Mẹ bầu bị chuột rút có nguy hiểm không?

bap
1197

Mẹ bầu bị chuột rút không phải là vấn đề mới mẻ, nhưng với nhiều mẹ lần đầu mang thai thường bị hoang mang khi hiện tượng này xảy ra. Trong bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý, phòng ngừa hiệu quả nhất khi bị chuột rút vào giai đoạn thai kỳ. 

1. Tại sao mẹ bầu bị chuột rút?

tại sao bà bầu bị chuột rút

Mẹ bầu bị chuột rút có nhiều lý do khác nhau – Nguồn: Vinmec

Trong quá trình mang thai, các mẹ vẫn thường bị chuột rút, nguyên nhân được các bác sĩ chuyên đưa ra dựa trên một số tác nhân như: 

  • Tăng cân:

Đây là lý do được các bác sĩ đồng ý nhiều nhất gây ra chuột rút cho mẹ bầu, vì khối lượng cơ thể trong thai kỳ sẽ tạo áp lực lên nhóm cơ bắp và dẫn đến hiện tượng này. 

  • Tử cung giãn nở:

Khi thai ngày càng lớn hơn, thì đồng nghĩa tử cung sẽ phát triển to hơn, chính vì thế sẽ tạo lực lên các mạch máu chính từ chân lên tim và những dây thần kinh tủy sống đến chân, hay các tĩnh mạch truyền máu chủ yếu cho tử cung đều bị đè nén nên dẫn đến chuột rút. 

  • Mất nước:

Do thân nhiệt của mẹ bầu sẽ cao hơn bình thường cùng với nhu cầu cấp nước của cơ thể, khi không thể đáp ứng mức nước cần thiết sẽ làm rối loạn điện giải làm mẹ bị chuột rút. 

  • Thiếu canxi:

Cơ thể mẹ bầu đòi hỏi lượng canxi nạp vào rất cao, đặc biệt là vào tuần tam cá nguyệt thứ 3 để nuôi dưỡng thai nhi. Nhưng nếu lượng canxi bị thiếu đi, thì canxi từ cơ thể mẹ sẽ bị lấy đi để truyền cho thai nhi và dẫn đến mẹ không đủ canxi gây ra chuột rút. Bên cạnh đó, không cung cấp đủ kali, khoáng hoặc magie cũng là tác nhân làm mẹ bầu bị chuột rút. 

  • Ít vận động:

Khi cơ thể của mẹ bầu giữ ở 1 vị trí quá lâu, ít hoạt động cũng là chất xúc tác gây chuột rút. 

Dù ở trên là những trường hợp thường thấy tác động đến chuột rút ở mẹ bầu, nhưng đôi khi một vài trường hợp vẫn không rõ nguyên nhân gây ra vấn đề này. 

2. Nhận biết mẹ bầu bị chuột rút

nhận biết bà bầu bị chuột rút

Những dấu hiệu nào cho thấy bà bầu bị chuột rút? – Nguồn: Eva

Hiện tượng chuột rút ở những mẹ bầu thường xảy ra trong thời gian không rõ ràng và chỉ được nhận biết với một vài đặc điểm: 

  • Những mẹ bầu bị chuột rút đa phần là khi bắt đầu vào giấc ngủ, dấu hiệu này bắt gặp trên đa số phụ nữ mang thai. 
  • Dấu hiệu chuột rút ở mẹ bầu cũng thường được thấy vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, và xảy ra cả ngày, lẫn đêm vì lúc này thai nhi đã lớn gây chèn ép những dây thần kinh, mạch máu. 
  • Chuột rút thường xảy ra ở những vị trí trên cơ thể mẹ bầu như đùi, bàn chân và bắp chân, hay đôi khi ở tay. Bên cạnh đó, có một số trường hợp mẹ bầu bị chuột rút ở bụng, điều này rất nguy hiểm vì khả năng gây sảy thai cao nên phải đi gặp bác sĩ nhé. 
  • Nghiêm trọng hơn, nếu những cơn chuột rút kèm theo máu, thân nhiệt cao, đau bụng, phần chuột rút bị đau quá sức chịu đựng, thì nên được đưa đi bệnh viện để xem xét. 

3. Mẹ bầu bị chuột rút phải làm sao?

mẹ bầu bị chuột rút phải làm sao

Nên xử lý thế nào khi bà bầu bị chuột rút – Nguồn: theasianparentvietnam

Vấn đề mẹ bầu bị chuột rút là hiện tượng thường thấy, và cách xử lý cũng không quá rắc rối như sau: 

  • Khi chuột rút xảy ra ở chân, mẹ nên làm căng cơ bắp chân,sau đó chủ động đi bộ, rồi nâng chân cao sẽ làm cơ trở về vị trí bình thường. 
  • Mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm, massage phần cơ bị chuột rút sẽ có thể làm dịu đi cơn đau. 
  • Đối với những mẹ hay bị chuột rút vào ban đêm, thì nên tập một vài động tác trước khi ngủ như đạp xe đạp tại chỗ có thể ngăn chặn tình trạng trên hiệu quả. 
  • Để có thể ngăn ngừa triệt để chuột rút trong giai đoạn mang thai, các mẹ nên tạo thói quen thể dục phù hợp theo ý kiến các chuyên gia như rèn luyện yoga.
  • Sử dụng nguồn thực phẩm nhiều magie sẽ làm giảm nguy cơ bị chuột rút ở các mẹ bầu, chẳng hạn như ngũ cốc, đậu, trái cây khô,… 
  • Bổ sung canxi là điều cần thiết giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng chuột rút hiệu quả. Theo khuyến cáo của bác sĩ, mỗi ngày các mẹ nên bổ sung 1000mg canxi, cũng như nên thêm vào khẩu phần các loại thực phẩm như tôm, trứng, cá, cua,..
  • Đặc biệt hơn, các mẹ phải luôn trong trạng thái thoải mái nhất để thai nhi phát triển bình thường và tình trạng chuột rút sẽ hạn chế xảy ra.  

4. Làm thế nào để giúp bà bầu ngăn chuột rút?

Để có thể phòng tránh chuột rút, mẹ bầu nên cân nhắc những điều sau đây: 

  • Mẹ bầu không nên ngồi một chỗ quá lâu, thay vào đó nên hoạt động cơ thể để cơ bắp được vận động sẽ giảm đáng kể tình trạng chuột rút. 
  • Mẹ bầu nên hạn chế tối đa công việc nặng, và tạo dựng một thói quen sống lành mạnh theo ý kiến bác sĩ. 
  • Khi ngủ, mẹ bầu nên sử dụng gối cao để kê chân, và nghiêng về trái để máu được lưu thông. 
  • Sử dụng những bài massage nhẹ nhàng đối với những vùng dễ bị chuột rút như bắp chân, bàn chân, tay, bụng để tăng cường lưu thông máu. 
  • Nên thay đổi kích thước giày, dép rộng hơn, vì mang thai cơ thể sẽ thay đổi rất nhiều, nên nếu mang quá chật sẽ dễ gây chèn ép lưu thông máu dẫn đến chuột rút. 

Với những kiến thức trên, mẹ bầu bị chuột rút có thể tạo ra một lối sống mới để chăm sóc bản thân, phòng tránh hiện tượng đau đớn này cũng như đôi khi nguy hiểm. Hy vọng các mẹ tiếp tục theo dõi dayconkieunhat.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích hơn nhé. 

Tags: Chuột rút khi mang thai, mẹ bầu, Mẹ bầu bị chuột rút, sức khỏe khi mang thai,

Review

Top 10 sữa rửa mặt cho bà bầu tốt nhất năm 2021

Top 10 sữa rửa mặt cho bà bầu tốt nhất năm 2021

Sữa rửa mặt nào tốt cho bà bầu? Là...
Top 5 sản phẩm kem dưỡng da cho bà bầu hiệu quả nhất năm 2021

Top 5 sản phẩm kem dưỡng da cho bà bầu hiệu quả nhất năm 2021

Trong giai đoạn mang thai các bà bầu thường...
Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì để mau chóng hồi phục?

Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì để mau chóng hồi phục?

Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì? Chắc...

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

1. Cách tính thực đơn dinh dưỡng sinh con...
Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh sinh ra thường bị ghèn vàng...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Gợi ý đặt tên cho bé

Chọn giới tính:

Vui lòng chọn giới tính của bé

Vui lòng nhập thông tin cần tìm

Mang thai ra máu đỏ tươi cảnh báo cho mẹ bầu

3305
Mang thai ra máu đỏ tươi hoặc bất kỳ trường hợp xuất huyết nào trong thời kỳ thai nghén cũng cần lưu ý đặc biệt. Đây có thể là...

Mẹ bầu bị ho có những ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không?

1355
Mẹ bầu bị ho là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ, và nếu không được chăm sóc đúng cách, cũng như hiểu về tình trạng bệnh sẽ dẫn...

Bà bầu bị cảm phải làm sao để không ảnh hưởng thai nhi?

1563
Bà bầu bị cảm phải làm sao? Một câu hỏi chạm đúng tâm lý của các mẹ bầu hiện nay. Vì cảm gây mệt mỏi, nguy hiểm cho mẹ...

Mẹ bầu bị đau lưng, nguyên nhân và cách chữa trị.

1894
Trong quá trình mang thai hẳn là không ít mẹ bầu gặp phải tình trạng đau lưng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân mẹ bầu bị...