Những dấu hiệu da khô ráp, tổn thương da, kèm theo biến chứng đau rát từ mụn, thì rất có thể con bạn đã bị viêm da cơ địa. Đây là loại bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nếu không phát hiện để điều trị có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Trong bài viết này, bố mẹ sẽ biết được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị, cũng như cách chăm sóc khi trẻ bị viêm da cơ địa.
Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Tại sao trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa?
Lý do gây viêm da cơ địa ở trẻ em – Nguồn: ttncvcndt
Viêm da cơ địa được biết đến như một loại bệnh về da, còn được gọi là chàm thể tạng, song song đó đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Thêm nữa, tình trạng viêm da thường đến từ việc lớp hàng rào chống bốc hơi nước của biểu bì không có, dẫn đến người mắc bệnh bị khô da, mất nước, cũng như vi khuẩn môi trường tấn công gây mụn đỏ, bọc nước. Giờ hãy đào sâu hơn nữa để tìm ra những nguyên nhân chính nào làm trẻ bị viêm da cơ địa nhé.
1.1. Nguyên nhân trẻ viêm da cơ địa
Theo ghi nhận của một số tổ chức, tỷ lệ viêm da cơ địa ở trẻ mới sinh chiếm khoảng 60%, 30% ở trẻ từ 3 tháng trở lên đến 5 tuổi và chỉ thấy 10% ở những em trưởng thành. Nguyên nhân của xuất phát bệnh có thể đến từ những yếu tố tác động sau:
- Viêm da cơ địa do di truyền: Đây là bệnh có tính di truyền cao lên đến 80%, nghĩa là nếu có người thân bị viêm da cơ địa thì chắc chắn trẻ cũng sẽ mắc phải khi sinh ra.
- Không khí nhiễm khuẩn: Việc tiếp xúc với những đồ vật không vệ sinh thường xuyên cũng là nguyên nhân gây viêm da ở trẻ. Chẳng hạn như, chăn, ga, gối, đệm không được làm sạch đều đặn, hay nhà có lông động vật có thể gây ra bệnh viêm da đấy.
- Viêm da do thực phẩm: Nguồn thực phẩm tiêu thụ cũng dễ gây ra viêm da cơ địa, vì rất có thể trẻ bị dị ứng với thành phần nào đó trong thịt, cá, trứng, sữa,.. Do đó, mẹ phải chăm sóc, thăm khám để giúp con tránh tiêu thụ thực phẩm dị ứng.
- Tác động từ thời tiết: Vào thời điểm giao mùa, khí hậu thay đổi đột ngột, hệ hô hấp của trẻ còn yếu chưa kịp thích nghi là một trong những nguyên nhân gây viêm da cơ địa. Vì thế, mẹ phải giữ đủ ấm cho con vào thời tiết lạnh và mát mẻ vào mùa hè.
Khi đã xác định được nguyên nhân phát triển của bệnh viêm da cơ địa, mẹ cũng nên tìm hiểu về triệu chứng để sớm có biện pháp điều trị chính xác.
1.2. Những dấu hiệu cho biết trẻ em bị viêm da cơ địa
Dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị viêm da cơ địa – Nguồn: Vheavn\
Đối với viêm da cơ địa, bệnh không bộc phát tức thời mà sẽ phát triển theo từng giai đoạn gồm:
- Giai đoạn cấp tính: Đây là biểu hiện khởi phát của bệnh, thường nặng kéo dài trong thời gian ngắn, nên làn da của bé sẽ có biểu hiện nổi mẩn, đốm đỏ khắp người, cũng như diễn biến nặng hơn với mụn nước, da phù nề,… tại những vị trí gồm cằm, trán, má, thậm chí là tay chân.
- Giai đoạn bán cấp: Vào thời kỳ này, bệnh của bé sẽ nhẹ hơn, những nốt mụn không còn tiết dịch hay sưng nề.
- Giai đoạn suy giảm bệnh: Tại thời điểm này, da bé sẽ không có mụn nữa, mà thay vào đó là thâm, vết nứt, tổn thương ở mặt, tay, chân, cổ,…
Vào những thời kỳ bộc phát, nếu trẻ không được điều trị kịp thời có thể mang đến nhiều tác hại như:
- Gây nhiễm trùng da
- Da bị tổn thương nặng nề và khó phục hồi
- Tác động đến thẩm mỹ và tâm lý khi con lớn lên
- Có khả năng ảnh hưởng dây thần kinh
Ngoài ra, khi trẻ không được điều trị triệt để dễ gây tái phát bệnh nhiều lần ảnh hưởng kết mạc mắt, hen suyễn,…và không dứt bệnh ngay cả trẻ lớn lên.
2. Điều cho viêm da cơ địa ở trẻ như thế nào?
Phương pháp điều trị trẻ bị viêm da cơ địa cũng rất đa dạng từ dân gian (thuốc nam), Tây Y, và Đông Y. Nhưng trong phần này, mình chỉ nói đến Tây Y thôi nhé, nếu mẹ muốn áp dụng hai phương pháp con lại cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để không gây thiệt hại nặng nề cho con.
Mục đích chữa trị của Tây Y sẽ giúp trẻ dịu cơn đau, cấp ẩm và ngăn viêm da bằng dạng thuốc bôi hoặc uống.
- Điều trị dạng bôi: Tùy vào tình trạng da của trẻ, mà bác sĩ sẽ kê liều lượng và loại bôi điều trị gồm bôi cấp ẩm da, làm bong tróc vảy,… Đây là phương pháp nhanh chóng giúp trẻ giảm triệu chứng bệnh, thường được áp dụng nhiều nhất.
- Sử dụng thuốc uống: Việc sử dụng thuốc uống nên được kê đơn bởi bác sĩ da liễu chuyên môn,thông thường sẽ là kháng sinh, miễn dịch, corticoid để giảm thiểu mẩn da của con.
Trong trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa, mẹ phải học cách chăm sóc con để sớm được hồi phục, cũng như không gây biến chứng, tái phát nhiều lần.
3. Cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
Chăm sóc trẻ em bị viêm da cơ địa như thế nào? – Nguồn: Vinmec
Để con mau chóng khỏi, và không mắc những nguy cơ khác từ bệnh, mẹ nên:
- Vào 6 tháng đầu tiên, trẻ nên bú sữa mẹ để tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn.
- Thường xuyên giặt chăn, ga, gối, đệm, và lau dọn thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
- Nên sử dụng đồ cho bé với chất liệu mềm để không gây cọ sát vào da, để tránh gây đau đớn cho con.
- Khi tắm, mẹ nên sử dụng nước ấm vừa phải để lau mình nhằm làm dịu vết thương
- Không nên chọn sữa tắm có tính acid mạnh dễ gây kích ứng, rát da của trẻ.
- Mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm có tính lành để bôi lên da con ngay sau khi tắm.
- Thêm nữa, hãy sử dụng bao tay cho trẻ để phòng con ngứa, và gãi trúng vết thương
- Tăng cường bổ sung dưỡng chất như Omega-3, A, B, C để con được chống viêm toàn diện.
Bệnh cạnh đó, nếu phát hiện trẻ có những biến chứng nào phát sinh, bố mẹ phải lập tức đưa con đi khám để bác sĩ chuyên môn có thể đưa ra cách điều trị, hưởng giải quyết an toàn, phù hợp cho trẻ.