Mang thai tuần thứ 5

bap
2692

Mang thai tuần thứ 5, túi phôi nhỏ xíu đang phát triển rất nhanh, và xuất hiện những dấu hiệu không thoải mái trong thai kỳ như đau ngực và mệt mỏi.

1. Em bé của bạn phát triển như thế nào?

Sâu bên trong tử cung, phôi thai đang phát triển nhanh. Ở thời điểm này, em bé có kích thước bằng hạt vừng và trong giống một con nòng nọc nhỏ hơn là con người.

Em bé được cấu thành 3 lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì – những lớp này sẽ hình thành các mô và các cơ quan của em bé về sau.

Ống thần kinh – não, tủy sống, thần kinh và xương sống bắt đầu phát triển ở đây ở lớp ngoài cùng gọi là ngoại bì. Lớp này  cũng sẽ phát triển thành da, tóc, móng tay, tuyến mồ hôi, tuyến vú và men răng.

Sự phát triển của thai nhi khi mẹ mang thai tuần thứ 5

Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu được hình thành ở lớp giữa hay còn gọi là trung bì (Tuần này, trái tim nhỏ bé bắt đầu phân chia thành các ngăn để đập và bơm máu).

Lớp trung bì sẽ phát triển thành cơ bắp, sụn, xương và các mô dưới da của em bé.

Lớp thứ ba, nội bì sẽ là ngôi nhà của phổi, ruột và hệ tiết niệu cũng như là tuyến giáp, tuyến gan và tuyến tụy của em bé.

Trong thời gian đó, nhau thai sơ khai và tủy sống, sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng và khí oxi cho em bé và đã sẵn sàng làm việc.

2. Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi như thế nào?

Những bất tiện trong thai kỳ sẽ xuất hiện. Nhiều phụ nữ nói rằng họ đau ngực, mệt mỏi và đi tuyển thường xuyên. Bạn cũng cảm thấy buồn nôn, và điều này sẽ xảy ra dữ dội hơn trong những tuần kế tiếp.

Bạn sẽ chẳng nhìn những gì diễn ra bên trong bạn mà chỉ cảm thấy vật vã với những triệu chứng này trong thai kỳ.

Những thay đổi của mẹ khi mang thai

Bạn nên có kế hoạch tập thể dục thích hợp. Tập thể dục sẽ giúp bạn khỏe mạnh có sức chịu đựng, bạn cũng cần duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Tập thể dục thường xuyên sẽ ngăn chặn đau nhức trong thai kỳ, và nhiều phụ nữ cảm thấy tập thể dục giúp họ giảm căng thẳng rất hiệu quả. Tập thể dục cũng sẽ giúp bạn sẵn sàng cho việc chuyển dạ.

Cuối cùng, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn nhanh phục hồi sau sinh. Chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức. Đi bộ và bơi lội là hai bài tập thích hợp cho phụ nữ mang thai.

  1. Mang thai tuần thứ 4
  2. Mang thai tuần thứ 6
  3. Mang thai tuần thứ 7
  4. Mang thai tuần thứ 8

3. Bạn cần biết: Làm thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh

Những tháng đầu tiên của thai kỳ rất quan trọng cho sự phát triển của em bé. Sau đây là những phương pháp có thể bảo vệ sức khỏe của bạn và em bé.

3.1. Có chế độ chăm sóc thai kỳ sớm và theo dõi lịch khám thai

Chế độ chăm sóc thai kỳ tốt  rất cần thiết cho sức khỏe của em bé và cho bạn. Trong lần khám thai đầu tiên (thường là tuần thứ 8), bạn sẽ được siêu âm để chẩn đoán những tình trạng có thể dẫn đến biến chứng thai kỳ.

Uống vitamin trước khi sinh: Hầu hết những nguồn vitamin bổ sung trước khi sinh có chứa nhiều axit folic, sắt, và canxi.

Phụ nữ mang thai tuần thứ 5 cần hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng (đừng uống quá nhiều, điều này thậm chí không làm cho bạn tốt hơn mà còn gây ra nguy hiểm).

Uống đủ axit folic rất quan trọng bởi vì nó giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như là tật nứt đốt sống.

Bổ sung vitamin cho mẹ và bé.

3.2. Hỏi ý kiến bác sĩ về những loại thuốc bạn đang uống

Những loại thuốc bạn đang uống có lẽ sẽ không an toàn cho em bé của bạn. Nếu bạn mắc những căn bệnh mạn tính cần uống thuốc thường xuyên, thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Nhớ là hỏi kỹ, kể cả khi bạn đang uống các nguồn bổ sung và thảo dược.

3.3. Bỏ thuốc

Hút thuốc làm gia tăng nguy cơ sẩy thai, vấn đề nhau thai và sinh non. Hút thuốc cũng làm chậm quá trình phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ thai chết lưu và trẻ sơ sinh tử vong.

Một vài nghiên cứu cho thấy hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ sinh ra em bé bị sứt môi và vòm miệng.

Bỏ thuốc không bao giờ là quá muộn. Không hút một điếu có nghĩa là bạn đã cho em bé một cơ hội để khỏe mạnh.

3.4. Bỏ rượu bia

Uống một ly rượu một ngày có thể làm tăng nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân và khiến trẻ gặp các vấn đề về học tập, ngôn ngữ, sự chú ý, và sự hoạt động quá mức.

Không ai biết chính xác uống bao nhiêu rượu là có hại cho trẻ, vì vậy tốt nhất là nên bỏ.

3.5. Hãy đảm bảo các công việc bạn đang làm là bạn toàn cho bạn khi mang thai

Một vài công việc rất có hại cho  bạn và em bé. Nếu bạn tiếp xúc với các chất hóa học, kim loại nặng (giống như chì hoặc thủy ngân), những tác nhân sinh học nhất định, hoặc phóng xạ, bạn cần đổi việc nhanh nhất có thể.

Luôn luôn nhớ rằng, những sản phẩm làm sạch,thuốc trừ sâu, dung môi và chì trong các nguồn nước uống từ những ống nước đã cũ cũng có hại.

Tránh những thứ có hại này tại nhà và nơi làm việc của bạn.

3.6. Bạn cần biết: Khám thai rất quan trọng

Mang thai tuần thứ 5, nếu bạn vẫn chưa có lịch khám thai định kỳ với bác sĩ thì hãy đến bệnh viện để kiểm ra và xếp lịch khám thai ngay.

Hãy nhớ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn để bác sĩ có thể xác định ngày dự sinh cho bạn và hãy liệt kê tất cả những câu hỏi bạn muốn hỏi bác sĩ trước khi đi.

Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Tags: chế độ dinh dưỡng khi mang thai, kiến thức mang thai, kiêng cữ khi mang thai, mang thai tuần 1, mang thai tuần 2, mang thai tuần 3, mang thai tuần 4, Quá trình mang thai của phụ nữ, tiêm vacxin trước khi mang thai,

Được quan tâm nhất

Cách phân biệt sữa bột thật hay giả chuẩn nhất

Cách phân biệt sữa bột thật hay giả chuẩn nhất

Theo kinh nghiệm của nhiều người mua sắm sành...
Bảng cân nặng tiêu chuẩn theo từng tuần tuổi thai nhi

Bảng cân nặng tiêu chuẩn theo từng tuần tuổi thai nhi

Khi mang thai, các mẹ thường đi khám thường...
Quá trình phát triển của thai nhi chi tiết nhất trong 40 tuần thai

Quá trình phát triển của thai nhi chi tiết nhất trong 40 tuần thai

Cảm nhận được sự phát triển và lớn lên...
Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần mà bố nên biết

Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần mà bố nên biết

Cô ấy nở một nụ cười đầy ẩn ý...

Bài mới nhất

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì để phát triển khỏe mạnh

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì để phát triển khỏe mạnh

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Đây...
Dây rốn quấn cổ 1 vòng thai nhi và những điều mẹ cần biết

Dây rốn quấn cổ 1 vòng thai nhi và những điều mẹ cần biết

Hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng ở...
Những điều cần biết về tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Những điều cần biết về tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Thực hiện tiêm phòng uốn ván cho bà bầu...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

25 loại thực phẩm bà bầu tuyệt đối nên tránh khi mang thai

8421
Khi mang thai các mẹ cần phải cẩn trọng và lưu ý chuyện ăn uống vì nó có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi...

[Review] Top 5 loại thuốc DHA cho bà bầu để thai nhi phát triển khỏe mạnh

3196
Khi mang thai phụ nữ gặp rất nhiều vấn đề nếu không bổ sung đủ vitamin và dưỡng chất như DHA – một dưỡng chất rất quan trọng cho...

10 Loại thực phẩm hàng đầu chữa ốm nghén cho bà bầu

2555
Mỗi khi mang thai bạn sợ nhất là những cơn ốm nghén cứ kéo đến dồn dập khiến bạn mệt mỏi, không thể ăn uống. Biết những điều bạn...

8 “Tránh” Và 13 “Không” các mẹ bầu tuyệt đối không được làm

2393
Mang thai đồng nghĩa với việc bạn đang mang trong mình một sinh linh bé nhỏ. Cũng chính vì vậy những việc mà trước kia bạn từng làm có...