Lưỡi bản đồ là một dạng tổn thương lành tính, bề mặt lưỡi có các vết, mảng đỏ phân bố rải rác giữa các lớp gai vị giác, nhìn như hình bản đồ do hiện tượng teo gai lưỡi được bao quanh bởi một vành trắng dày sừng, phía trong đỏ đậm hơn màu lưỡi bình thường.
Các vết này sẽ dần loang rộng ra và phát triển nhanh chóng sang các vị trí khác ở lưỡi hoặc có thể tự mất đi mà không để lại di chứng gì.
Bệnh sẽ trải qua từng giai đoạn từ nhẹ đến nặng, những thương tổn đôi khi cố định hẳn trong một thời gian dài. Do không có triệu chứng báo trước nào cả nên rất khó để phát hiện bệnh.
Đối với trẻ nhỏ, viêm lưỡi bản đồ thường gặp ở những trẻ viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, vảy nến, hen phế quản. Tuy nhiên, ở một số trường hợp trẻ bình thường cũng có thể mắc bệnh, đặc biệt là trẻ từ 1-5 tuổi).
Bệnh ở phần niêm mạc của lưỡi, lúc đầu là vết nhỏ sau đó lan rộng ra, các mảng tổn thương có bề mặt đỏ mịn hình dạng bất thường xuất hiện ở phía trên hoặc hai bên lưỡi
Các mảng tổn thương thường xuyên thay đổi hình dạng, kích thước và vị trí
Có viền màu trắng hoặc vàng tro, hơi gồ cao và có ranh giới rõ với phần niêm mạc lưỡi
Lưỡi bản đồ có thể kéo dài vài ngày, vài tháng hoặc thời gian lâu hơn, nó có thể tự biến mất và có thể xuất hiện trở lại sau một thời gian.
Những triệu chứng khác:
Vệ sinh lưỡi cho trẻ sẽ giúp làm sạch mảng bám, loại bỏ môi trường phát triển của vi sinh vật để tránh tình trạng bội nhiễm. Vệ sinh lưỡi thường xuyên còn giúp tránh tình trạng tái phát viêm lưỡi bản đồ ở trẻ.
Vệ sinh miệng bằng nước muối sinh lý cũng giúp chống bội nhiễm bởi nấm, vi rút, vi khuẩn, đồng thời chú ý các bệnh về răng miệng ở trẻ.
Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm như cháo, sữa, sinh tố, đồ nguội…để trẻ dễ nhai nuốt, không gây tổn thương niêm mạc lưỡi và vết thương mau lành hơn. Bên cạnh đó cần tránh các loại thức ăn nóng, cay, chua gây kích ứng lưỡi.
Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả đặc biệt các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, dâu tây, kiwi, đu đủ, bông cải xanh…giúp tăng sức đề kháng của trẻ. Thực phẩm giàu vitamin nhóm B như bơ, chuối, cà chua, bí đỏ, rau dền, yến mạch, các loại đậu.
Bổ sung thêm nước cho trẻ, vì uống nhiều nước giữ cho lớp niêm mạc miệng khỏe mạnh, dọn sạch cặn thức ăn còn bám trong khoang miệng.
Đặc biệt nên bổ sung các loại nước ép trái cây tăng cường thể trạng cho trẻ, còn đối với trẻ nhỏ hơn thì nên tăng cường lượng sữa trong ngày.
Cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc bôi tại chỗ để chống viêm, nếu trẻ bị đau khi ăn uống có thể cho trẻ dùng các thuốc giảm đau tại chỗ (lưu ý: sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ).
Khi trẻ bị viêm lưỡi bản đồ vẫn ăn uống bình thường, không gây khó chịu, không đau thì chỉ cần chú ý thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Nếu trong vòng 7 – 10, bệnh không tự khỏi hoặc bệnh trở nặng gây viêm loét vùng lưỡi gây cảm giác đau, ảnh hưởng hoạt động của khoang miệng thì nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị đúng cách.
Bài viết giúp bạn hiểu hơn về bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ và cách tự chăm sóc trẻ tại nhà để bệnh không trở nặng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, để trẻ có một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Cảm ơn sự theo dõi của các bạn!
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm