Việc dạy bé đánh răng ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp hình thành thói quen chăm sóc răng miệng để bé có được hàm răng khỏe đẹp, tránh những nguy cơ dẫn đến các bệnh như sâu răng, hôi miệng, viêm lợi và viêm nha chu.
Cha mẹ có thể hướng dẫn con cách làm sạch răng miệng khi bé được 18 tháng tuổi, lúc này khả năng phối hợp vận động của bé khá tốt, bé có khả năng bắt chước các hành động của bạn, việc hướng dẫn nên kéo dài đến khi bé thành thạo và đánh răng đúng cách.
Đánh răng đúng cách giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn trên bề mặt răng và nướu, ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn gây bệnh do các mảng bám còn sót lại gây ra.
Nếu đánh răng mạnh và sai cách sẽ khiến răng, nướu bị xây xước gây chảy máu hoặc nhiễm trùng. Vì vậy cần phải đánh răng đúng cách để răng và nướu không bị tổn thương.
Giúp bảo vệ răng luôn chắc khỏe trên cung hàm và men răng không bị bào mòn.
Bên cạnh đó hàm răng khỏe, trắng đẹp làm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ và giúp quá trình ăn uống ở trẻ trở nên dễ dàng.
Không chăm sóc tốt răng từ giai đoạn ban đầu thì sẽ ảnh hưởng đến việc mọc răng cũng như chất lượng của răng vĩnh viễn sau này, răng có thể mọc lệch lạc và lộn xộn.
Răng bé ở giai đoạn dưới 2 tuổi còn khá yếu, chỉ nên dùng kem đánh răng cho trẻ em hoặc cho bé chải răng với nước sạch (tránh trường hợp bé chưa có ý thức ngậm và nuốt phải kem đánh răng).
Khi bé được 3 tuổi, dùng một lượng nhỏ kem đánh răng dành riêng cho trẻ và hướng dẫn bé chải răng nhẹ nhàng, đúng cách cả mặt trước và mặt sau của răng.
Đến khi bé được 6 tuổi, cha mẹ có thể yên tâm để bé tự đánh răng nhưng cần quan sát và hướng dẫn bé khi cần thiết.
Thời điểm tốt nhất để đánh răng là vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, nên đánh răng sau khi ăn ít nhất 30 phút hoặc sau khi ăn các loại thực phẩm đồ uống chứa nhiều axit để men răng không bị tổn thương.
Không nên đánh răng quá 3 lần/ngày, độ dài thời gian đánh răng lý tưởng thường kéo dài khoảng 2 – 3 phút.
Trước tiên, cho bé súc miệng bằng nước lọc để loại bỏ mảng bám trong khoang miệng hoặc cha mẹ có thể dùng chỉ nha khoa để lấy mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng – nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em.
Bàn chải nên chọn loại đầu nhỏ, lông mềm dành riêng cho trẻ em để phù hợp với khoang miệng của bé. Kem đánh răng lấy một lượng nhỏ như hạt ngô, chọn loại kem dành riêng cho bé có nguồn gốc tự nhiên như hương vị dâu, cam, táo và chứa các thành phần hữu cơ với hàm lượng fluor thấp, phù hợp với răng sữa của bé, cũng như an toàn cho con nếu lỡ nuốt phải.
Ngoài ra một tuýp kem đánh răng cùng với một bàn chải hình thù ngộ nghĩnh đáng yêu nhiều màu sắc theo sở thích của bé, sẽ thu hút được bé khiến bé yêu thích việc đánh răng hơn.
Cuối cùng cho bé súc miệng lại với nước sạch nhiều lần để lấy hết hoàn toàn kem đánh răng trong miệng bé. Nhắc nhở bé rửa sạch bàn chải đánh răng, vẩy khô và cắm phần tay cầm xuống.
Cha mẹ hãy nói cho bé biết những tác hại mà việc không đánh răng gây ra cho sức khỏe, từ đó giúp bé ý thức hơn trong việc vệ sinh răng miệng. Nên dành cho bé những lời khen tốt đẹp và thỉnh thoảng cho bé những phần quà mà bé thích sau mỗi lần đánh răng.
Hi vọng rằng cha mẹ sẽ trang bị cho mình những kiến thức tốt nhất trong việc dạy bé đánh răng, để giúp bé quen dần với việc đánh răng hằng ngày đồng thời thực hiện một cách thích thú và tự nguyện. Chúc các bạn thành công!
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm