Mang thai tuần thứ 7 – Chăm sóc sức khỏe mang thai

bap
2177

Em bé của bạn đang phát triển như thế nào?

Một tin đáng kinh ngạc cho tuần này: Tay và chân của em bé đã dần dần hình thành nhiều hơn rồi, mặc dù trông chúng vẫn giống mái chèo hơn, bây giờ bạn có thể mơ về viễn cảnh được cầm tay con mình và đung đưa nhẹ nhàng qua về. Theo phương diện y học mà nói, em bé ở thời điểm này được xem là một phôi thai và có một cái đuôi nhỏ, phần mở rộng của xương cụt. Cái đuôi này sẽ biến mất trong vòng vài tuần. Em bé bây giờ đã có kích thước gấp đôi so với tuần trước và dài khoảng 1,5 cm, to bằng quả dâu đen.

Em bé của bạn đang phát triển như thế nào?

(Nguồn: Internet)

Nếu bạn có thể nhìn thấy bên trong tử cung, bạn sẽ thấy một phần nếp gấp mí mắt đang bao phủ đôi mắt của em bé và đã có màu, bạn cũng nhìn thấy đầu mũi nhỏ và những đầu tĩnh mạch nhỏ dưới lớp da mỏng. Bán cầu não của em bé đang phát triển, gan đang tung ra các tế bào máu đỏ cho đến khi tủy xương được hình thành và đảm nhiệm vai trò này.

Em bé cũng có ruột thừa và tuyến tụy, hai cơ quan giúp sản xuất hormone insulin để hỗ trợ tiêu hóa. Trong ruột của em bé đã xuất hiện một vòng lặp đang phồng lên trong dây rốn, và đã có mạch máu riêng biệt để vận chuyển oxi và các chất dinh dưỡng đến cơ thể nhỏ bé.

Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi như thế nào khi mang thai?

Tử cung của bạn có kích thước gấp đôi so với 5 tuần trước, ăn uống trở nên khó khăn và thậm chí tồi tệ do ốm nghén (Nếu bạn cảm thấy khỏe, đừng lo lắng, bạn là người may mắn đấy).

Bạn có lẽ sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường, do lưu lượng máu tăng và lượng nước thừa được được lọc ra từ thận (Vào thời điểm này, máu của bạn đã tăng thêm 10% so với trước khi mang thai. Và đến cuối thai kỳ, lượng máu sẽ tăng thêm 40-45% chảy qua các tĩnh mạch để đáp ứng nhu cầu sinh con đủ tháng). Khi tử cung phát triển, nó sẽ đặt áp lực lên bàng quang, điều này khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.

Khoảng 1 nửa phụ nữ bị buồn nôn trong quý đầu tiên của thai kỳ sẽ hoàn toàn dịu lại vào khoảng tuần 14. (Số còn lại mất một tháng nữa hoặc lâu hơn mới có thể dịu lại). Việc đi tiểu nhiều hơn bình thường sẽ thay đổi sau khi bạn sinh em bé.

Tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tần suất và lượng nước tiểu có xu hướng tăng sau thai kỳ.

Tìm hiểu về: Khám thai

Trong một vài tuần mang thai tới là thời điểm tốt để bạn đi khám thai lần đầu.

Bạn cần chuẩn bị gì trong lần khám thai đầu tiên?

Viết ra tất cả các câu hỏi của bạn khi bạn mang thai vì như vậy bạn sẽ chủ động hơn để hỏi bác sĩ. Hãy hỏi bác sĩ về mọi thứ bạn đang lo lắng.

Những việc bạn nên làm:

Mang theo tất cả những loại thuốc bạn đang uống (những đơn thuốc mua tại quầy, bao gồm cả những nguồn thực phẩm bổ sung) để hỏi bác sĩ liệu chúng có an toàn cho bạn để uống trong thời gian mang thai này hay không.

Bạn cần chuẩn bị gì trong lần khám thai đầu tiên?

(Nguồn: Internet)

Nhìn vào lịch và chú ý đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Bác sĩ sẽ sử dụng ngày này để chẩn đoán ngày sinh cho bạn (bạn cũng có thể ước tính đúng ngày sinh của bạn bằng cách sử dụng công cụ tính ngày sinh). Đừng lo lắng nếu bạn không theo dõi hoặc bạn không có kinh đều đặn, bác sĩ sẽ cho siêu âm sớm để xác định ngày cho bạn.

Suy nghĩ về các loại xét nghiệm tiền sản để xác định các nguy cơ mà em bé của bạn mắc phải liên quan đến gen và nhiễm sắc thể.

Điều gì sẽ xảy ra trong những lần khám thai?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về thể trạng và cảm xúc của bạn khi bạn mang thai, bạn có than phiền hay lo lắng gì không, bạn có câu hỏi nào muốn hỏi hay không. Bạn cứ hỏi, bác sĩ sẽ trả lời tất cả những thắc mắc của bạn.

Mục đích của khám thai là xem em bé của bạn đang phát triển như thế nào để cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để theo dõi sức khỏe thai kỳ và sức khỏe của thai nhi. Bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp, nước tiểu và đo vùng bụng, kiểm tra vị trí của em bé, nghe nhịp tim của em bé, kiểm tra và làm các thí nghiệm khác thích hợp, và quan sát cẩn thận những biến chứng thai kỳ mà bạn có thể mắc phải nếu cần.

Cuối cùng, bác sĩ sẽ nói cho bạn biết kết quả, giải thích những thay đổi bình thường, những thay đổi không tốt, tư vấn cho bạn về lối sống lành mạnh ( như là tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng khi mang thai, tránh hút thuốc, bia rượu)

Có nên đi khám thai với chồng bạn không?

Điều này tùy thuộc vào bạn. Một vài cặp đôi cảm thấy hai người đi cùng nhau sẽ rất tốt, đặc biệt trong lần đầu tiên. Khi được hỏi thì 88% phụ nữ mang thai đều muốn cùng chồng đi khám thai ít nhất là một lần.

Bạn cảm thấy như thế nào?

Bạn nên làm: Bắt đầu chụp hình

Bạn sẽ không thể tin được bụng của bạn sẽ lớn nhanh như thế nào trong khi mang thai. Hãy theo dõi sự lớn lên mỗi ngày qua những bức hình. Bạn sẽ thấy quá trình mang thai và làm mẹ thật kỳ diệu. Hãy cùng chồng để có những bức hình đẹp, cũng sẽ giữ lại làm kỷ niệm cho con về sau. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Tags: mang thai, mang thai tuần 6, mang thai tuần 7, mang thai tuần 8, su phat trien cua thai nhi, Sức khỏe mang thai, Sức khỏe thai nhi,

Review

Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì để mau chóng hồi phục?

Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì để mau chóng hồi phục?

Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì? Chắc...
Top 10 sữa rửa mặt cho bà bầu tốt nhất năm 2021

Top 10 sữa rửa mặt cho bà bầu tốt nhất năm 2021

Sữa rửa mặt nào tốt cho bà bầu? Là...
Top 5 sản phẩm kem dưỡng da cho bà bầu hiệu quả nhất năm 2021

Top 5 sản phẩm kem dưỡng da cho bà bầu hiệu quả nhất năm 2021

Trong giai đoạn mang thai các bà bầu thường...
Top 6 thương hiệu sữa bầu tốt nhất cho các mẹ

Top 6 thương hiệu sữa bầu tốt nhất cho các mẹ

Sữa bầu rất cần thiêt cho phụ nữ khi...

Được quan tâm nhất

Cách phân biệt sữa bột thật hay giả chuẩn nhất

Cách phân biệt sữa bột thật hay giả chuẩn nhất

Theo kinh nghiệm của nhiều người mua sắm sành...
Bảng cân nặng tiêu chuẩn theo từng tuần tuổi thai nhi

Bảng cân nặng tiêu chuẩn theo từng tuần tuổi thai nhi

Khi mang thai, các mẹ thường đi khám thường...
Quá trình phát triển của thai nhi chi tiết nhất trong 40 tuần thai

Quá trình phát triển của thai nhi chi tiết nhất trong 40 tuần thai

Cảm nhận được sự phát triển và lớn lên...
Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần mà bố nên biết

Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần mà bố nên biết

Cô ấy nở một nụ cười đầy ẩn ý...

Bài mới nhất

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì để phát triển khỏe mạnh

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì để phát triển khỏe mạnh

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Đây...
Dây rốn quấn cổ 1 vòng thai nhi và những điều mẹ cần biết

Dây rốn quấn cổ 1 vòng thai nhi và những điều mẹ cần biết

Hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng ở...
Những điều cần biết về tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Những điều cần biết về tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Thực hiện tiêm phòng uốn ván cho bà bầu...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

Gợi ý đặt tên cho bé

Chọn giới tính:

Vui lòng chọn giới tính của bé

Vui lòng nhập thông tin cần tìm

[Review] Top 5 thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất hiện nay

4275
Thuốc sắt đóng vai trò quan trọng đối với phụ nữ trước, trong và sau khi mang thai, nếu thiếu sắt sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng...

[Review] Top 5 loại thuốc DHA cho bà bầu để thai nhi phát triển khỏe mạnh

3236
Khi mang thai phụ nữ gặp rất nhiều vấn đề nếu không bổ sung đủ vitamin và dưỡng chất như DHA – một dưỡng chất rất quan trọng cho...

Chuẩn bị trước khi mang thai lần 2: Chăm sóc bé lớn như thế nào?

2092
Khi các mẹ mang thai sẽ trải qua nhiều vất vả, và cũng không ngoại lệ khi mang thai lần 2 dù các mẹ đã có kinh nghiệm sinh...

Dinh dưỡng khi mang thai là mẹ bầu ai cũng cần phải biết

4644
Khi mang thai, mẹ bầu cần cung cấp một nguồn dinh dưỡng vô cùng lớn cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nói lớn không có nghĩa là...