Các giai đoạn phát triển của trẻ phụ huynh cần lưu ý

bap
1895

Mỗi đứa trẻ sẽ phát triển và biến đổi tâm lý như thế nào qua các giai đoạn phát triển của trẻ, phụ huynh cần phải nắm bắt kịp thời để chăm sóc và hướng dẫn trẻ phát triển theo hướng tốt nhất. Dưới đây là sự thay đổi của trẻ qua từng giai đoạn, sự thay đổi cả về ngoại hình và tinh thần.

1. Giai đoạn trẻ từ 0 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi

Giai đoạn sơ sinh là giai đoạn từ khi trẻ ra đời đến ngày thứ 28, trẻ chuyển từ môi trường nước sang thích nghi với môi trường khí và cơ thể trẻ đang dần hoàn thiện, thức ăn duy nhất cho trẻ trong giai đoạn này là sữa mẹ.

Trong khoảng 2 – 3 tuần đầu tiên, trẻ sẽ tăng khoảng 120 – 240 gr mỗi tuần. Trẻ có thể nhận ra giọng nói của mẹ hoặc giật mình vì tiếng ồn.

Giai đoạn nhũ nhi là giai đoạn trẻ từ 2 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi, trẻ phát triển cơ bắp và não bộ một cách nhanh chóng.

Đặc biệt trẻ tăng cân nhanh nhất khoảng 6 đến tháng thứ 9, trẻ càng lớn vận động nhiều hơn sẽ chậm tăng cân hơn. Trẻ có thể hiểu được những gì bạn nói, bắt chước những hành động đơn giản.

Ở giai đoạn này trẻ sẽ thông qua các tín hiệu để thể hiện những nhu cầu, mong muốn, cảm xúc của bản thân như những tiếng i, a, các kiểu khóc khác nhau, những biểu cảm trên khuôn mặt.

Mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ đặc biệt trong giai đoạn này, tác động đến mọi mặt phát triển của trẻ. Khi trẻ được 9 – 12 tháng rất nhạy cảm và có thể nắm bắt tâm lý người khác một cách tinh tế.

Ví dụ, như mẹ vui trẻ vui, mẹ khó chịu trẻ sẽ cảm thấy lo sợ. Phụ huynh nên thường xuyên nói lời yêu thương, âu yếm, tích cực chơi với con, đáp ứng nhu cầu của con khi con cần.Đồng thời, hãy tạo những điều khiến trẻ vui vẻ, giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh và phát triển tâm lý theo hướng tích cực.

2. Giai đoạn trẻ từ 1 tuổi đến 3 tuổi

Trong các giai đoạn phát triển của trẻ, giai đoạn này cơ thể trẻ có tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh nhất. Trẻ hoàn thiện và phát triển thể chất bao gồm các kỹ năng thô, kỹ năng tinh.

Việc cho trẻ luyện tập cả vận động tinh và vận động thô trong giai đoạn này đều rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện

các giai đoạn phát triển của trẻ

Nguồn: bacsydayroi.com

  • Kỹ năng vận động thô là sự phát triển, tăng cường các nhóm cơ lớn của cơ thể trẻ như đứng lên, đi lại chạy nhảy…
  • Kỹ năng vận động tinh là khả năng điều khiển các ngón tay và bàn tay, đây là cơ sở để trẻ phát triển khả năng nghệ thuật của đôi tay.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này rất cao, trẻ cần lượng lớn chất dinh dưỡng tuy nhiên trẻ cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa, do hệ tiêu hóa đang trong quá trình hoàn thiện.

Tính cách của trẻ đang dần hình thành, do đó cách ứng xử của phụ huynh góp phần quan trọng trong việc định hình tính cách trẻ, phụ huynh cần cư xử mẫu mực để trẻ noi gương đồng thời cần nắm bắt tâm lý trẻ để trẻ phát triển tốt nhất.

3. Giai đoạn trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi

Giai đoạn này trẻ vẫn phát triển chiều cao và cân nặng với tốc độ cao nhưng chậm hơn so với trẻ dưới 3 tuổi và dần đi vào ổn định.

Khi trẻ lên 5 tuổi, trẻ bắt đầu giảm lượng mỡ trong cơ thể và tăng cơ. Kỹ năng vận động thô và kỹ năng vận động tinh thực sự bắt đầu phát triển ở giai đoạn này, thao tác trở nên thành thục và tinh tế hơn.

Từ độ tuổi 5 trở lên, trẻ luôn đặt câu hỏi về thế giới xung quanh do tư duy logic dần phát triển, trẻ cũng đã có những chính kiến riêng, những lý luận riêng, cha mẹ nên thấu hiểu và giải thích kỹ càng.

Trẻ giai đoạn 5 đến 6 tuổi là lúc ngôn ngữ phát triển mạnh, đạt chất lượng cao về vốn từ, về phát âm, ngữ pháp đơn giản. Tròn 6 tuổi thì sự tăng trưởng não bộ và sự biệt hóa đã hoàn thành.

giai đoạn phát triển của trẻ

Mẹ hãy đồng hành cùng con qua các giai đoạn phát triển của trẻ. Nguồn: vimec.com

Nên hướng dẫn bé tự chăm sóc bản thân và tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động trong gia đình. Cho phép trẻ được nhận thức thế giới xung quanh theo cách riêng của trẻ.

Khuyến khích trẻ có trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ được giao, không nên la mắng khi trẻ mắc lỗi như vậy sẽ tạo cảm giác sợ hãi, trẻ sẽ cảm thấy thiếu tự tin và không dám độc lập.

4. Giai đoạn từ 6 tuổi đến 12 tuổi

các giai đoạn phát triển của bé

Nguồn: truongnhac.edu.vn

Giai đoạn này trẻ hoạt động nhiều, thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài và đứng trước ngưỡng cửa của tuổi dậy thì.

Trẻ có tốc độ tăng trưởng chậm hơn tuy nhiên phụ huynh cần đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu vận động và học tập của trẻ, để cơ thể trẻ phát triển thể chất toàn diện.

Phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm thế giới xung quanh nhiều hơn. Nếu trẻ thích thú hay có năng khiếu với môn học nào thì cần tạo điều kiện cho trẻ trau dồi và rèn luyện thêm.

Ở độ tuổi này trẻ dễ có nguy cơ rối loạn dinh dưỡng do hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc béo phì.

Khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục thể thao, ăn uống hợp lý và đi ngủ đúng giờ giúp trẻ có được thể lực khỏe mạnh là tiền đề để trẻ nâng cao trình độ và trí tuệ của mình.

Tư duy của trẻ trong giai đoạn này chủ yếu là tư duy trực quan hành động, mang đậm màu sắc xúc cảm. Cùng với sự phát triển của não bộ, trí tưởng tượng cũng phát triển phong phú hơn.

Trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm văn, làm thơ, vẽ tranh. Trẻ có khả năng tự học, tự đọc, tự nhận thức, tự khám phá thông qua các kênh thông tin khác nhau.

Sự chú ý của trẻ trong giai đoạn này sẽ thiếu tính bền vững và dễ bị phân tán, trẻ sẽ chỉ hứng thú, chú ý tới các hoạt động sinh động, hấp dẫn, nhiều màu sắc và có nhiều sự vận động.

5. Giai đoạn trẻ từ 12 tuổi đến 18 tuổi

Trong giai đoạn dậy thì, dưới sự tác động của các hoocmon tăng trưởng, hoocmon sinh dục cơ thể trẻ sẽ phát triển mạnh mẽ về thể chất về chiều cao và cân nặng.

Các đặc tính sinh dục thứ phát xuất hiện tạo nên sự khác biệt về vóc dáng cơ thể giữa trẻ nam và trẻ nữ. Thông thường, trẻ nữ sẽ dậy thì sớm hơn trẻ nam từ 1 đến 2 năm.

Sự thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì rất quan trọng, phụ huynh không nên chủ quan và cần nắm bắt kịp thời để chia sẻ, đồng cảm, hướng những suy nghĩ của trẻ đi theo hướng tích cực nhất.

Trẻ thường dễ cáu gắt và nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, dễ tự cao vào bản thân đồng thời dễ tự ti bởi một thất bại nhỏ. Trẻ sẽ thể hiện tính tự chủ trong suy nghĩ và hành động, muốn đưa ra những ý kiến và quyết định trong các vấn đề của mình.

Ở tuổi dậy thì, trẻ tò mò về những thay đổi trên cơ thể và bắt đầu quan tâm đến bản thân, dễ dàng lo lắng và buồn rầu về nhược điểm của cơ thể hoặc hay so sánh mình với bạn cùng trang lứa.

Đây là cũng là giai đoạn trẻ thay đổi về nhận thức, trẻ sẽ tích lũy nhanh và mạnh các kinh nghiệm, kỹ năng sống, khả năng tư duy, khả năng phân tích các tình huống trong cuộc sống ngày một phát triển hơn.

Phụ huynh cần dành cho con nhiều thời gian, luôn đồng hành và thấu hiểu con, giúp con định hướng đúng đắn để trẻ phát triển về thể chất khỏe mạnh và tâm lý ổn định.

Môi trường phát triển cũng rất quan trọng như các vấn đề dinh dưỡng, lối sống…phụ huynh nên tạo điều kiện tốt nhất để trẻ có môi trường phát triển tối ưu.

Tags: các mốc phát triển ngôn ngữ, đặc điểm phát triển của trẻ, giúp con phát triển, giúp trẻ phát triển, phát triển cho bé, quá trình phát triển của trẻ, thời kì phát triển của trẻ,

công thức ăn dặm

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Tìm kiếm theo độ tuổi của bé
,Các loại món ăn cho bé
Mục đích
Tìm kiếm theo nguyên liệu

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Review

Top 5 loại gối cao su non cho bé ngủ ngon

Top 5 loại gối cao su non cho bé ngủ ngon

Giấc ngủ của bé chiếm khoảng thời gian lớn...
Review ghế ăn dặm Mastela cho bé chi tiết nhất năm 2021

Review ghế ăn dặm Mastela cho bé chi tiết nhất năm 2021

Mẹ đang phân vân không biết nên mua ghế...
[Review] Top kem trị hăm cho bé tốt nhất hiện nay

[Review] Top kem trị hăm cho bé tốt nhất hiện nay

Đâu là những loại kem trị hăm cho bé...

Được quan tâm nhất

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...
Phương pháp dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi

Phương pháp dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi

Thật hạnh phúc biết bao khi nghe con bập...
Phương pháp Glenn Doman giáo dục sớm cho trẻ

Phương pháp Glenn Doman giáo dục sớm cho trẻ

Glenn Doman tốt nghiệp ngành vật lí trị liệu...
Làm gì khi trẻ nói dối?

Làm gì khi trẻ nói dối?

Hầu hết trẻ nói dối ở một vài thời...

Bài mới nhất

Các giai đoạn phát triển của trẻ phụ huynh cần lưu ý

Các giai đoạn phát triển của trẻ phụ huynh cần lưu ý

Mỗi đứa trẻ sẽ phát triển và biến đổi...
Một số dạng toán tư duy cho trẻ mầm non thường gặp

Một số dạng toán tư duy cho trẻ mầm non thường gặp

Độ tuổi mầm non là giai đoạn vàng để...
Phương pháp giáo dục sớm Montessori và những điều cần biết

Phương pháp giáo dục sớm Montessori và những điều cần biết

Phương pháp Montessori được sáng lập bởi tiến sĩ...
Trò chơi vận động kích thích phát triển trí thông minh cho trẻ

Trò chơi vận động kích thích phát triển trí thông minh cho trẻ

Trò chơi vận động ngoài trời giúp thỏa mãn...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Quá trình phát triển của em bé như thế nào qua các thời kỳ?

2653
Quá trình phát triển của em bé là những giai đoạn nối tiếp nhau. Từng thời kỳ khác nhau thì đặc điểm của bé cũng khác nhau. Liệu mẹ có...

Những chỉ số quan trọng về sự phát triển của trẻ bú sữa bạn nên biết

2756
Sự phát triển của trẻ còn bú sữa được đo lường bằng các chỉ số. Vậy đó là các chỉ số nào? Ngay sau đây chúng ta cùng tìm...

15 dấu hiệu đặc biệt của trẻ sơ sinh chứng tỏ bé vẫn phát triển bình thường

3398
Theo những nghiên cứu gần đây trẻ sơ sinh phản ứng rất nhanh với các tiếp xúc ngoài da. Điều này kích thích sự sản sinh các hoocmon tăng...

Những nỗi sợ và giận dữ của trẻ trong quá trình phát triển

1451
Tất các bọn trẻ đều có nỗi sợ và giận dữ về những thứ hữu hình và vô hình. Chúng rất nhạy cảm, và cảm thấy sợ hãi dù...