Mẹ bầu bị tiêu chảy nên xử lý như thế nào?

bap
977

Những nỗi sợ của mẹ bầu khi mang thai có thể đến từ những loại bệnh thông thường như tiêu chảy, đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Vì thế, mẹ hãy theo dõi bài viết này để được cung cấp kiến thức xử lý tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy như thế nào cho đúng nhé.

1. Vì sao mẹ bầu bị tiêu chảy?

vì sao bà bầu bị tiêu chảy

Bà bầu bị tiêu chảy có nhiều lý do khác nhau – Nguồn: bác sĩ của mẹ

Bước vào giai đoạn mang thai, nhiều mẹ sẽ bị lúng túng vào lần đầu nếu có lỡ bị tiêu chảy, vì tâm lý sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng các mẹ đừng quá lo lắng, vì hiện tượng này xảy ra do tác động từ: 

  • Chế độ ăn:

Khi mang thai, thói quen sinh hoạt ăn uống của mẹ sẽ thay đổi để phù hợp cho sự phát triển của thai nhi. Và chính điều này có thể gây ra tiêu chảy ở bà bầu. 

  • Không thể hấp thu Lactose:

Cung cấp sữa là điều cần thiết dành cho mẹ bầu để tăng cường canxi, nhưng cơ thể không hấp thụ được đường Lactose, dẫn đến thiếu dưỡng chất bổ sung này nên mẹ bầu dễ bị tiêu chảy. Với tình trạng này, mẹ có thể ngừng uống sữa vài ngày để khỏe hơn, cũng như sử dụng thực phẩm giàu canxi khác như phô mai, sữa chua. 

  • Hoocmon thay đổi:

Quá trình mang thai sẽ làm cho lượng Hoocmon trong cơ thể thay đổi điển hình như estrogen, progesterone, Gonadotropin, làm cho hệ tiêu hóa không được khỏe dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy. Tuy nhiên, hầu như rất ít mẹ bị tiêu chảy do Hoocmon thay đổi, nên đừng quá lo lắng nhé. 

Ngoài những tác động trên, mẹ bầu bị tiêu chảy cũng có thể đến từ các nguyên nhân khác như: 

  • Ảnh hưởng từ virus, vi khuẩn, dị ứng thuốc. 
  • Mắc phải những loại bệnh như đại tràng, celilac hay Crohn rất dễ gây tiêu chảy ở bà bầu. 
  • Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, ngọt, không chỉ gây tiêu chảy mà còn khiến mẹ dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. 

2. Giai đoạn thai kỳ nào mẹ bầu dễ bị tiêu chảy? 

Triệu chứng tiêu chảy thường sẽ xảy ra vào giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ hoặc chỉ vài tuần trước khi sinh. Nguyên nhân bà bầu tiêu chảy trong 3 tháng đầu có thể đến từ những tác động trong phần 1 đã nêu trên, còn nếu bà bầu bị tiêu chảy vào 3 tháng cuối cùng thì có thể là dấu hiệu nhận biết cơ thể đang bắt đầu chuẩn bị cho thời khắc sinh nở sắp đến.

3. Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không

mẹ bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy có nguy hiểm không – Nguồn: mamanbebe

Mức độ nguy hiểm khi mẹ bầu bị tiêu chảy phụ thuộc vào tác nhân gây ra, và thông thường triệu chứng xuất hiện từ 1-10 ngày là khỏi. Nhưng nếu bắt gặp những trường hợp tiêu chảy sau, thì mẹ bầu phải hết sức cẩn thận:

  • Tiêu chảy do virus Rota: đây là trường hợp mẹ không được xem thường, vì ngoài tiêu chảy sẽ kèm theo nôn mửa, mệt mỏi, suy kiệt, và mất nước nên rất nguy hiểm cho các mẹ và bào thai.
  • Tiêu chảy gây co bóp tử cung: Khi có hiện tượng đau thắt rốn, co bóp tử cung do tiêu chảy gây ra, và đi ngoài ra phân lỏng thì phải đến gặp bác sĩ ngay để tránh nguy hiểm cho thai nhi.
  • Tiêu chảy làm chán ăn: Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu không muốn ăn, uể oải sau khi tiêu chảy, thì nên thăm khám bác sĩ, vì điều này dễ gây thiếu chất, thai nhi chậm phát triển, thậm chí thai lưu đấy.

Do đó, có thể nói mẹ bầu bị tiêu chảy cũng là hiện tượng không được xem nhẹ, trong một vài trường hợp phải được đưa đi khám bác sĩ ngay để được đưa ra giải pháp thích hợp nhằm bảo vệ mẹ và thai nhi an toàn.

4. Mẹ bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

mẹ bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

Mẹ bầu bị tiêu chảy nên làm gì? – Nguồn: Vinmec

Để giúp bà bầu bị tiêu chảy cảm thấy tốt hơn bạn nên áp dụng những cách sau: 

  • Bù nước và điện giải:

Với tình trạng tiêu chảy nhẹ, mẹ bầu phải đi ngoài nhiều lần và tình trạng mất nước là không tránh khỏi. Do vậy, mẹ hãy chủ động uống nhiều nước, các loại nước ép nhiều kali, canh có natri để cơ thể được bù lượng nước đã mất nhằm tránh tình trạng gây mệt mỏi. 

  • Hạn chế dùng thuốc:

Khi đã bị tiêu chảy, mẹ bầu không nên tự ý mua thuốc để điều trị hoặc nếu có thì phải hỏi ý kiến bác sĩ để không gây ra những biến chứng không mong đợi. Nhưng mẹ có thể sử dụng oresol để trị tiêu chảy dạng nhẹ nhé. 

  • Đi khám bác sĩ:

Nếu thấy tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm trong mức thời gian khuyến cáo, thì rất có thể là do đường ruột đã bị virus, vi khuẩn tấn công. Vì thế mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn khám và điều trị triệt để. 

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên điều chỉnh lại chế độ ăn sao cho phù hợp với thai kỳ như:

  • Hạn chế các loại thực phẩm quá nhiều dầu, mỡ, cay, ngọt, tăng cường bổ sung lượng canxi cần thiết từ trứng, phô mai,… 
  • Mẹ có thể cân nhắc kết hợp chế độ BRAT để cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng dồi dào. Trong đó, BRAT gồm chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì. Để cung cấp nhiều hoạt chất hơn mẹ cũng nên bổ sung thêm khoai tây, cà rốt, nui, thịt nạc. 
  • Nghỉ ngơi đủ giấc là điều cần thiết để lấy lại được sức khỏe như trước, vì thế mẹ bầu phải hạn chế vận động nặng trong thời gian tiêu chảy cho đến khi khỏi bệnh. 

Tóm lại, mẹ bầu bị tiêu chảy không hiếm thấy và có những tác động nặng, nhẹ tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như cơ địa của mẹ. Thêm nữa, khi mẹ bầu biết cách chăm sóc, bồi bổ sẽ mau chóng hồi phục vì thế mẹ đừng nên quá lo lắng. 

Tags: chăm sóc sức khỏe mẹ bầu, dinh dưỡng khi mang thai, mẹ bầu, Mẹ bầu bị tiêu chảy, sức khỏe khi mang thai,

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

1. Cách tính thực đơn dinh dưỡng sinh con...
Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh sinh ra thường bị ghèn vàng...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Gợi ý đặt tên cho bé

Chọn giới tính:

Vui lòng chọn giới tính của bé

Vui lòng nhập thông tin cần tìm

Mẹ bầu bị đau lưng, nguyên nhân và cách chữa trị.

1657
Trong quá trình mang thai hẳn là không ít mẹ bầu gặp phải tình trạng đau lưng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân mẹ bầu bị...

2 Bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu không bị đau lưng, phù chân

2449
Yoga cho bà bầu là phương pháp kỳ diệu giúp cho cả mẹ và bé có sự chuẩn bị tốt nhất về cả thể chất cũng như tinh thần....

Bà bầu bị cảm phải làm sao để không ảnh hưởng thai nhi?

1198
Bà bầu bị cảm phải làm sao? Một câu hỏi chạm đúng tâm lý của các mẹ bầu hiện nay. Vì cảm gây mệt mỏi, nguy hiểm cho mẹ...

5 cách để giảm tình trạng ợ chua trong khi mang thai

4285
Nếu bạn bị ợ chua khi mang thai, và muốn thoát khỏi cảnh đó ngay, sau đây là 5 cách để dập tắt nó ngay tức khắc. Tôi bị...