Mẹ bầu bị ho có những ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không?

bap
1375

Mẹ bầu bị ho là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ, và nếu không được chăm sóc đúng cách, cũng như hiểu về tình trạng bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng. Do đó, mẹ bầu nên đọc bài viết này để có được những thông tin chăm sóc bản thân khi bị ho, cũng như đảm bảo an toàn cho thai nhi. 

1. Những lý do mẹ bầu bị ho?

bà bầu bị ho do đâu?

Sức đề kháng yếu khi mang thai dễ làm mẹ bị ho – Nguồn: yêu trẻ

Mang thai là quá trình dài lâu, và cần mẹ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nhưng trong giai đoạn này, sức đề kháng của mẹ sẽ bị giảm, nên rất dễ gặp những bệnh thông thường như ho. Những cơn ho đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cũng như diễn biến bệnh sẽ trầm trọng nếu gặp điều kiện môi trường thuận lợi làm mẹ bầu khó chịu hơn. Một số lý do làm mẹ ho như: 

  • Thời tiết: Vào những lúc giao mùa dễ khiến cho mẹ bầu bị ho nhất, vì không khí đột ngột biến đổi và cơ thể chưa thể thích nghi kịp lúc nên khiến mẹ bầu ho. 
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Khi mang thai, sức đề kháng các mẹ giảm, và là điều kiện tốt để vi khuẩn tấn công vào hệ hô hấp gây ra những cơn ho. 
  • Trào ngược dạ dày: Hiện tượng này thường gặp ở những mẹ mang thai 3 tháng cuối, vì thai nhi phát triển đè lên ruột và dạ dày. Điều này dẫn đến lượng acid từ dạ dày tác động đến niêm mạc đường hô hấp làm mẹ bầu ho. 
  • Dị ứng: Việc mẹ tiếp xúc với lông thú, bụi bẩn, khói bụi rất dễ gây ra những cơn ho dị ứng không mong đợi, vì vùng hầu họng bị kích thích. 
  • Viêm đường hô hấp: Trong tình trạng nặng hơn, những mẹ bầu mắc bệnh liên quan đường hô hấp như viêm mũi, họng, viêm phế quản sẽ bị kèm theo những cơn ho, sốt do virus tấn công. Và lúc này, mẹ nên gặp bác sĩ để được điều trị, cũng như không được tự ý uống thuốc tại nhà.

2. Mẹ bầu ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?

bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng thai nhi không? – Nguồn: IHSvn

Tùy vào mức độ ho của mẹ bầu sẽ có những tác động khác nhau đến thai nhi. Chẳng hạn, nếu những cơn ho của mẹ bầu kéo dài, thì rất có thể gây ra mệt mỏi, suy nhược, thậm chí ho mạnh quá sẽ có hiện tượng gò tử cung dẫn đến động thai, sinh sớm. 

Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng lo lắng thái quá khi bị ho, vì nước ối bên trong sẽ bảo vệ con, chống sốc và hạn chế ảnh hưởng từ những tác nhân bên ngoài đấy. Trong trường hợp những cơn ho làm mẹ căng bụng, thì hãy dùng tay đặt giữ bụng trên và dưới sẽ dễ chịu hơn. 

Ngoài ra, nếu mẹ có những cơn ho sau, thì nên cẩn thận và phải thăm khám bác sĩ để chữa trị: 

  • Những cơn ho do nhiễm trùng như cúm sẽ làm cho mẹ dễ thai lưu, dị tật trẻ sơ sinh, sinh non,.. vì thế khi có triệu chứng ho kèm sốt thì nên đến bác sĩ nhé. 
  • Khi những cơn ho làm mẹ chán ăn thì là lúc nên cân nhắc đến phòng khám, bệnh viện, vì về dài lâu sẽ làm cho thai nhi thiếu hụt dinh dưỡng, và con sinh ra bị nhiều ảnh hưởng.

3. Mẹ bầu bị ho thì phải làm sao để thuyên giảm?

Chữa ho cho mẹ bầu bằng chanh, mật ong, gừng

Bà bầu bị ho nên sử dụng chanh, mật ong, gừng sẽ tốt hơn – Nguồn: lili tea world

Khi những cơn ho của mẹ bầu không quá nghiêm trọng, thì có thể tham khảo những phương pháp điều trị đơn giản sau: 

  • Mật ong: Đây là bài thuốc phổ biến trong dân gian giúp mẹ điều trị ho, đau họng hiệu quả. Thêm nữa, độ an toàn của mật ong là tuyệt đối, nên mẹ bầu không cần lo sợ khi sử dụng với ít nước ấm để tăng hệ miễn dịch, giảm ho. 
  • Tỏi: Dù có mùi khá nặng, nhưng công dụng thần kỳ của tỏi có thể giúp mẹ giảm ho khi ăn trong vài ngày đến khi chấm dứt triệu chứng ho. 
  • Dầu khuynh diệp: Thoa hoặc dùng dầu xông hơi cũng là cách làm dịu đường hô hấp, và giảm cơn ho cho mẹ bầu. 
  • Uống nhiều nước: Mẹ bầu hãy tăng cường uống nước ấm hằng ngày, và lượng nước cho phép sẽ giúp làm dịu cuống họng, giảm ho rất tốt. 
  • Chanh: Uống chanh sẽ giúp cơ thể mẹ bầu nạp một lượng vitamin C dồi dào, cũng như tác dụng chống oxy hóa sẽ giúp đào thải độc tố để mẹ chóng khỏi. Thông thường, mẹ nên kết hợp với mật ong để tăng hiệu quả, và sử dụng 1-2 lần/ngày. 
  • Gừng: Để chữa trị những cơn ho khan, hoặc do nhiễm vi khuẩn, vì vậy, mẹ nên uống nước gừng nhé. 
  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm: Mẹ hãy tăng khẩu phần của mình với lúa mì, rau bó xôi,.. để tăng cường lượng kẽm. Vì hoạt chất này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của virus, vi khuẩn hiệu quả trong đường hô hấp. 
  • Dùng nước muối: Để giảm những cơn ho, mẹ có thể sử dụng nước muối súc miệng rất hiệu quả trong việc giảm dịch nhầy, vi khuẩn trong cuống họng đấy.

4. Ngăn ngừa ho ở mẹ bầu

Do những tác động bên ngoài nên làm cho mẹ bầu bị ho, vì thế các mẹ phải chuẩn bị đầy đủ trước khi mang thai để ngăn chặn tình trạng này như sau: 

  • Bảo đảm ngủ đủ giấc theo chế độ của bác sĩ
  • Để tránh lây nhiễm, tấn công từ virus, vi khuẩn, mẹ bầu hạn chế đến nơi đông người, và những vùng gió lạnh. 
  • Giữ cơ thể luôn sạch sẽ và tấm bằng nước ấm, cũng như dùng nước muối sinh lý Nacl 0.9% để súc miệng. 
  • Khi ho trong quá trình mang thai, các mẹ không nên dùng thuốc, mà hãy đến bác sĩ để khám. 
  • Quan trọng hơn, trước khi mang thai, các mẹ hãy tiêm đủ các loại vacxin theo khuyến cáo để tránh virus xâm nhập gây bệnh. 

Mong rằng bài viết trên có thể truyền đạt được những thông tin giúp mẹ bầu bị ho được an toàn hơn, cũng như có được kiến thức tự chăm sóc bản thân và thai nhi.

Hãy tiếp tục theo dõi dayconkieunhat.vn để được cập nhật, hỗ trợ những kiến thức cho mẹ và bé nhé. 

Tags: Bệnh ho ở mẹ bầu, chăm sóc sức khỏe mẹ bầu, Chữa ho cho mẹ bầu, Mẹ bầu bị ho,

Review

Top 5 sản phẩm kem dưỡng da cho bà bầu hiệu quả nhất năm 2021

Top 5 sản phẩm kem dưỡng da cho bà bầu hiệu quả nhất năm 2021

Trong giai đoạn mang thai các bà bầu thường...
Top 6 thương hiệu sữa bầu tốt nhất cho các mẹ

Top 6 thương hiệu sữa bầu tốt nhất cho các mẹ

Sữa bầu rất cần thiêt cho phụ nữ khi...
[Review] Top 5 thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất hiện nay

[Review] Top 5 thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất hiện nay

Thuốc sắt đóng vai trò quan trọng đối với...

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

1. Cách tính thực đơn dinh dưỡng sinh con...
Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh sinh ra thường bị ghèn vàng...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Gợi ý đặt tên cho bé

Chọn giới tính:

Vui lòng chọn giới tính của bé

Vui lòng nhập thông tin cần tìm

Bà bầu bị cảm phải làm sao để không ảnh hưởng thai nhi?

1599
Bà bầu bị cảm phải làm sao? Một câu hỏi chạm đúng tâm lý của các mẹ bầu hiện nay. Vì cảm gây mệt mỏi, nguy hiểm cho mẹ...

[Review] – Cách trị cảm ho cho bé và mẹ khi đang cho con bú.

24872
Cảm, ho ở các mẹ thời kì mang thai và cho con bú rất thường gặp. Nếu không có biện pháp trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng rất nhiều...

Mẹ bầu bị đau lưng, nguyên nhân và cách chữa trị.

1917
Trong quá trình mang thai hẳn là không ít mẹ bầu gặp phải tình trạng đau lưng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân mẹ bầu bị...

Muốn cổ tử cung mở nhanh mẹ bầu đừng bỏ qua cách này

2753
Khi mang thai ngoài việc chăm sóc từ chế độ ăn uống, các mẹ cũng cần biết thực hiện những tư thế để giúp cổ tử cung mở nhanh...