Trẻ nhỏ hiện nay đang có xu hướng “ngủ ngày cày đêm”, chính vì vậy mà việc đánh thức trẻ dậy vào mỗi buổi sáng luôn là vấn đề đau đầu của nhiều bà mẹ, đa phần các mẹ thường phải hét lớn “dậy đi” thì trẻ mới chịu dậy.
Nhưng nếu mẹ nào biết đến phương pháp dạy con kiểu Nhật thì không nên làm vậy nhé, hãy làm theo cách mẹ Nhật dạy con.
Buổi sáng là khoảng thời gian bận rộn nhất trong ngày, bạn phải cho trẻ ăn, đưa trẻ đến trường hay đưa trẻ đi mẫu giáo nhưng khổ nỗi trẻ cứ oằn người trên giường mãi không chịu dậy.
Bạn rất bực mình và đôi lúc phải hét lớn: “dậy đi” thì trẻ mới rời khỏi chiếc giường thân yêu của chúng và việc này đã trở thành thói quen của bạn, thậm chí là ác mộng. Đôi lúc, việc này cũng làm cho không khí trong gia đình trở nên căng thẳng.
Vậy sao bạn không tìm cách để trẻ tự thức dậy? Bạn sẽ rất vui vì chỉ cần gọi một lần là trẻ đã thức dậy ngay, buổi sáng của gia đình bạn cũng không căng thẳng nữa mà nhẹ nhàng hơn, vui vẻ hơn.
Bài viết này sẽ cho bạn biết nguyên nhân tại sao trẻ không chịu dậy vào buổi sáng và phương pháp đánh thức trẻ dậy hiệu quả được các mẹ Nhật áp dụng rất nhiều trong việc nuôi dạy con kiểu Nhật. Hy vọng bài viết này sẽ trang bị cho các bậc cha mẹ Việt cách đánh thức trẻ hiệu quả vào mỗi buổi sáng.
Trường hợp đánh thức trẻ dậy thế nào cũng không dậy thì không phải đơn giản là không muốn dậy mà có thể là do bị rối loạn giấc ngủ. Đối với những trường hợp như thế này, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán.
Nếu trẻ bị rối loạn giấc ngủ thì do 3 nguyên nhân sau:
Rối loạn do tư thế ngủ (OD)
Rối loạn do tư thế ngủ là một loại bệnh do máu khó lưu thông, do rối loạn cân bằng thần kinh thực vật. Do huyết áp thấp nên biểu hiện đó là không thể dậy vào buổi sáng, hoa mắt chóng mặt, dễ mệt…
Hội chứng bệnh thiếu ngủ (ISS)
Hội chứng thiếu ngủ có rất nhiều biểu hiện, nhưng nguyên nhân chính là do thời gian ngủ chưa đủ. Nguyên nhân chính của việc ngủ không đủ giấc là do sự phát tác của bệnh kinh niên như hen suyễn, dị ứng, viêm mũi, ngưng thở khi ngủ.
Ngoài việc khó thức dậy thì người mắc hội chứng này còn có cảm giác buồn ngủ suốt ngày, làm giảm sự tập trung, và các triệu chứng khó chịu khác.
Hội chứng giai đoạn giấc ngủ
Hội chứng giai đoạn giấc ngủ là hội chứng được cho rằng các hoạt động trong ngày sẽ giảm xuống do thiếu ngủ mãn tính. Thời gian ngủ bị chia nhỏ ra, đêm ngày bị đảo ngược nên trẻ sẽ rất khó khăn trong việc tới trường do thời gian ngủ bị tách nhỏ ra.
Do không thể tập trung học được nên cũng có những trường hợp trẻ trở nên trầm cảm và không tới trường, vì vậy chăm sóc giấc ngủ ngay từ nhỏ cho trẻ rất quan trọng.
Bây giờ hãy xem nguyên nhân nhé:
Nguyên nhân khiến trẻ không muốn dậy phải chăng là do thể trạng? Thực chất thì nguyên nhân này không đáng kể. Xác định được khuyên nhân tại sao trẻ không muốn dậy sẽ giúp bố mẹ biết được cách đánh thức trẻ đúng cách. Bây giờ hãy xem con bạn có đang sở hữu 4 nguyên nhân nào dưới đây không?
Việc trẻ không muốn dậy mỗi sáng có lẽ là do ngủ chưa đủ giấc và ngủ quá nhiều. Không thể dậy do ngủ không đủ giấc có lẽ là điều bình thường, nhưng bố mẹ nên nhớ là nếu trẻ ngủ quá nhiều có thể dẫn đến đau đầu, người mỏi nhừ và đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ không thể dậy.
Nếu con bạn rơi vào trường hợp này thì điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần làm là tìm hiểu về thời gian ngủ thích hợp đối với từng độ tuổi của con bạn để tạo cho con thói quen ngủ đúng giờ.
Và bạn cũng nên chú ý đến việc con đã ngủ đủ giấc chưa? Con ngủ như vậy có nhiều không? Hãy tham khảo tiêu chuẩn thời gian ngủ thích hợp ứng với từng độ tuổi dưới đây để có thể đánh thức con trẻ dễ dàng:
Thời gian ngủ trung bình của từng độ tuổi khác nhau:
Ngay trước khi ngủ nếu bị kích thích bởi game hay tivi thì tâm trạng của trẻ sẽ xốn xang và không thể ngủ ngay được. Đặc biệt là tác động của ánh sáng tới mắt của trẻ sẽ khiến não trẻ trở nên hưng phấn, kết quả là dù vào trong chăn sớm nhưng mãi không ngủ được và cứ thức mãi cho tới khuya, dẫn đến ngủ muộn và sáng không thể dậy được.
Nguyên nhân này có lẽ rất phổ biến ở nhiều gia đình, bố mẹ cần lưu tâm đến điều này, quan trọng nhất là vẫn tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt lành mạnh, quy định thời gian xem phim nhất định trong ngày, và tốt nhất là đừng cho trẻ xem phim vào buổi tối để tránh ảnh hưởng đến thời gian học và giấc ngủ của trẻ.
Tình trạng khó thở và ngáy ở trẻ là do trong khi ngủ, không có lượng khí oxi đủ để thở, nồng độ oxi trong máu thấp, ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Nếu con bạn đang mắc phải tình trạng này thì bạn có thể thấy trẻ ngủ rất nhiều nhưng vẫn cảm thấy thiếu ngủ, đặc biệt là những trẻ béo phì và trẻ bị amidan (vì cổ họng của trẻ hẹp hơn so với bình thường khiến trẻ ngáy và khó thở).
Những trẻ bị huyết áp thấp và thiếu máu khi tỉnh dậy khí oxi không thể lên não ngay được nên trẻ không thể dậy, đúng hơn là không muốn dậy vào mỗi buổi sáng. Hơn nữa khi bị thiếu máu, hồng cầu và huyết cầu tố không đủ dẫn tới tình trạng toàn thân không đủ oxi và không thể dậy nổi.
Nhiều mẹ cảm thấy vô lý vì tại sao đã làm inh ỏi lên vậy mà bọn trẻ không chịu dậy? Nếu đã nói mãi mà không dậy như vậy thì các mẹ cần có phương pháp hiệu quả để đánh thức trẻ. Sau đây là một vài phương pháp giúp đánh thức trẻ có thể giúp bạn:
1. Mở rèm ra cho sáng cả căn phòng
Khi mở rèm ra, ánh sáng mặt trời chiếu vào tràn ngập cả căn phòng sẽ khiến cho hormone serotonin có trong cơ thể được tiết ra, giúp trẻ thức dậy một cách tự nhiên. Phương pháp này rất dễ áp dụng vào những ngày nắng, và chắc hẳn bây giờ các mẹ đang thắc mắc nếu những ngày trời u ám thì làm cách nào phải không?
Rất đơn giản, nếu gặp thời tiết xấu, trời u ám, thì các mẹ hãy dùng đèn chiếu chiếu sáng cho căn phòng, phương pháp này cũng đem lại hiệu quả tương tự như ánh sáng tự nhiên.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)