Độ tuổi mầm non là giai đoạn vàng để kích hoạt não bộ, phát triển tư duy, hình thành trí thông minh và khả năng tính toán nhanh. Ở tuổi này bé thích khám phá thế giới xung quanh và ham học hỏi, đây là giai đoạn quan trọng để trẻ chuyển từ môi trường vui chơi ở trường mầm non sang môi trường học tập ở cấp tiểu học.
Đối với các bé, việc tiếp xúc và giải quyết các con số là một điều khó khăn, tuy nhiên với toán tư duy nhờ ứng dụng những hình ảnh thực tế sẽ giúp bé hăng say và yêu thích môn toán hơn, bé dễ dàng tiếp nhận những kiến thức toán mà không cảm thấy nhàm chán.
Việc rèn luyện khả năng tư duy logic sớm sẽ giúp bé có năng lực tiếp xúc với kiến thức mới và giải quyết vấn đề một cách logic và giúp bé học tốt nhiều môn khác. Toán tư duy cho trẻ mầm non giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp.
Môn toán rèn luyện tư duy logic trong não bộ con người thông qua các con số, phép tính, hình học, phương trình…
Toán tư duy giúp trẻ suy nghĩ, lập luận và hiểu bản chất vấn đề mà không hề sử dụng công thức tính toán, buộc trẻ phải vận dụng tư duy logic để tìm ra các điểm liên quan sắp xếp theo thứ tự phù hợp và giải bài toán.
Nếu rèn luyện tư duy đúng cách não bộ trẻ sẽ phát triển toàn diện theo năm tháng vì đa số trẻ em sử dụng bán cầu não trái cho việc phân tích thông tin, các vấn đề ngôn ngữ, âm thanh, còn bán cầu não phải thì được sử dụng cho sự sáng tạo và sự tinh thông.
Toán tư duy sẽ kích thích cả hai bán cầu não hoạt động cùng lúc, tận dụng tối đa khả năng cũng như tăng phạm vi hoạt động của bộ não.
Dạng toán này giúp bé phát triển tốt kỹ năng quan sát, khả năng ghi nhớ, đánh giá và phản ứng nhanh. Bé phải nhận biết và phân biệt được các hình khối: hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn.
Nhận biết hình dáng, kích cỡ khác nhau: to – nhỏ, cao – thấp, béo – gầy, nhận biết màu sắc: màu xanh, màu vàng, màu trắng…
Trẻ ở lứa tuổi mầm non nên tập nhận biết các con số vì đây là nền tảng để học tốt các lớp học cao hơn. Ban đầu nên dùng đồ chơi và đồ vật để dạy trẻ đếm, hoặc dùng bảng số cho bé tập đếm.
Bé sẽ dần nhận biết các con số, dãy số, thứ tự của chúng và thực hiện các phép tính đơn giản như phép cộng, phép trừ qua những hình ảnh sinh động hoặc những vật quen thuộc như cái kẹo, chiếc bánh, hoa quả…
Dạng bài khoanh tròn số đúng, số lớn nhất là dạng bài rèn luyện tư duy cực tốt, yêu cầu bé phải quan sát, nhận định và đưa ra đáp án đúng nhất.
Bài đưa ra một số hình ảnh và yêu cầu chọn đáp án đúng nhất với hình ảnh được đưa ra, hay dạng bài có nhiều đáp án khác nhau và chọn đáp án đúng duy nhất.
Dạy cho bé những quy luật thuận theo tự nhiên, trật tự trong cuộc sống, đối với trẻ mầm non nên dạy những gì gần gũi trong thực tế, vừa học vừa chơi để bé dễ hiểu hơn.
Hãy dẫn bé đi khám phá thiên nhiên, yêu cầu bé vẽ lại những gì bé khám phá được: vẽ màu sắc cây cỏ, số cánh hoa, hoa quả… Dạy bé biết được những trật tự như số ngày trong tuần, số tháng trong năm, một giờ bao nhiêu phút, số chẵn và số lẻ.
Tìm đường trong mê cung giúp bé rèn luyện khả năng cầm bút, tính kiên nhẫn, vận dụng tối đa năng lực dự đoán và tư duy nhanh nhạy.
Nhiệm vụ của bé là phải ghép các mảnh của bức tranh bị cắt rời thành một bức tranh hoàn chỉnh, hoặc tìm kiếm và ghép mảnh còn thiếu của bức tranh, tìm bóng của đồ vật. Đây là bài tập giúp bé tăng khả năng quan sát và nhạy bén hơn.
Bài tập kết hợp với hình ảnh sinh động để bé có cảm giác thích thú, yêu cầu bé phải quan sát, suy nghĩ và tư duy để nhận định so sánh các vấn đề: đủ – thiếu, lớn – nhỏ, trên – dưới, trước – sau, cao – thấp, nhiều hơn – ít hơn.
Mỗi đồ vật ở cột bên trái có mối liên quan với một đồ vật ở cột bên phải, yêu cầu bé nối chúng lại với nhau và nói được mối liên quan đó. Hoặc bài tập nối hai nửa đồ vật giúp bé phát triển tư duy nhận biết.
Cho bé tiếp xúc với ngoại ngữ từ sớm để bé tiếp thu một cách tự nhiên, bản năng, nghe nói chuẩn hơn, phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn.
Với nhiều chủ đề khác nhau thông qua các hình ảnh sinh động trực quan dễ hiểu giúp bé nhận biết và ghi nhớ dễ dàng hơn.
Khi dạy toán cho trẻ mầm non cần đảm bảo các quy tắc sau:
Trên đây là các dạng toán cơ bản và các nguyên tắc khi dạy toán tư duy cho bé. Bạn có thể điều chỉnh câu hỏi sao cho phù hợp với khả năng tiếp nhận của từng bé, để bé hứng thú và yêu thích việc học hơn. Chúc bạn thành công!
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm