Với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thức ăn được nhào trộn ở dạ dày và hấp thu chất dinh dưỡng tại ruột non, chất cặn bã sẽ được tạo thành phân dưới sự trợ giúp của hệ vi sinh vật ở đại tràng sau đó thải ra ngoài cơ thể. Trẻ đi phân sống là hiện tượng thức ăn chưa được tiêu hóa hết, chất đạm, tinh bột trong phân còn rất nhiều, tình trạng này xảy ra khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa và loạn khuẩn đường ruột.
Trẻ ăn dặm quá sớm: không nên cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị tổn thương và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm còn kém.
Chế độ ăn thiếu cân bằng dinh dưỡng: ăn ít chất xơ, ăn quá nhiều đạm, chất béo…khiến trẻ không tiêu hóa hết chất dinh dưỡng.
Cần xây dựng chế độ ăn khoa học, cân bằng giữ các nhóm chất để giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động ổn định tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn đến đi phân sống.
Giờ giấc ăn không hợp lý: thời gian các bữa ăn cách nhau quá gần, ăn xong rồi ngủ, thức ăn chưa tiêu hóa hết sẽ ứ đọng trong đường tiêu hóa tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh, sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khó tiêu.
Sử dụng thuốc kháng sinh thời gian dài làm mất lợi khuẩn đường ruột, dẫn đến giảm khả năng hấp thụ các dưỡng chất, tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ chậm tăng cân, còi xương hoặc suy dinh dưỡng
Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh: làm cho hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, trẻ dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus và phải dùng thuốc kháng sinh để khắc phục, đây là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương.
Thiếu enzyme tiêu hóa thức ăn như thiếu enzyme lactase (trẻ không hấp thụ được đường lactose sữa), thiếu enzyme protease (trẻ không hấp thụ được đạm trong thức ăn và sữa), thiếu enzyme lipase (trẻ không hấp thụ được chất béo).
Cần cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ còn bú mẹ thì cần tăng số bữa bú lên cho con. Nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 7 cho ăn từng ít một, từ loãng đến đặc để trẻ dần thích nghi với chế độ bú sữa mẹ sang ăn tinh bột
Chọn những thực phẩm dễ tiêu như cháo, khoai lang, cà rốt, thịt nạc, thịt gà…cần hạn chế thức ăn chứa nhiều bã, dầu mỡ, gây khó tiêu, tạm ngưng thực phẩm tanh như hải sản cho đến khi tình trạng đi phân sống được khắc phục. Món ăn cho trẻ nên ninh nhừ và loãng để trẻ dễ ăn và dễ tiêu hóa.
Không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa, mỗi bữa ăn ít thức ăn lại và chia làm nhiều bữa trong ngày.
Không cho trẻ ăn thực phẩm cứng rắn, khó tiêu như các loại đậu, ngô…
Cần loại bỏ bánh kẹo, nước ngọt, đồ hộp ra khỏi thực đơn hàng ngày.
Thường xuyên cho trẻ ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn, kích thích sự thèm ăn và dễ tiêu hóa
Cần đảm bảo đồ ăn của trẻ được nấu chín kỹ để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ đồ ăn khiến tình trạng đi phân sống ngày càng trầm trọng
Nếu trẻ đi ngoài phân sống lợn cợn, có nước, phân sệt, phân rắn đi khoảng 1 – 3 lần/ngày thì không đáng lo, chỉ cần áp dụng chế độ ăn khoa học, bổ sung lợi khuẩn thì hệ tiêu hóa sẽ tự phục hồi, tự đào thải độc tố và các chất dư thừa khỏi cơ thể.
Đối với trẻ sơ sinh bú hoàn toàn sữa mẹ, nếu trẻ đi phân sống trong 3 tháng đầu sau sinh mà vẫn tăng cân đạt chuẩn thì không cần phải điều trị gì, sau 2- 3 tháng số lần đi ngoài sẽ tự giảm và sẽ đi phân bình thường lại.
Đối với trẻ từ 0 – 3 tuổi uống sữa ngoài, nếu trẻ đi ngoài phân sống, cho thấy hệ tiêu hóa trẻ chưa thích nghi tốt với sữa công thức.
Trẻ đi từ 1 -3 lần, không nôn trớ, vẫn tăng cân thì không cần can thiệp gì, và trong trường hợp nếu trẻ đi ngoài với tần suất nhiều hơn thì cần đổi sữa mới phù hợp hơn với cơ thể trẻ.
Các bà mẹ nên tránh việc nhầm lẫn trẻ đi phân sống với bệnh tiêu chảy gây ra những hệ lụy lớn. Mong rằng bài viết trên mang đến cho các mẹ nhiều thông tin bổ ích, giúp cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống của trẻ, để trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và cơ thể phát triển tối ưu.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm