé cử động hai chân giống như quá trình đạp xe đạp, giúp lượng khí trong người bé giảm đi. Nên thực hiện động tác này sau khi ăn từ một đến giờ để không làm đau bụng bé.
Massaga bụng: massage giúp bé ấm, đảm bảo tiêu hóa, ngăn ngừa khí dư thừa và có tác dụng làm dịu khó chịu cho bé.
Cho bé ợ hơi thường xuyên: ợ hơi giúp giải phóng khí và ngăn không khí hình thành trong dạ dày gây đầy bụng.
Thay đổi cách cho con bú:
Thay đổi thực đơn hàng ngày khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu
Cho bé uống nước: mẹ cần bổ sung lượng nước cần thiết cho bé (đối với bé trên 6 tháng tuổi), vì thiếu nước cũng là nguyên nhân gây đầy bụng ở trẻ sơ sinh
Bổ sung men vi sinh: men vi sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị trẻ sơ sinh bị đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, nhiễm khuẩn…
Điều chỉnh lượng đạm, bột đường cho phù hợp với bé: các mẹ có thể giảm bớt số lượng bột đường và đạm trong khẩu phần ăn dặm để bé có thể tiêu hóa tốt hơn.
Bài viết trên đã chỉ rõ những nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tình trạng đầy hơi ở trẻ nhỏ, mong rằng sẽ giúp ích được cho các bạn, để các bạn có thể giúp con mình cảm thấy dễ chịu hơn và giảm chướng bụng khi mắc phải.