Những câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng khi mang thai

bap
3122

Một kế hoạch và một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng là món quà tuyệt vời nhất bạn dành cho em bé của bạn. Dinh dưỡng khi mang thai là điều cốt lõi để có một em bé khỏe mạnh.  Cách tốt nhất là có một chế độ ăn uống tốt trước khi mang thai và trong khi mang thai.

Còn bao nhiêu tuần nữa là đến ngày sinh, không bao giờ là quá muộnn để bắt đầu cả! Bắt tay làm ngay bây giờ nào?

Cung cấp cho cơ thể những thức ăn dinh dưỡng có thể cải thiện khả năng sinh sản của bạn, cho bạn một thai kỳ khỏe mạnh và dễ dàng hơn cho  bạn trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Hơn thế nữa, điều này cũng xây dựng nền tảng thiết yếu cho sự phát triển và sức khỏe tổng quát của em bé.

Thức ăn chúng ra ăn hằng ngày có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể của chúng ta hoạt động, ảnh hưởng đến cách chúng ta phát triển, duy trì năng lượng và sức mạnh cho những năm tiếp theo. Điều này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé sau khi sinh ra, và thói quen ăn uống của trẻ trong thời thơ ấu và xa hơn nữa.

Mang thai là thời điểm những thói quen ăn uống của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người khác. Đưa những loại thức ăn dinh dưỡng vào trong bữa ăn hằng ngày như là ngũ cốc, rau của, những thức ăn chứa nhiều protein…trước và không khi mang thai sẽ cho bạn và em bé một khởi đầu tốt đẹp.

1. Dinh dưỡng khi mang thai: Sự thay đổi cân nặng và calo.

Cơ thể của bạn sẽ tăng cân trong khi mang thai, điều này là điều không thể tránh khỏi! Khi bạn nhận thấy cân nặng của bạn bắt đầu tăng, thì đó là lúc cơ thể của bạn đang chuyển chất dinh dưỡng cho em bé đang phát triển. Vào thời điểm này, bạn đã sẵn sàng cho việc sinh con, lưu lượng máu sẽ tăng đến 60%.

Ngực lúc này đã chứa rất nhiều sữa. Tử cung đã phát triển đủ không gian cho em bé cư ngụ và chứa đầy nước ối. Em bé đã nặng đến 2,7-3,5 kg. Để đáp ứng được những nhu cầu sinh sản này, cơ thể của bạn cần xấp xỉ 300 calo một ngày trong quý thứ hai và thứ 3 của thai kỳ.

Sự thay đổi cân nặng và calo trong khi mang thai

Sự thay đổi cân nặng và calo trong khi mang thai.

2. Những sai lầm thường mắc phải của các phụ nữ mang thai

Q: Tôi đang mang thai, có nghĩa là tôi cần ăn cho hai người?

A: Sự thật là nhu cầu dinh dưỡng sẽ tăng, nhưng nhu cầu về năng lượng chỉ tăng khoảng 300 calo một ngày trong quý thứ hai và thứ 3 của thai kỳ, nên quan niệm ăn cho hai người không đúng, quan trọng là chất lượng của thức ăn không phải là số lượng.

Q: Không tăng cân nhiều trong khi mang thai , tôi sẽ dễ sinh hơn?

A: Những bà mẹ không tăng đủ cân trong khi mang thai sẽ khiến cho em bé đứng trước những nguy cơ như là sinh non,hoặc gây ra các vấn đề về phổi và tim mạch.

Q: Nếu tôi tăng đủ cân trong khi mang thai, thì chất béo sẽ không tăng nữa?

A: Một thai kỳ khỏe mạnh bao gồm sự tích trữ chất béo. Cơ thể của bạn sẽ sử dụng những chất béo thừa này làm năng lượng cho quá trình sinh con và cho con bú.

Q: Phụ nữ mang thai chỉ thèm những thức ăn mà cơ thể cần?

A: Phụ nữ mang thai có thể thèm bất kỳ loại thức ăn nào. Sự thèm ăn không phải là yếu tố của việc cần cung cấp chất dinh dưỡng.

Q: Những phụ nữ có sức khỏe tốt trong khi mang thai sẽ không gặp những vấn đề không thoải mái trong khi mang thai.

A: Buồn nôn, nôn ói, ợ chua, táo bón là những không lường trước được! Chúng sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các phụ nữ mang thai không phân biệt người có sức khỏe tốt hay không tốt. Tuy nhiên, những phụ nữ thường xuyên ăn những loại thức ăn dinh dưỡng, uống nước đều đặn, tập thể dục thường xuyên, tránh ăn nhiều đường và chất béo sẽ giảm đáng kể các triệu chứng bất tiện này.

Những câu hỏi trong khi mang thai

Những câu hỏi trong khi mang thai.

3. Dinh dưỡng khi mang thai: Những nhóm thức ăn dinh dưỡng

Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những nhóm thức ăn dinh dưỡng bạn cần ăn hằng ngày.

3.1. Protein

Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên bổ sung từ 75 đến 100g protein một ngày. Protein có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của các mô phôi, bao gồm bộ não. Protein cũng giúp mô ngực và mô tử cung phát triển trong khi mang thai, và nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp máu cho cơ thể.

Những thực phẩm chứa protein:

  • Cá và hải sản đã nấu chín
  • Gan
  • Thịt bò nạc
  • Thịt cừu
  • Thịt heo
  • Đậu khuôn
  • Đậu Hà Lan
  • Đậu đỏ và đậu trắng
  • Đậu đen
  • Đậu xanh

3.2. Canxi

Cơ thể cần khoảng 1000 miligram một ngày trong khi mang thai. Canxi giúp cơ thể điều hòa lượng nước, và giúp cho sự hình thành xương, răng của em bé.

Những thực phẩm có chứa canxi:

  • Sữa
  • Trứng
  • Sữa chua
  • Pho-mát
  • Đậu khuôn
  • Đậu trắng
  • Qủa hạnh nhân
  • Cá hồi
  • Cải bắp

3.3. Sắt

Sắt kết hợp với natri, kali và nước giúp tăng lưu lượng máu và ngăn chặn sự thiếu máu. Phụ nữ mang thai nên hấp thụ 27 miligram sắt mỗi ngày.

Những thực phẩm chứa sắt:

  • Củ cải
  • Rau bina
  • Rau diếp
  • Cải bắp
  • Bánh mì
  • Bột ngô
  • Ngũ cốc
  • Cháo yến mạch
  • Thịt bò
  • Hải sản
  • Gia cầm

3.4. Axit folic

Axit folic đóng vai trò quan trọng trọng việc giảm khuyết tật ống thần kinh, như là tật nứt đốt sống. Các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên uống từ 6-8 milligram axit folic mỗi ngày.

Các loại thực phẩm chứa axit folic:

  • Rau diếp
  • Rau bina
  • Cải bắp
  • Cam
  • Dâu
  • Chanh xanh
  • Xoài
  • Bưởi
  • Cà chua
  • Kiwi
  • Chanh vàng
  • Bánh mì
  • Bột ngô
  • Ngũ cốc
  • Cháo yến mạch
  • Đậu Hà Lan
  • Đậu đỏ và đậu trắng
  • Đậu đen
  • Đậu xanh

3.5. Vitamin C

Trái cây và rau củ giàu vitamin C sẽ khiến vết thương nhanh lành, khuyến khích sự phát triển của xương và răng, tăng cường quá trình trao đổi chất. Các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên hấp thụ tối thiểu 85 miligram vitamin C mối ngày.

Những loại quả chứa nhiều Vitamin C

Những loại quả chứa nhiều Vitamin C

Các loại thực phẩm chứa vitamin C:

  • Cam
  • Dâu tây
  • Chanh xanh
  • Xoài
  • Cà chua
  • Bưởi
  • Kiwi
  • Chanh vàng
  • Khoai tây
  • Tiêu

3.6. Các chất dinh dưỡng khi mang thai khác

Trong khi mang thai, một số loại thực phẩm có thể gây hại cho em bé đang phát triển của bạn. Hãy đảm bảo rằng tất cả các loại thịt đều được nấu chín, và không tiếp xúc với các chất độc hại, và các vi khuẩn có hại. Không tiếp xúc với khói thuốc, sử dụng các loại thuốc không theo sự chỉ định của bác sĩ, và không uống rượu, bia.

Hạn chế và loại bỏ các loại nước uống có chất kích thích có hại như soda, cà phê, tập thể dục thường xuyên và đều đặn trong suốt thai kỳ. Đi bộ và bơi lội là hai hoạt động tốt nhất trong khi mang thai, nhưng nhớ là luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu.

Tags: chế độ thai sản cho người mang thai, dinh dưỡng mang thai, ợ chua khi mang thai, rạn da khi mang thai, thay đổi hormone khi mang thai, thực phẩm dinh dưỡng, tiêm vacxin trước khi mang thai,

Review

Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì để mau chóng hồi phục?

Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì để mau chóng hồi phục?

Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì? Chắc...
Top 6 thương hiệu sữa bầu tốt nhất cho các mẹ

Top 6 thương hiệu sữa bầu tốt nhất cho các mẹ

Sữa bầu rất cần thiêt cho phụ nữ khi...
Top 5 sản phẩm kem dưỡng da cho bà bầu hiệu quả nhất năm 2021

Top 5 sản phẩm kem dưỡng da cho bà bầu hiệu quả nhất năm 2021

Trong giai đoạn mang thai các bà bầu thường...
Top 10 sữa rửa mặt cho bà bầu tốt nhất năm 2021

Top 10 sữa rửa mặt cho bà bầu tốt nhất năm 2021

Sữa rửa mặt nào tốt cho bà bầu? Là...

Được quan tâm nhất

Những tâm sự đầy xúc động chỉ có mẹ bầu mới hiểu!

Những tâm sự đầy xúc động chỉ có mẹ bầu mới hiểu!

Những chuyện nhỏ nhặt đời thường trước kia chẳng...
25 loại thực phẩm bà bầu tuyệt đối nên tránh khi mang thai

25 loại thực phẩm bà bầu tuyệt đối nên tránh khi mang thai

Khi mang thai các mẹ cần phải cẩn trọng...
Bà bầu mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?

Dinh dưỡng là một phần rất quan trọng. Một...
Thực hư chuyện kiêng kị khi mang bầu của các mẹ

Thực hư chuyện kiêng kị khi mang bầu của các mẹ

Khi mang bầu để đảm sức khỏe cho mẹ...

Bài mới nhất

Bà bầu thiếu máu nên ăn gì là tốt cho cả mẹ và con?

Bà bầu thiếu máu nên ăn gì là tốt cho cả mẹ và con?

Bà bầu thiếu máu nên ăn gì? Tình trạng...
Mất sữa và 8 loại thực phẩm nên tránh

Mất sữa và 8 loại thực phẩm nên tránh

Mất sữa hay sữa mẹ ít dần là trải...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

Gợi ý đặt tên cho bé

Chọn giới tính:

Vui lòng chọn giới tính của bé

Vui lòng nhập thông tin cần tìm

10 Loại thực phẩm hàng đầu chữa ốm nghén cho bà bầu

2587
Mỗi khi mang thai bạn sợ nhất là những cơn ốm nghén cứ kéo đến dồn dập khiến bạn mệt mỏi, không thể ăn uống. Biết những điều bạn...

25 loại thực phẩm bà bầu tuyệt đối nên tránh khi mang thai

8468
Khi mang thai các mẹ cần phải cẩn trọng và lưu ý chuyện ăn uống vì nó có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi...

[Review] Top 5 loại thuốc DHA cho bà bầu để thai nhi phát triển khỏe mạnh

3235
Khi mang thai phụ nữ gặp rất nhiều vấn đề nếu không bổ sung đủ vitamin và dưỡng chất như DHA – một dưỡng chất rất quan trọng cho...

[Review] Top 5 thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất hiện nay

4275
Thuốc sắt đóng vai trò quan trọng đối với phụ nữ trước, trong và sau khi mang thai, nếu thiếu sắt sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng...