Trẻ ra mồ hôi trộm là hiện tượng cơ thể bị ra mồ hôi mà không liên quan đến yếu tố thời tiết bên ngoài. Trẻ em có sự trao đổi chất diễn ra mạnh hơn so với người lớn và đây là cách cơ thể trẻ được tỏa nhiệt. Hiện tượng này thường xảy ra vào ban đêm khi bé ngủ, mồ hôi sẽ thấm ngược vào quần áo và cơ thể bé, bé sẽ dễ bị cảm lạnh hoặc viêm phổi đồng thời mồ hôi ra nhiều sẽ ảnh hưởng lâu dài đến giấc ngủ của trẻ.
Mẹ cần có phương pháp chăm sóc bé hợp lý như mặc quần áo mỏng thoải mái khi bé ngủ, phòng ngủ thoáng mát, đồng thời cho bé tắm nắng vào buổi sáng bởi thiếu vitamin D cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng này.
Lựa chọn những hoạt chất sinh học từ thiên nhiên sẽ là một giải pháp an toàn và hiệu quả đối với trẻ ra mồ hôi trộm vì trẻ nhỏ có khả năng hấp thụ và đáp ứng nhanh hơn so với người lớn.
Dưới đây là các phương pháp từ thiên nhiên chữa mồ hôi trộm cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Đầu tiên mẹ nên cho trẻ dùng với lượng ít để xem phản ứng của cơ thể trẻ với liệu pháp mà bạn lựa chọn như thế nào, xem trẻ có bị dị ứng hoặc da bị mẩn đỏ, nếu có thì không nên cho trẻ tiếp tục sử dụng mà nên dừng lại và chọn phương pháp khác thích hợp với cơ địa của trẻ.
Lá đinh lăng giúp thông kinh lạc, giúp bé ngủ ngon, không bị giật mình và đặc biệt là “khắc tinh” với chứng đổ mồ hôi trộm.
Lá đinh lăng sau khi rửa sạch phơi khô từ 2-3 ngày rồi đem sao vàng hạ thổ, thao tác nhẹ nhàng để tránh lá bị gãy rụng. Sau đó trộn lá đinh lăng với bông gòn theo tỉ lệ 1:1 để làm ruột gối cho trẻ, thời gian sử dụng lâu dài các tinh chất từ trong lá đinh lăng sẽ ngấm vào cơ thể trẻ.
Với phương pháp này sẽ giải quyết dứt điểm chứng mồ hôi trộm trong khoảng 8 tháng đến 1 năm. Trong quá trình sử dụng nên thường xuyên phơi ruột gối để tránh ẩm mốc.
Hoặc các mẹ có thể dùng lá đinh lăng tươi rửa sạch đun sôi với nước cùng một ít muối trắng, sau khi nước nguội bớt, tắm cho trẻ và lau người lại bằng nước sạch.
Lá dâu tằm có tác dụng làm mát, mẹ có thể sử dụng lá dâu để tắm cho trẻ. Chọn lá già nhưng vẫn còn xanh, đun 300g lá dâu với 2 lít nước thêm một chút muối trắng. Để nước nguội bớt, dùng nước đó tắm cho trẻ hàng ngày để làm giảm mồ hôi trộm.
Kết hợp lá dâu với rau má đem phơi khô hoặc sấy khô, để vào hủ thủy tinh và dùng dần, mỗi lần dùng lấy 10g lá dâu tằm và 5g rau má đun với 200ml nước để lấy nước uống. Mỗi đợt nên dùng kéo dài khoảng 5-7 ngày để có kết quả tốt nhất.
Lá lốt là một trong những liệu pháp từ thiên nhiên chữa chứng mồ hôi trộm hiệu quả vì nó có công dụng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, thanh nhiệt và giải độc.
Lấy 100g lá và thân rửa sạch nấu cùng 2 lít nước trong vòng 10 phút, khi nước ấm cho trẻ xông hơi toàn thân sau đó dùng nước này cho trẻ ngâm tay và chân khoảng 15 phút.
Có thể dùng lá lốt chế biến món ăn cho trẻ ăn hàng ngày hoặc dùng 100g lá lốt sắc lấy 1 lít nước cho bé uống thay cho nước lọc.
Lá dâu có chức năng an thần, làm mát, thanh nhiệt, giải độc và cải thiện chứng đổ mồ hôi trộm. Kết hợp với tim heo giàu dinh dưỡng sẽ tạo nên món ăn giúp bồi bổ sức khỏe cho trẻ.
Nguyên liệu: 50g lá dâu, 1 quả tim heo, gia vị
Cách làm:
Tim heo sau khi làm sạch, thái mỏng ướp với gia vị khoảng 10 phút, lá dâu rửa sạch thái sợi. Sau đó đem trộn tim heo với lá dâu và mang đi hấp cách thủy khoảng 20-30 phút.
Nên cho trẻ dùng món này vào buổi chiều để có tác dụng tốt nhất.
Tim heo nấu cùng đậu đen tạo nên món ăn vừa ngon, vừa lạ và tốt cho sức khỏe. Là món ăn thích hợp cho trẻ ra mồ hôi trộm, đặc biệt là vào mùa đông.
Nguyên liệu: 1 quả tim heo, hạt sen, đậu đen, dầu ăn và gia vị.
Cách nấu:
Tim heo rửa sạch rồi thái miếng mỏng, ướp gia vị. Cho đậu đen, hạt sen và tim vào nồi đem đi hầm chín.
Gốc hẹ có tính ấm, có tác dụng ôn trung, hành khí nấu với thịt hến giàu kẽm thơm ngon dễ ăn, thích hợp cho bé biếng ăn và ra mồ hôi trộm.
Nguyên liệu: 1 nắm gạo tẻ, 100g thịt hến, 50g rễ hẹ
Cách làm:
Cho gạo tẻ nấu thành cháo, hến đem rửa sạch rồi xào với hành mỡ để khử mùi tanh. Rễ hẹ sau khi rửa sạch, giã lấy nước. Khi cháo nhừ thì cho hến vào, tiếp tục cho nước hẹ vào đun sôi thêm khoảng 3 phút thì tắt bếp.
Nguyên liệu: 1 nắm gạo tẻ, 30g gốc hẹ, 50g thịt heo xay nhuyễn.
Cách làm:
Gạo nấu thành cháo nhuyễn rồi vặn nhỏ lửa cho thịt heo vào khuấy đều. Rễ hẹ xay nhuyễn lọc lấy phần nước, cháo và thịt đã chín cho nước hẹ vào tiếp tục đun nhỏ lửa đến khi chín đều thì tắt bếp.
Cho bé ăn khi nguội bớt, mẹ nên nêm gia vị hợp với khẩu vị của bé.
Món ăn phù hợp cho bé mới ăn dặm vì mang lại hương vị ngon, thanh đạm và rất bổ dưỡng, có tác dụng
giải nhiệt.
Nguyên liệu: Tôm sú 100g, nấm rơm 50g, nếp cẩm 30g, 30g nui, hành tím, hành lá và gia vị vừa đủ
Cách làm:
Đầu tiên cho nếp cẩm vào chảo rang sơ, để gạo dậy mùi thơm và nấu cháo không bị vón cục. Tôm rút chỉ lưng rửa sạch rồi băm nhỏ, ướp với hành tím băm thêm chút gia vị.
Nấm rơm sau khi rửa sạch thái lát mỏng, nui chần sơ qua nước sôi khoảng 3 phút. Đun nóng dầu phi thơm hành tím xào tôm và nấm đến chín.
Cho nếp cẩm vào nồi nước đang sôi, ninh đến khi chín nhừ với lửa nhỏ, gạo nở mềm thì cho nui, tôm và nấm vào nấu chung (khoảng 5 phút), nêm gia vị vừa miệng bé. Nên cho bé ăn liên tục 3-5 ngày để cải thiện mồ hôi trộm ở trẻ.
Nếu trẻ ra mồ hôi trộm kèm theo các biểu hiện bất thường như thóp đầu chậm liền, đầu tóc lưa thưa, chậm mọc răng, chậm biết bò, chậm biết đi…cha mẹ cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ để kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Còn đối với trường hợp đổ mồ hôi trộm sinh lý thì cha mẹ cứ yên tâm áp dụng các biện pháp trên nhưng cần kiên trì vì những phương pháp trên là phương pháp tự nhiên an toàn nên cần thời gian để cơ thể trẻ hấp thu và thẩm thấu.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm