Quá trình phát triển của em bé là những giai đoạn nối tiếp nhau. Từng thời kỳ khác nhau thì đặc điểm của bé cũng khác nhau. Liệu mẹ có nhận ra sự khác nhau này. Hãy cùng tìm hiểu các giai đoạn phát triển của bé trong bài viết này nhé.
Khi bé một tháng tuổi thì các phản xạ về cơ thể cũng đã bắt đầu. Bé thường hay co duỗi tay và cơ thể. Nhiều khi bé còn có thể nhận ra giọng nói của ba mẹ đó.
Càng lớn hơn thì các phản xạ cũng đa dạng hơn, từ những phản xạ đơn giản cho đến phức tạp. Bé nhận ra giọng nói của bản thân, phản xạ, tương tác khi ba mẹ nói chuyện với mình. Tự đưa thức ăn vào miệng khi được ba mẹ cho hay đơn giản là bé thường xuyên ngậm ngón tay của mình.
Các phản xạ giúp bé tương tác với môi trường xung quanh, nhận biết những thứ bên cạnh mình. Nếu mẹ thường xuyên quan sát bé sẽ có rất nhiều phản xạ đáng yêu không ngờ.
Các bé hầu hết biết lẫy ở lúc 4 đến 6 tháng tuổi. Bé càng cứng cáp thì việc biết lẫy càng sớm. Hơn nữa bé sẽ biết hóng chuyện từ phía ba mẹ, bé thích nghe ba mẹ, người nhà kể chuyện. Nếu đến 12 tháng mà bé chưa biết lẫy, cần cho đi khám tại bệnh viện.
Hoặc ba mẹ có thể dạy bé tập lẫy nếu như xương trẻ chưa được chắc chắn, hoặc bé cố gắng nhưng không thành. Ba mẹ hãy từ từ đỡ bé lẫy, sau đó mỗi ngày giảm dần lực nâng, đỡ bé. Chắc chắn sau 1 tuần bé sẽ lẫy thuần thục.
Cách này còn giúp ba mẹ tăng tương tác với bé, bé cũng vì thế mà đặt lòng tin nơi ba mẹ hơn. Quá trình phát triển của em bé trong thời kỳ này là rất quan trọng, ba mẹ cần chú ý quan sát bé nhều hơn.
Bé có thể ngồi từ lúc 4 tháng đến 7 tháng tuổi, sau khi đã lẫy thuần thục. Bởi lẽ khi lẫy sẽ giúp xương bé chắc hơn, bé cũng thường xuyên giữ đầu thẳng tốt hơn. Việc tạo lực để làm một hành động gì đó cũng dễ dàng hơn.
Ban đầu có thể bé sẽ không ngồi được lâu nhưng sau đó bé sẽ cân bằng cơ thể tốt hơn để ngồi lâu hơn. Khi bé chống tay để tập ngồi cũng là lúc tập cho cơ thể trở nên cứng cáp hơn trước sức nặng của bản thân.
Nếu bé chưa thể tự ngồi được ba mẹ hãy hỗ trợ bé ngồi tựa vào thân mình. Khi đã quen dần với việc ngồi, bé sẽ tự mình học cách ngồi theo ý muốn.
Sau khi đã biết ngồi, bé sẽ thúc đẩy cơ thể di chuyển nhiều hơn. Chính vì vậy giai đoạn bé học bò cũng ngay sau khi bé biết ngồi. Cho đến 10 tháng tuổi bé sẽ bò nhanh và thuần thục hơn. Bé sẽ thường nằm sấp để với các đồ đạc, nên khả năng di chuyển cũng dễ hình thành.
Khi tay đã cứng cáp chịu được sức nặng của cơ thể, bé sẽ dùng khuỷu tay và bụng để trườn với lấy đồ. Ba mẹ không cần làm mẫu để bé bò vì khả năng này sẽ được tự hình thành khi nhu cầu di chuyển của bé lớn. Thay vì ngồi kêu khóc để đòi cái này, đòi cái kia, bé sẽ tự di chuyển tìm đến đồ mình thích.
Sau 10 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu tập đứng và đi. Bé sẽ thường xuyên bám vào tường hoặc ba mẹ để đứng lên. Sau đó khi chân đã đủ mạnh mẽ, bé sẽ bước đi được.
Ba mẹ khi đó cũng thường xuyên làm điểm tựa để bé có thể đứng vững, đỡ bé khi bé chập chững đi. Như vậy bé có thể tập đi một cách dễ dàng hơn.
Thời kỳ biết đứng và đi của bé sẽ rơi vào khoảng 10 đến 18 tháng tuổi. Sau đó bé sẽ bập bẹ tập nói và làm những hành động phức tạp khác. Các mom có thể cho bé chơi một số trò chơi phát triển vận động.
Cha mẹ hãy luôn là người đồng hành cùng bé trên những giai đoạn phát triển. Bởi lẽ sự đồng hành đó sẽ tạo niềm tin của bé vào nơi cha mẹ. Hãy luôn là điểm tựa trong quá trình phát triển của em bé nhé.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)