Các bé ở độ khoảng 8 – 10 tháng tuổi, răng bé bắt đầu mọc lên, vì thế thường có các trường hợp bé ngậm và cắn các vật dụng trong gia đình, hoặc là bé sẽ cắn các thành viên trong gia đình. Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho việc bé hay cắn. Hôm nay dayconkieunhat.vn xin giới thiệu đến các bạn các nguyên nhân đó và 4 biện pháp để ngăn chặn tật cắn ở trẻ.
Bé không hài lòng với sự chăm sóc của gia đình dành cho bé.
Trong lúc cho bé bú, nhiều khi bé cắn vào vú, có thể suy nghĩ rằng bé có chút bất mãn với việc được cho bú đó.
Ví dụ, trường hợp cho bé bú trong chu kì kinh nguyệt thì do sự thay đổi độ cân bằng của các hoocmon mà vú mẹ sẽ khác thường so với mọi khi, khiến bé cảm thấy không quen và cắn bất kì lúc nào.
Ngoài ra, trong lúc cho bú mà mẹ lại làm việc khác thì để được mẹ chú ý, quan tâm đến mình bé sẽ cắn để làm dấu hiệu khiến mẹ để ý đến mình hơn.
Giả sử, khi đang cho bú mà bé cắn thì hãy quay về hướng bé, nhìn và chậm rãi nói chuyện với bé thì sẽ có thể bé ngưng ngay động tác đang cắn lại.
Khi những chiếc răng bắt đầu nhô lên khiến bé cảm thấy ngứa trong miệng.
Mọc răng và ngứa lợi là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến việc bé hay cắn. Hãy nhẹ nhàng dùng ngón tay massage lợi cho bé đồng thời cứ cho bé thoải mái cắn.
Bé cắn là để xác nhận những gì được đưa vào miệng.
Khi bé chưa đủ 1 tuổi thì cảm giác ở miệng bé là rất nhạy bén, bé bắt đầu xác nhận những thứ được đưa vào miệng.
Thời kì mọc răng là thời kì bé vừa cắn vừa xác nhận độ lớn, độ cứng của vật từ đó điều chỉnh lực của răng và ghi nhớ được lượng thức ăn mà bản thân có thể ăn được.
Trường hợp này là hành động tự nhiên của bé nên không thể miễn cưỡng bắt ép bé ngưng được. Lúc để ý thấy bé có biểu hiện này, hãy sử dụng tay cho bé chơi, hoặc dắt bé ra ngoài để phân tán tư tưởng của bé.
Ngoài ra, đôi lúc nhiều phụ huynh vì thể hiện sự lo lắng thái quá với việc bé hay cắn cũng sẽ khiến tinh thần bé không ổn định được. Vì vậy, cố gắng luôn mang khuôn mặt cười ở cạnh vui chơi cùng bé.
Tật cắn ở trẻ dễ trở thành 1 trò chơi.
Khi bé cắn ai đó, bé sẽ bị phản ứng rằng “con hãy dừng lại”, “đau quá”, những lúc đó lại khiến bé cảm thấy thú vị và nghĩ đó là 1 trò chơi mà tiếp tục. Chúng ta có thể nghĩ trường hợp này khi thấy bé vừa cắn vừa cười.
Khi bé xem cắn là 1 trò chơi thì hãy kìm chế đừng la bé. Khi bị cắn, nếu phản ứng thái quá với bé sẽ khiến bé hưng phấn hơn, được chú ý nhiều hơn nên bé sẽ kéo dài hành động của mình.
Khi bị cắn, chỉ nên nói nghiêm với bé 1 câu “không được nhé”, và sau đó hãy giả vờ làm lơ bé. Nếu làm vậy thì bé cảm thấy không có gì thú vị nữa mà tự động nhả ra.
Mặt khác, khi bé muốn thu hút sự chú ý của mọi người trong gia đình bởi việc cắn thì thay vào đó khi bé chơi 1 trò nào đó khác hãy khen bé nhiệt tình vào. So với việc cắn, thì bé nhận ra được bé được nhận lời khen nhiều hơn ở trò chơi khác thì dần dần bé sẽ ngưng việc thu hút sự chú ý của mọi người bởi việc cắn.
Hãy khéo léo trong để khiến bé ngưng hành động cắn lại.
Dù là trẻ nhỏ đi chăng nữa nhưng khi cắn sẽ rất đau. Chỉ đơn giản nói đau, rồi thể hiện thái độ la quát bé thì sẽ không có tác dụng gì. Đôi lúc còn có trường hợp phản tác dụng làm bé kéo dài hành động hơn, nên chúng ta cần chú ý. Ứng với nguyên nhân mà ta có thể suy đoán thì hãy đối phó với nó 1 cách khéo léo tự nhiên để có thể giúp bỏ tật cắn ở trẻ.
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)