Hăm tã được biết đến rộng rãi với tình trạng viêm da trong quá trình bé mặc tã lót, và gây ra cho làn da ửng đỏ, rát… Vấn đề hăm tã ở trẻ sơ sinh đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cũng như việc điều trị không phức tạp.
1. Nguyên nhân chính gây ra hăm tã ở trẻ sơ sinh?
Có những nguyên nhân nào gây hăm tã ở trẻ sơ sinh? – Nguồn: Vinmec
Đối với bé từ 0-12 tháng tuổi rất dễ mắc phải tình trạng hăm tã, vì phần da bên trong tã bé ẩm ướt làm tích tụ vi khuẩn gây nổi mẩn, ngứa, và lở loét ở vùng mông hoặc sinh dục nếu không được vệ sinh chu đáo. Một số nguyên nhân gây hăm tã phải kể đến:
- Nước tiểu: Đa phần trẻ sơ sinh sẽ thải nước tiểu ngay trong tả, và khi tiếp xúc với vi khuẩn trên da bé sẽ sản sinh ammonia làm khó chịu cho da.
- Tiêu chảy: Trẻ sơ sinh rất dễ bị tiêu chảy, và tình trạng này làm cho vi khuẩn bên trong tấn công vào làn da dễ tổn thương của bé dẫn đến bị hăm.
- Tả kém chất lượng: Nếu vô tình mẹ cho bé sử dụng những loại tã có chất liệu cứng sẽ rất dễ làm rát vùng da bé, và kết hợp với độ ẩm bên trong dễ gây hăm tã.
- Nước giặt đồ: Những hóa chất trong nước giặt có nguy cơ gây hăm cho bé, nếu mẹ không lựa chọn loại chuyên dùng.
2. Dấu hiệu hăm tã ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hăm tã? – Nguồn:Comarcal
Khi bé bị hăm tã sẽ có những tín hiệu sau để mẹ nhận biết như:
- Giấc ngủ của bé không trọn vẹn, và thường xuyên khó chịu.
- Hăm tã sẽ xuất hiện tại những vị trí như bộ phận sinh dục, ngấn đùi, mông, và nổi mẩn.
- Làn da dị ứng có biểu hiện khô hoặc ướt.
- Tại vị trí hăm tã bé có vết sưng hoặc mụn lở loét.
- Khi bị hăm, nếu nước tiểu hoặc phân lỏng dính vào vùng da đó sẽ làm bé khó chịu, khóc, hoặc giật mình khi ngủ.
3. Bé hăm tã phải làm sao?
Thường xuyên thay tã là một trong những cách xử lý trẻ sơ sinh bị hăm tã – Nguồn: Vinmec
Để tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh không diễn biến nặng, mẹ nên lưu ý những cách sau:
- Vệ sinh vùng da hăm tã: Mẹ nên chú ý đến việc vệ sinh bộ phận mặc tã của bé để loại bỏ những tác động từ nước tiểu, phân, mồ hôi…giúp vùng da tổn thương mau lành hơn. Trước khi vệ sinh cho bé, mẹ phải rửa tay bằng xà phòng, và sử dụng nước ấm hoặc sản phẩm chuyên dụng tại vùng da bị hăm. Khi cho bé sử dụng tã mới, mẹ cũng phải vệ sinh da sạch sẽ.
- Thường xuyên thay tã: Việc thay tã thường xuyên sẽ làm cho vùng da bị hăm được thông thoáng, cũng như hạn chế tiếp xúc với chất thải quá lâu dễ gây nấm, vi khuẩn. Từ đó, quá trình làn da của bé sẽ phục hồi nhanh hơn.
- Hạn chế mang tã thường xuyên: Trong giai đoạn trẻ bị hăm, mẹ nên hạn chế cho bé mang tã thường xuyên. Vì như thế sẽ làm cho vùng bị hăm lâu lành, thậm chí nặng hơn. Do đó, mẹ nên để bé thả rông khoảng 2-3 tiếng một ngày để giúp tình trạng hăm mau khỏi hơn.
- Mua những loại tã thấm hút cao: Để làn da của trẻ không bị kích ứng nặng hơn, mẹ nên sử dụng loại tã có khả năng thấm hút ngược như Huggies, Bobby,..,đây là những loại có bông mêm sẽ làm bé dễ chịu khi mang.
- Dùng kem trị hăm: Sử dụng kem trị hăm là cách tối ưu để giúp làn da bé mau phục hồi, đồng thời sẽ tạo lớp bảo vệ khỏi các tác nhân như vi khuẩn, nấm, chất thải,.. Và vùng bị hăm sẽ được cấp ẩm đầy đủ để mau chóng phục hồi hơn. Lưu ý là, mẹ nên lựa chọn loại kem có thương hiệu trên thị trường, và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua nhé.
4. Những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị hăm tã
Khi bé bị hăm tã, việc điều trị không quá khó để thực hiện tại nhà, nhưng mẹ cũng cần lưu ý những điều sau trong quá trình chăm sóc bé:
- Tuyệt đối không nên sử dụng phấn rôm lên vùng bị hăm của bé, vì rất dễ gây kích ứng, làm cho tình trạng nặng hơn, và thời gian hồi phục lâu hơn.
- Hạn chế sử dụng những mỹ phẩm tắm gội có hương liệu trong giai đoạn này cho bé, vì thành phần từ sản phẩm dễ gây kích ứng với vùng da bị hăm.
- Mẹ nên loại bỏ khăn giấy ướt trong quy trình chăm sóc làn da hăm tã của bé, vì thành phần propylene glycol trong khăn giấy khiến vi khuẩn lây lan, và kích ứng vết thương.
- Việc tìm hiểu những loại sản phẩm kem đặc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh là điều nên làm, do trong những loại kem này có thành phần phù hợp với làn da nhạy cảm của con. Và nên hỏi ý kiến bác sĩ da liễu trước khi cho bé sử dụng nhé.
Với tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm, và việc điều trị cần thời gian, cũng như có một vài kiên cữ trong giai đoạn này. Mong rằng bài viết mang đến cho các mẹ những thông tin bổ ích để giúp bé sớm chấm dứt bị hăm tã.