Những điều cần biết khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh

bap
1205

Khi các mẹ mang thai đều mong muốn những điều tốt đẹp đến cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nhưng quá trình mang thai sẽ làm cho cơ thể thay đổi nhiều, và nếu các mẹ thiếu kinh nghiệm chăm sóc thai nhi sẽ có chút bối rối. Bài viết này sẽ giúp các mẹ nắm bắt những điều cần biết khi mang thai để có thai kỳ phát triển khỏe mạnh.

1. Lịch khám theo định kỳ

Những điều cần biết khi mang thai 01

Nguồn: Envato

Mong muốn của các mẹ trong thời gian thai kỳ là luôn muốn con mình được khỏe mạnh và được chào đời thuận lợi nhất. Vì thế việc khám thai theo định kỳ là rất quan trọng để mẹ có thể xem được sự phát triển của bé, cũng như xem bé có những dấu hiệu bất thường nào không để kịp thời ngăn chặn.

Đối với một thai kỳ khỏe mạnh lịch khám định kỳ với bác sĩ sẽ rơi vào khoảng thời gian sau: 

  • Từ tuần 4 đến tuần 28: Các mẹ nên áp dụng 1 tháng khám thai 1 lần 
  • Từ tuần 28 đến 36: Trong giai đoạn này khi thai nhi đã phát triển lớn hơn thì tần suất khám thai được khuyến cáo là 2 tuần 1 lần. 
  • Từ tuần 36 đến 40: Vào giai đoạn cuối của thai kỳ là rất quan trọng, các mẹ nên thăm khám 1 tuần 1 lần để đảm bảo không có những diễn biến xấu cho thai nhi trước khi ra đời. 

Theo một nghiên cứu, khi những mẹ bầu không thực hiện sự thăm khám thường xuyên với bác sĩ thì những đứa trẻ sinh ra có nguy cơ gấp 3 lần về cân nặng nhẹ hơn tiêu chuẩn cân nặng bình thường của trẻ sơ sinh. 

Những đánh giá thăm khám chung cho mẹ bầu:  

  • Đo huyết áp
  • Cân nặng
  • Lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra xem có dấu tiền sản giật hay không (thường là hàm lượng protein) hoặc các triệu chứng tiểu đường thai kỳ (kiểm tra lượng đường trong máu).
  • Kiểm tra độ sưng ở tay, chân, và mặt 
  • Bác sĩ có thể cho các mẹ thấy nhịp tim của thai nhi từ tuần 12 trở đi 
  • Vào tháng thứ hai hoặc tháng thứ ba, các bác sĩ sẽ đo lường vòng bụng, kiểm tra kích thước, và vị trí của thai nhi để chẩn đoán dấu hiệu phát triển của bé.  

Ngoài những thăm khám cơ bản trên, các mẹ có thể được bác sĩ đề xuất những kiểm tra khác tùy vào tình trạng sức khỏe của thai nhi và mẹ. 

  1. Thủ tục chi tiết ở từng buổi khám thai định kỳ
  2. Dinh dưỡng khi mang thai theo từng tháng các mẹ nên tham khảo

Và các mẹ hãy lưu ý khi gặp những triệu chứng khác thường trong quá trình mang thai như xuất huyết, phải ngay lập tức thăm khám để có hướng giải quyết tốt nhất. 

2. Chế độ ăn hợp lý cho mẹ bầu

Những điều cần biết khi mang thai 02

Nguồn: Envato

Qúa trình mang thai sẽ kéo dài đến 40 tuần, và đứa trẻ được sinh ra có khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn đó. 

Vì thế một trong những điều cần biết khi mang thai tiếp theo mà các mẹ phải quan tâm là chế độ dinh dưỡng.

Trong giai đoạn này các mẹ nên dung nạp nguồn năng lượng từ các nhóm gồm: 

  • Các loại thực phẩm tinh bột như ngũ cốc, bánh mì, khoai, sắn
  • Thực phẩm từ đạm tốt cho mẹ bầu như thịt, trứng, tôm, cua,.. 
  • Các loại thực phẩm béo nuôi dưỡng thai nhi như hạt óc chó, hạnh nhân, bơ,…
  • Các mẹ nên bổ sung những loại rau củ như cà rốt, cải bó xôi, bí đỏ,…
  • Đặc biệt mẹ bầu nên cung cấp từ 2-3 lít nước mỗi ngày. 

Bốn nhóm dưỡng chất trên là nguồn dinh dưỡng cho mẹ bầu bắt buộc phải bổ sung để tránh nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất ở thai phụ. 

Và nếu các mẹ bầu muốn sử dụng thêm những chất dinh dưỡng khác thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé và mẹ. 

3. Quan hệ tình dục khi mang thai

Quan hệ tình dục trong thai kỳ vẫn có thể chấp nhận được, nhưng các cặp vợ chồng cần tuân thủ một số quy định sau: 

  • Không nên quan hệ trước tuần thai thứ 11 và sau tuần thứ 32 của thai kỳ vì trong giai đoạn này các mẹ rất dễ bị sảy thai. 
  • Không nên quan hệ khi cảm thấy mệt, và bắt buộc vợ chồng phải sử dụng bao cao su để ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm. 
  • Khi quan hệ người chồng nên mở rộng tay thay vì vẫn đặt ở vị trí thông thường, điều này sẽ không gây ra áp lực lên bụng của mẹ bầu.
  • Tránh quan hệ khi đói, vì khi đó tử cung sẽ bị co thắt rất mạnh có thể ảnh hưởng đến bé và mẹ. 
  • Khi mẹ có những bất thường về nhau thai như nhau thai bám thấp, cổ tử cung không khép sẽ dễ dàng dẫn đến sinh non. 

4. Các bệnh dễ mắc trong thai kỳ

Những điều cần biết khi mang thai 03

Điều cần biết khi mang thai: Những căn bệnh dễ mắc trong thai kỳ. Nguồn: Envato

Hệ miễn dịch của bà bầu rất yếu trong giai đoạn thai kỳ, và rất dễ mắc bệnh khi không chăm sóc cẩn thận. Một số bệnh các mẹ dễ dàng mắc phải như: 

  • Bệnh cảm:

Các mẹ cũng đừng nên lo lắng quá khi gặp các triệu chứng sốt nhẹ với thân nhiệt 37 độ vì đây là triệu chứng thường gặp và sẽ khỏi khi các mẹ nghỉ ngơi. Nhưng nếu tiếp tục tái diễn với nhiệt độ cao hơn hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức. 

  • Nhức đầu, mỏi vai:

Khi mang thai nồng độ hormone thay đổi, và tư thế ngủ về một phía của các mẹ là những nguyên nhân chính gây ra những cơn đau đầu, và nhức mỏi vai gáy. Vì thế các mẹ hãy thư giãn và điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp để giảm triệu chứng bệnh.  

  • Thiếu máu: 

Với mẹ bầu hàm lượng máu trong thai kỳ sẽ tăng, nhưng chủ yếu là nước nên sẽ khiến các mẹ cảm giác thiếu máu. Vì thế các mẹ hãy uống thuốc sắt để phòng ngừa vấn này theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

  • U xơ tử cung:

Đây là căn bệnh được cho rằng do nội tiết tố estrogen sản xuất bởi buồng trứng tăng cao trong thời gian thai kỳ dẫn đến sự phát triển của u xơ. Về dài lâu căn bệnh có thể khiến mẹ khó sinh, sinh non, gây cho bé thiếu oxy do đứt dây nhau, vì thế các mẹ phải thăm khám bác sĩ để theo dõi thường xuyên. 

  • Sâu răng:

Sự thay đổi thành phần nước bọt khi mang thai là nguyên nhân gây sâu răng và bệnh nha chu cho các mẹ bầu. Và các mẹ hãy điều trị càng sớm càng tốt trước khi thai nhi phát triển lớn hơn.

5. Chồng có nguy cơ ngoại tình cao

Vấn đề chồng ngoại tình khi vợ mang thai với tỷ lệ rất cao, và có thể phát triển đến tình trạng ly hôn khi không có hướng giải quyết. 

Nguyên nhân chính là do nhu cầu tình dục của chồng không được đáp ứng khi vợ mang thai. Vì thế các mẹ hãy tỏ ra hành động thân mật với chồng để xây dựng mối quan hệ vững chắc. 

Khi mang thai, tuần hoàn máu ở nửa dưới của cơ thể xấu đi và các vấn đề như sưng, ớn lạnh và chuột rút ở chân có xu hướng tăng lên. Trong trường hợp này, các mẹ hãy tăng cường cảm xúc với chồng bằng cách nhờ chồng xoa bóp chân cho mình khi tắm. 

Với phương pháp matxa như vậy không chỉ tạo cảm xúc gắn kết giữa hai vợ chồng mà còn giúp mẹ bầu giảm căn thẳng thần kinh, mệt mỏi để mẹ an thai tốt nhất. 

Với những điều cần biết khi mang thai ở trên Dạy Con Kiểu Nhật hy vọng các mẹ có thể trang bị cho mình kiến thức thật tốt để chăm sóc thai kỳ phát triển khỏe mạnh. 

Tags: dấu hiệu mang thai, kham thai dinh ki, mang thai, sức khỏe khi mang thai,

Tính ngày trứng rụng

Vui lòng chọn ngày bắt đầu(*)

Vui lòng chọn chu kỳ(*)

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

1. Cách tính thực đơn dinh dưỡng sinh con...
Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh sinh ra thường bị ghèn vàng...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

25 loại thực phẩm bà bầu tuyệt đối nên tránh khi mang thai

8250
Khi mang thai các mẹ cần phải cẩn trọng và lưu ý chuyện ăn uống vì nó có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi...

5 cách để giảm tình trạng ợ chua trong khi mang thai

4285
Nếu bạn bị ợ chua khi mang thai, và muốn thoát khỏi cảnh đó ngay, sau đây là 5 cách để dập tắt nó ngay tức khắc. Tôi bị...

10 Loại thực phẩm hàng đầu chữa ốm nghén cho bà bầu

2338
Mỗi khi mang thai bạn sợ nhất là những cơn ốm nghén cứ kéo đến dồn dập khiến bạn mệt mỏi, không thể ăn uống. Biết những điều bạn...

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?

4392
Dinh dưỡng là một phần rất quan trọng. Một bà mẹ mang thai lần đầu thì chắc chắn sẽ rất bỡ ngỡ và không biết nên ăn gì khi...