Khi con bạn làm những điều không tốt, bạn có phân biệt được “la mắng” và “dạy bảo” không? Phân biệt sự khác nhau về mục đích sử dụng của 2 từ này sẽ giúp bố mẹ nâng cao hiệu quả trong cách dạy con.
“La mắng” mang nghĩa lên án mạnh, nên dùng khi con gây ra những thứ rất tệ. “Dạy bảo” là giải thích lý lẽ, đúng sai của sự việc để con lắng nghe và chỉ ra cách làm đúng đắn cho con.
Trẻ luôn đòi hỏi bố mẹ thừa nhận và đánh giá bản thân. Đối với trẻ, thừa nhận và đánh giá bản thân chính là sự khen ngợi hay công nhận, hành động này cũng giống như sự tiếp thu chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu trẻ không được thừa nhận mà toàn bị mắng thì dần dần trẻ sẽ trở nên suy dinh dưỡng, và việc nuôi dạy con khỏe mạnh trở lại trở nên khó khăn.
Bố mẹ nên nhớ là dù trẻ có làm sai điều gì đi chăng nữa thì bố mẹ cũng không nên vừa dạy bảo, vừa hét lên, vừa đe dọa, vừa đánh con. Nếu như vậy, trẻ sẽ càng không nghe lời bố mẹ và đồng thời cơ thể trẻ sẽ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, tự kỉ.
Nuôi dạy con là một việc hết sức quan trọng. Phân biệt rõ ràng cách sử dụng của “la mắng” và “dạy bảo” sẽ giúp bạn hiểu được cách mắng con như thế nào là tốt.
Có không ít bà mẹ không biết được thời điểm và cách sử dụng của 2 từ này. Tuy nhiên, các bà mẹ sẽ giảm được phần nào stress nếu biết được thời điểm hợp lý để mắng con và dạy bảo con. La hét, đánh đập, đe dọa trẻ không những không có lợi mà còn gây ra hàng trăm tác hại.
Gần đây, số lượng bố mẹ không mắng con (anh chị không mắng em) mà ngược lại còn khen con (em) tăng lên. Tuy nhiên nếu không mắng thì trẻ sẽ không thể điều chỉnh được hành động, thái độ cũng như tình cảm của bản thân, thậm chí có những trường hợp có thể gây ra những hành vi không tốt cho xã hội. Vì vậy những lúc cần thiết thì hãy mắng trẻ.
Nếu nuôi con mà không la mắng thì chắc hẳn trẻ sẽ rất vui nhưng trẻ con cần được giáo dục một cách nghiêm khắc.
Nhất định phải mắng con trong 2 trường hợp chính sau:
Mẹ mắng con.
Có một nhóm người đã tiến hành thực nghiệm vấn đề giáo dục trẻ em. Kết quả của cuộc thực nghiệm giáo dục trẻ em này là những lời nói và hành động của trẻ làm tổn thương đến mọi người ngày càng giảm dần. Bên cạnh đó, họ cũng thấy được rằng vui chơi chính là niềm vui của trẻ.
Bất cứ đưa trẻ nào cũng vậy, nếu không được che chở bằng tình yêu thương thì rất khó để giáo dục. Không những trẻ em mà ngay cả người lớn cũng vậy, để chăm chú lắng nghe sự dạy bảo từ người không yêu thương mình quả thật khó khăn.
Bố mẹ cần quán triệt cho con cái hiểu rằng những việc xấu thì dù có bất cứ lý do gì chăng nữa cũng không được làm.
Bên cạnh những lời nói và hành động gây tổn thương người khác cũng như bản thân, thì những lúc trẻ đùa nghịch, không nghe lời bố mẹ hay rên rỉ thì việc dạy con cũng rất quan trọng.
Vào thời kì này, trẻ thường có những hành động và lời nói phản đối lại bố mẹ, những lúc như vậy hãy thử đặt mình vào vị trí con bạn và đưa ra những cách ứng xử thích hợp. Con trẻ sẽ trưởng thành theo chiều hướng tích cực.
Sau đây là một số ví dụ thường gặp mà bố mẹ nên đứng vào vị trí của con để có những cách ứng xử khéo léo:
“Tôi cũng mắng con, chồng cũng mắng nhưng chẳng có hiệu quả gì” – Không ít bà mẹ đã chia sẻ như vậy. Mắng làm sao để tác động đến tâm lý trẻ mới là điều quan trọng. Nổi giận, la mắng, đe dọa trẻ không có tác dụng gì.
Vậy mắng con thế nào để mang lại hiệu quả cao?
Với những hành động như đi ra ngoài mà không thay đồ hay không chịu tắm, bố mẹ không nên nổi giận hay la mắng con.
Đầu tiên, các bà mẹ cần kìêm chế cảm xúc của bản thân, chấp nhận những hành động của trẻ. Làm như vậy sẽ không gây ra ảnh hưởng xấu. Nếu vừa bị mắng, vừa bị la hét thì trẻ sẽ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần. Trẻ sẽ không thể tiếp tục làm việc và cũng không tiếp thu được bất cứ điều gì hết.
Sự nóng giận của bố mẹ có thể sẽ trút hết lên con cái. Những lúc nóng giận, bố mẹ hãy kiềm chế cảm xúc bản thân và suy nghĩ xem thử nên khuyên bảo con như thế nào cho đúng.
Sự nóng giận của bố mẹ là do ai? Gây hại đến ai?
Sự nóng giận của bố mẹ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con cái. Bố mẹ nên kiềm chế sự nóng giận của bản thân và tìm ra những phưởng pháp cải thiện vấn đề đó.
Trước tiên, các bà mẹ cần phải hít thở sâu, dù có nóng giận tới cỡ nào đi nữa thì cũng phải thật điềm tĩnh. Nếu bình tĩnh, bố mẹ sẽ thấu hiểu tình cảm của con trẻ. Ngay cả người lớn cũng vậy, nếu có người thấu hiểu bản thân thì sẽ dễ dàng lắng nghe sự khuyên bảo từ người đó hơn.
Ngoài ra, có rất nhiều quyển truyện tranh dành cho trẻ 2 tuổi, những quyển truyện tranh mang ý nghĩa giáo dục cũng khá nhiều. Đọc truyện cho con nghe hàng ngày rất tốt. Con cái sẽ dần hiểu và ý thức tốt hơn: “mình sẽ không làm bố mẹ buồn” và từ đó giúp trẻ trưởng thành, chính chắn hơn.
Thông thường những đứa trẻ được bố mẹ dạy bảo khiêm khắc có nề nếp thì khi tiếp xúc với mọi người xung quanh sẽ được họ yêu mến, dễ dàng hòa nhập với cộng đồng và sẽ tạo nên nhiều mối quan hệ tốt đẹp.
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)