Hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng ở thai nhi xảy ra rất nhiều trong quá trình mang thai, đặc biệt các mẹ 3 tháng giữa và cuối. Vậy tình trạng này có tác động nào xấu đến trẻ không? Mời các mẹ cùng khám phá câu trả lời trong bài viết này nhé.
Với chức năng chính là truyền máu, chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ sang con bằng bánh nhau. Thông thường, độ dài của dây rốn sẽ khoảng 50-60cm, nếu phát triển dài hơn sẽ tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ, thậm chí 2 vòng tại những vị trí như cổ, tay, chân của thai nhi dẫn đến nghẽn mạch máu.
Theo thống kê, những trường hợp dây rốn quấn cổ ở thai nhi chiếm đến 12%, và thường rơi vào tuần 24-26 của thai kỳ.
Đối với thai nhi bị dây rốn quấn cổ hoặc tại những vị trí khác sẽ thường cử động, xoay liên tục trong tử cung của mẹ để ra dấu hiệu bất thường.
Một trong những nguyên nhân chủ chốt làm dây rốn quấn cổ 1 vòng hoặc tay, chân ở thai nhi là do sự chuyển động quá nhiều của bé trong túi ối.
Trong cơ thể mẹ khi mang thai, để dây rốn không bị quấn, thắt lại, lớp thạch Wharton được mô tả như sáp mềm, dẻo và trơn thực hiện chức năng trên. Khi dây rốn không mềm, sáp từ Wharton không đủ trơn sẽ tạo ra hiện tượng dây rốn quấn cổ, tay, chân của thai nhi.
Dây rốn quấn cổ dễ xảy ra với những trường hợp dưới đây:
Thêm nữa, những mẹ mang thai vận động quá nhiều cũng có thể gây ra hiện tượng dây rốn quấn cổ, vì lúc này thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống, và làm cho dây rốn quấn vào các chi cơ thể hoặc cổ. Nên các mẹ hãy chú ý đến sức khỏe trong quá trình mang thai nhé
Theo bác sĩ chuyên môn, dây rốn quấn cổ 1 vòng ở thai nhi không quá nguy hiểm, nhưng sẽ làm cho quá trình mang thai và ra đời của bé có những nguy cơ như:
Nhưng mẹ đừng quá lo, tình trạng dây rốn quấn quanh cổ 1 vòng của bé sẽ không nguy hiểm nếu được bác sĩ xử lý kịp thời.
Tuy nhiên, sau sinh ra trẻ đã được gỡ dây rốn quấn cổ, thì mẹ vẫn phải tiếp tục theo dõi xem con có biểu hiện co giật, tay chân run không nhé.
Như đã đề cập ở trên, tình trạng dây rốn quấn cổ không quá lo ngại và phần trăm cao bé có thể tự tháo khi còn trong bụng mẹ.
Nhưng đối với bé có số tháng quá lớn từ tuần thai thứ 30 trở đi sẽ khó tháo gỡ, nên mẹ phải chủ động thăm khám thường xuyên theo đúng lịch trình của bác sĩ.
Trong trường hợp, mẹ thấy bé đạp quá mạnh hoặc ít thì nên đi bệnh viện ngay để khám nhé.
Với tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng của bé không có nhiều nguy hiểm và đa phần các mẹ đều sinh con ra khỏe mạnh. Chỉ một vài trường hợp hy hữu là cần đến bác sĩ chỉ định sinh mổ hoăc sử dụng kỹ thuật trợ sinh đặc biệt để bé được an toàn.
Vui lòng chọn giới tính của bé
Vui lòng nhập thông tin cần tìm