Làm thế nào để bạn quản lý thời gian biểu, thực phẩm của bé? Làm thế nào để luyện thói quen cho bé ăn hiệu quả? Dưới đây là những hướng dẫn cơ bản trước khi cho con ăn dặm kiểu Nhật mẹ nên biết.
Ăn dặm bắt đầu khi trẻ được 5~6 tháng tuổi. Những kiến thức cơ bản nên biết trước khi bắt đầu quá trình ăn dặm, cách tiến hành từ khi bắt đầu cho tới kết thúc thời kì ăn dặm, lịch trình khoa học 1 ngày cho bé…. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tường tận. Vì thế bạn không cần quá lo lắng.
Đầu tiên chúng tôi giới thiệu kiến thức cơ bản về ăn dặm bao gồm cả việc xác định thực phẩm và các đối sách cho dị ứng thức ăn.
Thời gian chuẩn cho bé bắt đầu ăn dặm là từ 5~6 tháng tuổi. Tùy theo từng bé, 5 tháng không phải là quá sớm.
Ngoài tiêu chuẩn về tháng tuổi, 1 hoặc 2 biểu hiện bên dưới thể hiện trẻ có thể bắt đầu:
– Lượng nước dãi đã tăng lên
– Sau khi uống sữa thấy vẫn chưa thoã mãn và vui chơi được
– Thích xem người lớn ăn
Thời kì đầu cho con ăn dặm kiểu Nhật, đối với loại thức ăn mới nên bắt đầu mỗi ngày 1 muỗng sau đó tăng dần.
Nếu loại thực phẩm đó bé đã ăn quen 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng. Bạn hãy bắt đầu cho con ăn thử loại thực phẩm khác.
Mỗi lần lượng thức ăn chỉ đươc tăng thêm 1 muỗng và quan sát bé trong 2-3 ngày ăn mới được tăng lượng tiếp theo. Cứ tăng chậm như thế cho tới lúc đạt được lượng tiêu chuẩn.
Dị ứng không thể tách rời với ăn dăm. Khi ăn một loại thức ăn mới, cần quan sát biểu hiện của bé khi ăn và sau khi ăn. Nếu có các biểu hiện như nôn ói, đi ngoài, nổi mẫn đỏ… nên đi khám bác sĩ để xác định bé có phải dị ứng hay không.
Các cơ quan nội tạng của em bé chưa hoàn thiện. Nếu niêm nếm giống người lớn, dùng nhiều muối sẽ là gánh nặng cho thận của bé. Hãy dùng chính vị của thực phẩm (như nước rau củ) và dashi để nêm nếm. Chỉ bắt đầu nêm nhạt khi trẻ được 12 tháng tuổi.
Bắt đầu với 1 bữa/ 1 ngày với tháng đầu và 2 bữa /1 ngày cho tháng thứ 2.
Trước hết cho bé ăn 1 muỗng cháo 1:10 (Cháo nấu 1 phần gạo với 10 phần nước).
Sau 7 ngày ăn cháo trắng liên tuc, tuần tiếp theo sẽ thêm rau vào thực đơn.
Trong 1 tháng ăn dặm đầu tiên trẻ chỉ làm quen với cháo vào rau. Các loại rau được khuyên dùng là bí đỏ, cà rốt, củ cải trắng, hành tây….
Tháng tiếp theo cho bé thử với các loại như đậu hủ, cá trắng…
Cho bé ăn 1 lần vào buổi sáng. Tại sao lại buổi sáng? Là vì khi bé thử thực phẩm mới nếu có các vấn đề liên quan tới dị ứng thì bố mẹ có 1 ngày để quan sát bé và phát hiện.
Ví dụ:
AM
6:00 Thức dậy, uống sữa
9:00 Ngủ buổi sáng (1-2 tiếng)
10:00 Ăn dặm + uống sữa
Cháo: 1:10 30-40g
Rau: 15-20g
Đậu phụ: 25g
Cá: 5-10g
Lưu ý: Nếu bạn sử dụng đậu phụ và cá trong một bữa ăn, hãy điều chỉnh lượng thích hợp. Ví dụ: 15g đậu phụ và 5g cá.
Thức ăn cho bé giữa kỳ khoảng 7 đến 8 tháng tuổi. Bé đã quen dần với thức ăn từng chút một, nhưng thời gian này sẽ phát sinh những rắc rối như ăn uống không đều.
Từ giữa kỳ, hãy đảm bảo một bữa ăn luôn bao gồm cháo, rau xanh và đậu phụ (cá). Ngoài ra, sẽ rất tốt nếu các thành phần thức ăn trong 1 ngày của bữa thứ nhất và thứ 2 có sự thay đổi.
Một buổi ăn sáng, tuỳ theo tâm trang và thời gian sinh hoạt của bé mẹ sẽ thêm vào 1 buổi ăn trưa hoạc ăn tối. Sau khi quyết định thời gian của 2 bữa ăn thì việc tuân thủ thời gian biểu đó rất quan trong để tạo thành thói quen ăn uống cho bé.
Cố gắng không lặp lại 1 loại thực phẩm và 1 loại thực đơn mà hãy cho bé thật da dạng thực phẩm.
Ví dụ:
AM
6:00 Thức dậy, uống sữa
9:00 Ngủ buổi sáng (1-2 giờ)
10:00 Ăn dặm + uống sữa, các hoạt động khác
PM
2:00 Bú sữa, ngủ chiều (1-2 giờ)
6:00 Ăn dặm + cho bú, tắm cho bé
8:00 Cho bú , ngủ
Cháo: 1: 7 50-80g
Rau: 20-30g
Đậu phụ: 30-40g
Cá/ thịt: 10-15g
Lưu ý: Nếu bạn sử dụng đậu phụ, cá và thịt trong một bữa ăn, hãy điều chỉnh lượng cho 15g đậu phụ và 10g cá.
Giai đoạn này răng moc nhiều hơn và có thể nghiền thức ăn bằng nướu, có hành động nhai tốt hơn. Nếu bé có thể ăn được thịt nạc gà, cá và loại rau nhiều chất xơ thì hãy cho ăn 3 lần/ ngày.
Luôn đảm bảo cho trẻ đa dạng thực phẩm và thực đơn. Ngoài ra, vào cuối của kì này hãy tập cho trẻ ăn tự ăn bốc bằng tay.
Khoảng 8-9 tháng tiêu chuẩn là bé bắt đầu ăn 3 buổi. Bắt đầu suy nghĩ về cách thực đơn cho bé nhiều hơn. Ngoài luộc có thể thêm cách chế biến như nướng, chưng cách thuỷ….
Không cần quá phức tạp trong cách chế biến mà hãy sử dung chính vị ngọt nguyên thuỷ của thức ăn bằng cách dùng đồ tươi hằng ngày.
Ví dụ:
AM
6:00 Thức dậy khoảng 6 giờ sáng
7:00 Bú sữa, các hoạt động khác
9:00 Ngủ giờ sáng (1-2 giờ)
10:00 Ăn dặm + cho bú
PM
2:00 Ăn dặm + cho bú
3:00 Ngủ chiều (1-2 giờ)
6:00 Ăn dặm(lần3) + cho bú, tắm
9:00 Cho bú, ngủ
Cháo: 1:5. 90g hoặc cơm mềm
Rau: 30-40g
Đậu phụ: 45g
Cá/ thịt: 15g
Thời kì kết thúc của bé là khoảng 1 đến 1 tuổi rưỡi. Kết thúc không có nghĩa là bé có bữa ăn như người lớn mà vẫn trong quá trình ăn dăm. Điều chỉnh các thành phần, gia vị, kích thước, độ mềm… tuỳ theo sự phát triển của trẻ.
Thời gian biểu giống như ăn dặm kì sau. Bé bắt đầu ăn bằng tay và sử dụng các công cụ như thìa. Tự bé ăn nên vẫn bị đổ thức ăn nhiều, hãy chuẩn bị nhiều hơn mức bé thường ăn để khi bé đổ có thể thêm vào.
Ví dụ:
AM
6:00 Thức dây
7:00 Cho bú, các hoạt đông như tắm nắng
9:00 Ngủ sáng (1-2 giờ)
10:00 Ăn dặm (lần1), cho bú
PM
2:00 Ăn dặm (lần2) + cho bú
3:00 Ngủ chiều (1-2 giờ)
6:00 Ăn dặm (lần 3) +cho bú, tắm
9:00 Cho bú, ngủ
Cơm mềm: 90g
Cơm bình thường: 80g
Rau: 40-50g
Đậu phụ: 50-55g
Cá/ thịt: 15-20g
Ở trên là một số hướng dẫn cho con ăn dặm kiểu Nhật qua từng thời kì. Các mẹ nhớ theo dõi và cập nhật thường xuyên các tin tức thú vị từ Dayconkieunhat.vn nhé.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)